Nguyên nhân bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12

(3.73) - 95 đánh giá

Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu vitamin B12 thường là do cơ thể không sản xuất đầy đủ các yếu tố nội tại hay do các nguyên nhân khác, như nhiễm trùng, phẫu thuật, thuốc hoặc chế độ ăn uống bất hợp lý.

Thiếu một số yếu tố nội tại sẽ làm thiếu vitamin B12 gây nên bệnh thiếu máu

Yếu tố nội tại là protein trong dạ dày giúp cơ thể hấp thụ vitamin B12. Ở một số người, phản ứng tự miễn dịch gây ra thiếu yếu tố nội tại.

Phản ứng tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể (protein) tấn công nhầm và gây tổn hại các mô hoặc các tế bào của cơ thể. Trong trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12, cơ thể tạo ra kháng thể tấn công và tiêu diệt các tế bào thành. Những tế bào này lót dạ dày và tạo ra các yếu tố nội tại. Hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa được tìm ra được nguyên nhân tại sao hệ miễn dịch lại tấn công các tế bào này.

Kết quả của cuộc tấn công này khiến dạ dày ngừng tạo yếu tố nội tại. Nếu không có yếu tố nội tại, cơ thể của bạn không thể đưa vitamin B12 vào hấp thụ ở ruột non. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12.

Thiếu yếu tố nội tại cũng có thể xảy ra nếu bạn đã trải qua phẫu thuật cắt một phần hoặc cắt toàn bộ dạ dày. Phẫu thuật này làm giảm số lượng tế bào thành tạo ra yếu tố nội tại.

Trường hợp hiếm trẻ em bẩm sinh rối loạn di truyền có thể ngăn cơ thể sản xuất yếu tố nội tại. Rối loạn này gọi là thiếu máu do thiếu vitamin B12 bẩm sinh.

Các nguyên nhân khác

Ngoài thiếu yếu tố nội tại, thiếu máu ác tính còn do nhiều nguyên nhân khác. Kém hấp thu ở ruột non và chế độ ăn thiếu vitamin B12 đều có thể dẫn đến thiếu máu ác tính.

Kém hấp thu ở ruột non

Đôi khi thiếu máu ác tính xảy ra vì ruột non không thể hấp thụ đủ vitamin B12. Nguyên nhân có thể là do một số bệnh bạn đang mắc phải như:

  • Quá nhiều vi khuẩn gây hại trong ruột non. Đây là nguyên nhân phổ biến của bệnh thiếu máu ác tính ở người lớn tuổi. Vi khuẩn sử dụng hết vitamin B12 trước khi ruột non hấp thụ.
  • Những bệnh cản trở hấp thu vitamin B12, ví dụ như là bệnh celiac. Đây là một rối loạn di truyền, khiến cho cơ thể không thể hấp thu một protein gọi là gluten. Một ví dụ khác là bệnh Crohn, bệnh viêm ruột. HIV cũng có thể cản trở hấp thu vitamin B12.
  • Một số loại thuốc thay đổi sự phát triển của vi khuẩn hoặc ngăn chặn ruột non hấp thụ vitamin B12, như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường và các loại thuốc chống co giật.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột non.
  • Nhiễm sán dây. Sán dây tiêu thụ vitamin B12. Ăn thức ăn chưa nấu chín, cá bị nhiễm có thể gây ra tình trạng nhiễm sán.

Chế độ ăn thiếu Vitamin B12

Một số bệnh nhân thiếu máu do thiếu vitamin B12 do chế độ ăn hàng ngày của người bệnh không cung cấp đủ vitamin B12. Nguyên nhân thiếu máu ác tính này ít gặp hơn so với các nguyên nhân khác.

Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn có thể tìm đến các nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 như:

  • Ăn sáng với ngũ cốc bổ sung vitamin B12;
  • Thịt như thịt bò, gan, thịt gia cầm và cá;
  • Trứng và các sản phẩm từ sữa (như sữa, sữa chua và pho mát);
  • Thực phẩm bổ sung vitamin B12, chẳng hạn như đồ uống từ đậu nành và bánh mì chay.

Người ăn chay trường thường không ăn sản phẩm động vật hoặc sữa trong một thời gian dài, điều này có thể dẫn đến không cung cấp đủ vitamin B12 và dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Trẻ sơ sinh bú mẹ của các bà mẹ ăn chay trường cũng có nguy cơ bị thiếu máu ác tính. Trẻ có thể bị thiếu máu trong vài tháng sau khi sinh do đây là thời điểm cơ thể trẻ chưa dự trữ đủ vitamin B12. Các bác sĩ điều trị sẽ cung cấp vitamin B12 bổ sung cho con bạn.

Một số nhóm khác, chẳng hạn như người già và những người nghiện rượu, cũng có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 do không ăn đủ các loại thực phẩm chứa vitamin B12.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm gì để giúp con tự lập hơn khi đi mẫu giáo?

(62)
Theo thời gian, khi con phát triển về thể chất và tinh thần, bé sẽ dần dần hiểu được mình là một cá thể nhỏ bé nhưng riêng biệt. Vậy bố mẹ cần làm ... [xem thêm]

Nước ngọt không đường vẫn chưa đủ an toàn

(31)
Mọi người đều biết việc uống nước ngọt (hay còn gọi là soda, nước giải khát có gas) không mang lại lợi ích cho sức khỏe, vì thức uống này chứa rất ... [xem thêm]

Đổ mồ hôi đêm

(23)
Tìm hiểu chungĐổ mồ hôi đêm là gì?Đổ mồ hôi đêm là các đợt đổ mồ hôi quá nhiều có thể làm ướt sũng quần áo hoặc giường nệm và liên quan đến ... [xem thêm]

Cảnh báo 6 triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường

(54)
Triệu chứng sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện bệnh để có sự can thiệp y tế kịp thời. Điều này cũng sẽ giúp bạn kiểm soát để ... [xem thêm]

7 loại thức ăn giúp các chàng có cơ bắp săn chắc

(81)
Cơ bắp săn chắc luôn khiến bạn trông thật khỏe khoắn và mạnh mẽ trong mắt các nàng. Bên cạnh việc chăm chỉ đến phòng gym, bạn cũng cần lưu ý đến chế ... [xem thêm]

Mách bạn cách chữa mùi hôi vùng kín tại nhà

(30)
Vùng kín có mùi hôi sẽ phản ánh nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe của chính bạn. Để tìm được cách chữa mùi hôi vùng kín, hãy tìm hiểu về các loại ... [xem thêm]

Bạn đã thực sự hiểu rõ về bệnh đau xương chưa?

(70)
Đau xương ít phổ biến hơn so với đau khớp và đau cơ những nó vẫn gây suy nhược cơ thể và cần được điều trị đúng cách. Có nhiều loại thuốc chữa ... [xem thêm]

8 tin đồn về lão hóa ngực bạn đừng lo lắng

(52)
Một trong những nỗi lo lắng của phụ nữ chúng ta là tình trạng sẫm màu, kém săn chắc và những dấu hiệu lão hóa đầu tiên của đôi gò bồng đảo. Thay vì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN