5 sự thật về âm đạo có thể bạn chưa từng biết

(3.72) - 69 đánh giá

Hiện nay, phải thừa nhận là hầu hết chúng ta đều chưa hiểu rõ sự kì diệu của cơ quan sinh dục người phụ nữ. Không giống những bộ phận khác trên cơ thể như tim, phổi hay não là những bộ phận mà ta rất thường xuyên quan tâm tới, phụ nữ thường hay tránh đề cập đến âm đạo vì những lí do tế nhị. Tuy nhiên, là nữ giới, ta cần hiểu tường tận về bộ phận đặc biệt này.

Khi bạn nói “âm đạo”, bạn có thể đang ám chỉ “âm hộ”

“Âm đạo” (vagina) xuất phát từ gốc Latin có nghĩa là “bao của một thanh gươm”. Nói một cách chính xác, âm đạo chỉ phần cơ, ống đàn hồi dẫn đến cổ tử cung và tử cung. Còn âm hộ là từ dùng để chỉ toàn bộ các bộ phận bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ gồm âm đạo, gò mu, môi âm hộ (môi lớn và môi nhỏ), lỗ tiểu và âm vật.

Bạn không cần dùng chất tẩy rửa để làm sạch bộ phận sinh dục

Trên thực tế, âm đạo của bạn có cơ chế tự làm sạch như một chức năng tự nhiên. Nếu muốn dùng xà phòng, bạn hãy chỉ dùng một lượng nhỏ và dùng loại xà phòng dịu nhẹ, không mùi bạn nhé. Ngoài ra, bạn có thể dùng xà phòng gội đầu để làm sạch lông mu cũng như phần ngoài âm hộ. Khi bạn chọn một sản phẩm đặc biệt chuyên dụng để làm sạch vùng kín, hãy để ý đến độ pH của sản phẩm để đảm bảo rằng nó không gây kích ứng cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên chà xát mạnh hay thụt rửa sâu trong âm đạo.

Nếu bạn đang không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để điều trị một bệnh lí nào đó thì tốt hơn hết bạn không nên chà xát hay dùng bất kì sản phẩm tẩy rửa nào để làm sạch âm đạo. Những hành động này sẽ xâm hại đến độ cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo và gây ra nhiều phiền toái cho bạn.

Dịch tiết âm đạo bình thường là dịch tiết có màu trong

Dịch tiết âm đạo là một chất lỏng được tiết ra từ âm đạo phụ nữ khi có sự thay đổi hormone trong cơ thể. Nhìn chung, dịch tiết âm đạo sẽ xuất hiện khoảng từ 6 tháng đến 1 năm trước khi bạn nữ có kì kinh nguyệt đầu tiên.

Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi có một vài chấm trắng xuất hiện ở quần lót do dịch tiết âm đạo gây ra. Tuy nhiên, dịch tiết âm đạo hoàn toàn không có gì xấu mà nó còn giúp duy trì sức khỏe cho âm đạo của bạn. Ngoài ra, bạn còn có thể đoán biết được tình trạng sức khỏe phụ khoa thông qua dịch tiết này. Dịch tiết bình thường sẽ có màu trắng hoặc trắng nhạt, có mùi nhẹ và không gây ra cảm giác ngứa hay bỏng rát. Nếu bạn nhận ra bất kì dấu hiệu lạ nào ở dịch tiết âm đạo như màu sắc trở nên tối, có mùi hôi hoặc bất kì dấu hiệu bất thường của âm đạo, bạn cần đến khám bác sĩ phụ khoa ngay.

Bộ phận sinh dục là khu vực nhạy cảm nhất trên cơ thể

Trong khi chỉ có 4000 đầu dây thần kinh tập trung ở dương vật của người đàn ông thì chỉ riêng âm vật của người phụ nữ đã chứa đựng gấp đôi số đầu dây thần kinh. Nói cách khác, âm vật chính là bộ phận nhạy cảm nhất của phụ nữ trong chuyện chăn gối. Phần chậu trên cơ thể nữ giới tập hợp khoảng 15.000 đầu dây thần kinh. Đó là lí do vì sao bạn cần phải cực kì nhẹ nhàng khi chăm sóc vùng kín của mình.

Một cơ quan linh hoạt hoàn hảo

Mặc dù bộ phận sinh dục nữ vô cùng nhạy cảm nhưng đồng thời cũng vô cùng dẻo dai. Trừ trường hợp bạn đang sinh em bé thì độ mở của tử cung là rất nhỏ, bạn sẽ không thể nhét bất cứ thứ gì vào tử cung trong điều kiện thông thường. Tuy nhiên, âm đạo của bạn được lót bởi các thớ cơ vòng. Vì thế, trong những trường hợp cần thiết như giao hợp hay sinh em bé, âm đạo có thể mở rộng đến 200% so với bình thường. Sau đó, âm đạo của bạn sẽ trở lại trạng thái trước đây với kích thước, hình dạng và màu sắc tự nhiên ban đầu chỉ vài tháng sau sinh.

Là phụ nữ, có những điều cơ bản mà chúng ta cần phải biết là âm đạo có cơ chế tự làm sạch, dịch tiết âm đạo là bình thường và âm đạo là một cơ quan cực kì linh hoạt. Vùng kín của các chị em tuyệt vời hơn chúng ta có thể tưởng tượng rất nhiều. Nó không những có thể cho chúng ta biết về tình trạng sức khỏe tình dục mà còn cả tình trạng sức khỏe tổng thể. Vì vậy, bạn hãy học cách vệ sinh và chăm sóc âm đạo nói riêng cũng như bộ phận sinh dục nói chung thật chu đáo nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cứng khớp gối: Chủ quan làm tiêu tan chức năng khớp gối!

(44)
Việc bị cứng khớp gối gây ra rất nhiều bất tiện cho người mắc phải khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Ngoài chế độ ăn uống, các bài tập thể ... [xem thêm]

Rối loạn triệu chứng thực thể

(27)
Tìm hiểu chungRối loạn triệu chứng thực thể là bệnh gì?Rối loạn triệu chứng thực thể liên quan đến việc quan tâm quá mức đến các triệu chứng của cơ ... [xem thêm]

3 cơn gò tử cung khác nhau mẹ bầu nên biết

(48)
Dù có nhiều dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ, nhưng một trong những triệu chứng tin cậy nhất là xuất hiện những cơn gò tử cung. Vậy ... [xem thêm]

Bướu tuyến giáp

(93)
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình cánh bướm ở cổ, chịu trách nhiệm sản xuất hormone điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bướu cổ hoặc bướu ... [xem thêm]

Xét nghiệm peptide C nhằm theo dõi bệnh tiểu đường

(37)
Xét nghiệm peptide C là xét nghiệm máu được thực hiện để tìm hiểu cơ thể bạn sản xuất bao nhiêu insulin. Điều này có thể hữu ích cho việc xác định xem ... [xem thêm]

3 điều bạn nên biết khi ăn ngũ cốc giảm cân

(28)
Bí quyết ăn ngũ cốc giảm cân sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo sức khỏe, nhưng nếu bỏ qua một số nguyên tắc thì vẫn có nguy cơ tăng ... [xem thêm]

Các đường lây truyền cúm và biến chứng của bệnh

(64)
Các đường lây truyền cúm thường ít được chú tâm, nhưng nếu nhận thức rõ thì nguy cơ lây nhiễm cúm sẽ được hạn chế hiệu quả hơn. Vậy cảm cúm lây ... [xem thêm]

Bà bầu bị sốt rét: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị

(58)
Bà bầu bị sốt rét có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến mẹ lẫn con. Tuy nhiên, phòng ngừa và điều trị sẽ giúp xua tan đi nỗi lo lắng. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN