Triệu chứng sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện bệnh để có sự can thiệp y tế kịp thời. Điều này cũng sẽ giúp bạn kiểm soát để bệnh không diễn biến nghiêm trọng hơn.
Được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”, những triệu chứng bệnh tiểu đường thường diễn ra trong âm thầm, khó nhận biết hoặc dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Đa phần bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã ở mức độ nghiêm trọng với nhiều biến chứng sức khỏe.
Thống kê của Bộ Y tế năm 2016 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Cả nước có khoảng 5 triệu bệnh nhân. Tuy nhiên, phải hơn 60% trong số đó không hề biết mình mắc bệnh.
Bệnh tiểu đường không phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển, gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh, hệ miễn dịch… Thậm chí, nhiều trường hợp phát hiện bệnh và nhập viện khi tiểu đường phát triển thành biến chứng nặng như mờ mắt, hoại tử chi…
Để ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng. Dưới đây là 6 dấu hiệu báo động nguy cơ tiểu đường, bạn cần kiểm tra ngay nếu phát hiện.
1. Triệu chứng sớm bệnh tiểu đường: “ghé thăm” nhà vệ sinh liên tục
Nhiễm trùng đường tiểu hoặc uống nhiều nước có thể khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục. Và tiểu đường cũng vậy. Lượng đường máu cao sẽ làm bạn khát nước và đi tiểu liên tục. Nếu không phát hiện những dấu hiệu bất thường khác như đi tiểu buốt, tiểu ra máu… bạn nên đo đường huyết ngay.
2.Triệu chứng sớm bệnh tiểu đường: thường xuyên khát nước
Đi kèm với việc đi vệ sinh thường xuyên hơn, cơ thể sẽ cần bổ sung lượng nước bù đắp lại. Bạn nên cảnh giác nếu thói quen uống nước của mình thay đổi.
3. Cảm thấy đói
Theo WebMD, Với bệnh nhân tiểu đường, lượng insulin trong máu thường xuyên không ổn định, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng tại các tế bào để duy trì hoạt động. Do đó, bạn luôn có cảm giác đói cồn cào và cảm thấy cần nạp thêm thức ăn.
Khó hấp thụ glucose do mức độ insulin không ổn định cũng làm tăng cảm giác mệt mỏi ở bệnh nhân tiểu đường. Sự mệt mỏi này thậm chí còn tăng cao khi bạn phải liên tục thức giấc để đi tiểu về đêm.
4. Giảm hoặc tăng cân không lý do
Những người bị tiểu đường gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng “nuôi” cơ thể. Vì vậy, để duy trì hoạt động, cơ thể sẽ dùng lượng protein để bù lại.
Rất nhiều người bị tiểu đường, nhất là tiểu đường tuýp 1, sẽ có xu hướng giảm cân nhanh. Trong khi đó, một số người gặp phải phản ứng ngược và tăng cân nhanh chóng do luôn cảm thấy đói và thèm ăn.
5. Triệu chứng sớm bệnh tiểu đường: thị lực suy giảm
Mắt là một trong những bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn. Bạn có thể cảm thấy mờ mắt và không nhìn rõ mọi vật. Nếu không phát hiện và kiểm soát sớm, bệnh có thể gây suy giảm thị lực hoàn toàn.
6. Vết thương chậm lành
Đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào. Những vết thương trên cơ thể cũng vì vậy chậm lành hơn.
Ngay khi nhận diện sự xuất hiện của các triệu chứng trên, bạn nên đi khám ngay để sớm phát hiện bệnh, từ đó có kế hoạch kiểm soát và điều trị hợp lý, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giải pháp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường tại đây!