Đánh bay đau lưng sau sinh để tránh phiền mẹ chăm con

(3.68) - 100 đánh giá

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng sau khi sinh và bạn nên tìm hiểu những mẹo nhỏ dễ thực hiện để cảm giác này không ảnh hưởng quá nhiều đến bản thân cũng như việc chăm trẻ sơ sinh.

Quãng thời gian mang thai sẽ đem đến khá nhiều thay đổi và một trong số chúng sẽ dẫn đến cảm giác không thoải mái. Ngoài ra đối với một số phụ nữ, các cơn đau nhức dữ dội ở lưng dưới hoàn toàn không giảm bớt sau khi sinh con. Tình trạng này cũng có thể cản trở sự phục hồi của bạn, gây khó khăn cho việc di chuyển hoặc thậm chí không thể ngồi quá lâu.

Vì sao phụ nữ lại bị đau lưng sau sinh?

Đau lưng không phải là vấn đề có thể biến mất một sớm một chiều mà nó sẽ còn kéo dài khá lâu, tùy vào tình trạng của từng người. Tuy nhiên, bạn vẫn nên biết lý do cơn đau này xuất hiện và khiến bạn khó chịu:

  • Những thay đổi về thể chất chẳng hạn như tăng cân, tử cung mở rộng… trong thời gian mang thai mà chứng đau lưng dưới bắt đầu xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai và tiếp tục trong một vài tháng sau khi sinh.
  • Thủ phạm chính gây ra hiện tượng đau lưng sau sinh là nội tiết tố. Cơ thể thường giải phóng progesterone và relaxin khi mang thai để giúp thư giãn dây chằng, khớp xương chậu hoặc giúp em bé chào đời dễ dàng hơn trong lúc chuyển dạ. Vì các nội tiết tố này có thể tồn tại khá lâu nên sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng đau lưng.
  • Quá trình chuyển dạ cũng đóng góp một phần lý do khiến bạn đau lưng sau sinh. Nếu chọn hình thức sinh thường thì trong khi thực hiện hành động rặn, nhiều cơ bắp sẽ bắt đầu bị cảm thấy quá tải và căng cứng.
  • Quãng thời gian thiếu ngủ do phải chăm sóc em bé, cúi người và bế con lên đều khiến khu vực lưng chịu nhiều mệt mỏi.
  • Tư thế cho con bú không đúng cũng sẽ gây căng thẳng cho cơ lưng dưới gây đau lưng.
  • Gây tê màng cứng có gây đau lưng sau khi sinh không?

    Thực ra, biện pháp gây tê màng cứng hay gây tê tủy sống không dẫn đến đau lưng sau sinh mà chỉ tăng nguy cơ nhức mỏi vùng lưng dưới trong vài ngày mà thôi.

    Đau lưng sau sinh thường kéo dài bao lâu?

    Hầu hết các chức năng của cơ thể sẽ trở lại bình thường sau khi bé yêu chào đời. Dẫu vậy nhưng không giống như các vấn đề khác, cơn đau lưng sẽ vẫn tồn tại. Một số bác sĩ đã chia sẽ rằng phải mất đến gần 6 tháng để cơ thể bạn ổn định và các hormone relaxin lắng xuống dần cũng như khiến cơn đau lưng tiêu biến.

    Tuy nhiên, nếu người mẹ trải qua hoạt động thể chất vất vả sau khi mang thai, thì cơn đau lưng có thể kéo dài đến 10 hoặc 12 tháng. Thêm vào đó, béo phì sẽ góp phần làm tăng nguy cơ đau lưng lâu năm.

    (function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

    Biện pháp giúp thoát khỏi đau lưng sau khi sinh

    Dẫu cho cảm giác đau nhức khiến bạn khó chịu nhưng cũng đừng vì nó mà căng thẳng quá nhiều. Có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà dành cho chứng đau lưng sau sinh rất đơn giản và đầy hiệu quả. Vì vậy, hãy thư giãn và thử làm theo những gợi ý dưới đây để đẩy lùi tình trạng này nhé:

    • Chườm đá hoặc chườm nóng lên vùng lưng bị đau
    • Tránh mang vác vật nặng bởi sẽ ảnh hưởng đến khớp
    • Cố gắng ngủ trong tư thế thoải mái cùng một chiếc gối mềm và mỏng
    • Duy trì tư thế ngồi thẳng và không nghiêng người về phía trước khi cho con bú
    • Tắm nước ấm trong vài tuần sau khi sinh thay vì nước thường để giúp làm dịu cơ
    • Dùng thuốc mỡ giảm đau, sản phẩm này sẽ mang đến cảm giác dễ chịu tức thì và kéo dài vài giờ sau đó
    • Nếu cảm thấy đau lưng dưới nhiều hơn, hãy kê cao chân mỗi khi ngồi nhé. Thêm vào đó, bạn có thể đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới lưng để giúp cảm thấy thoải mái
    • Bế em bé ngang hông trong thời gian dài sẽ khiến cơn đau hông trở nên dai dẳng hơn, vì vậy đã đến lúc dùng những dụng cụ địu em bé khi đưa con ra ngoài

    • Mỗi tuần một lần, hãy tìm đến dịch vụ massage bằng tinh dầu. Biện pháp này giúp tăng cường khả năng lưu thông máu trong cơ thể và giảm đau cơ ở lưng
    • Cố gắng không thực hiện quá nhiều hoạt động thể chất ngay sau khi sinh và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Cơ bắp và khớp của bạn cần được nghỉ ngơi sau những tháng dài căng thẳng
    • Có rất nhiều bài tập giảm đau lưng sau khi sinh mà bạn có thể thực hiện để giải tỏa căng thẳng cho các cơ và dây chằng. Hãy thử những tư thế yoga thư giãn và các bài tập kéo giãn, chúng sẽ giúp cải thiện tính linh hoạt, sức chịu đựng. Nếu sinh mổ thì đi bộ là một trong những giải pháp khá tuyệt vời
    • Khuỵ gối khi bạn muốn nhặt một cái gì đó từ sàn nhà thay vì trực tiếp uốn cong eo và duỗi tay ra. Hành động này vô tình sẽ gây đau lưng

    Bạn cũng có thể thực hiện một số động tác nghiêng xương chậu, cách thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa, cong đầu gối và bàn chân đặt trên sàn nhà
  • Hít thở sâu và bắt đầu gồng cơ bụng
  • Bắt đầu nâng mông lên nhưng bạn hãy cố gắng để hông chạm sàn
  • Thở ra và từ từ hạ mông xuống
  • Lặp lại từ 8–10 lần.
  • Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

    Đừng quá lo lắng nếu cơn đau lưng bỗng dưng trở nên nặng nề hơn vào buổi đêm. Thông thường, những hoạt động diễn ra ở ban ngày sẽ tạm phân tác sự chú ý của bạn nhưng khi tối đến, các khớp bắt đầu sưng lên, dẫn đến kết quả cảm giác khó chịu. Cơn đau lưng sau sinh sẽ dần biến mất sau vài tháng, nhưng bạn cần dùng thuốc ngay lập tức trong các trường hợp sau:

    • Đau lưng kèm theo sốt
    • Đau lưng dữ dội do vấp ngã
    • Cảm giác tê rần ở cả hai chân hoặc một chân
    • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian
    • Đau lưng kéo dài hơn 7 tháng nhưng vẫn không hề thuyên giảm.

    Việc phải chăm sóc em bé sẽ khiến bạn khó có thể chú ý đến bản thân nhiều như trước đây. Nhưng cho dù vậy, hãy nhớ rằng sức khỏe của bạn là trên hết và nếu yếu tố này bị ảnh hưởng thì việc chăm con cũng trở nên khó khăn hơn. Do đó, hãy cân bằng mọi thứ và nhờ đến sự giúp đỡ khi cần.

    Phương Uyên/ HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bệnh tiểu đường ở trẻ có thể ngăn ngừa không?

    (21)
    Đái tháo đường là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người cao tuổi. Đái tháo đường ở trẻ nhỏ là một căn bệnh nguy hiểm và có thể ... [xem thêm]

    5 giai đoạn phát triển bệnh về gan mà bạn nên biết

    (94)
    Các bệnh về gan đều có chung một quy trình phát triển. Để tăng tỷ lệ thành công của quá trình điều trị, bạn nên sớm thực hiện chẩn đoán bệnh về gan ... [xem thêm]

    Giãn ống dẫn sữa

    (94)
    Giãn ống dẫn sữa không phải là bệnh thường gặp và thường xảy ra ở phụ nữ trung niên. Thông thường, bệnh không gây ra vấn đề đáng lo ngại gì, nhưng ... [xem thêm]

    7 thực phẩm làm hao hụt năng lượng cơ thể bạn nên tránh

    (11)
    Thông thường, ăn thêm một bữa phụ hay một ít món ăn vặt được cho là sẽ tái tạo năng lượng, giúp bạn năng động hơn. Tuy nhiên, có một số loại thực ... [xem thêm]

    Mách bạn bí quyết sinh con trai bằng thảo mộc

    (46)
    Ngày nay, có rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm đến bí quyết sinh con trai để gia đình đầy đủ hơn, đặc biệt là đối với phụ nữ. Có nhiều phương pháp ... [xem thêm]

    Bài tập thể dục dành cho nữ giới sau phẫu thuật ung thư vú

    (67)
    Tìm hiểu chungĐau nhức cánh tay là gì?Đau nhức cánh tay là trường hợp khó chịu hoặc xuất hiện cảm giác đau nhức, cứng khớp ở bất cứ nơi nào trên cánh ... [xem thêm]

    Tảo hồ bơi, những hiểm họa tiềm tàng và biện pháp khắc phục

    (62)
    Tên thông thường: AFA, Algae, Algas Verdiazul, Algues Bleu-Vert, Algues Bleu-Vert du Lac Klamath, Anabaena, Aphanizomenon flos-aquae, Arthrospira maxima, Arthrospira platensis, BGA, Blue Green ... [xem thêm]

    Mẹo nhỏ giúp vợ giảm đau cơ khi tập yoga

    (26)
    Có thể nói yoga là một bài tập luyện cho toàn bộ cơ thể. Bộ môn này có khả năng chữa lành cơ thể từ bên trong ra bên ngoài. Tuy nhiên, cũng như các hoạt ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN