Nghiệm pháp Synacthen

(4.02) - 46 đánh giá

Nghiệm pháp synacthen được dùng để đánh giá chức năng của tuyến thượng thận. Nghiệm pháp này cho biết cơ thể bạn sản xuất có đủ lượng hormone steroid (cortisol) hay không.

Lưu ý: Thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Trình tự và cách tiến hành có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương.

Nghiệm pháp synacthen là gì?

Nghiệm pháp synacthen dùng một chất hóa học đặc biệt để kiểm tra chức năng tạo ra hormone cortisol của tuyến thượng thận. Nghiệm pháp này liên quan đến việc kích thích tuyến thượng thận và sau đó kiểm tra để xem có sự đáp ứng hay không. Synacthen là tên khác của tetracosactide, là chất hóa học được sử dụng trong nghiệm pháp.

Tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết. Chúng sản xuất ra các hormone. Hormone được tiết vào hệ tuần hoàn và hoạt động như chất truyền thông tin, tác động lên tế bào và mô tại các phần khác nhau trong cơ thể. Tuyến thượng thận sản xuất hormone là chất giúp kiểm soát một số chức năng trong cơ thể.

Tuyến thượng thận nằm ở đâu?

Có hai tuyến thượng thận nằm ở phía trên mỗi thận. Kích thước khoảng bằng quả óc chó, mỗi tuyến thượng thận có một phần bên ngoài (vỏ thượng thận) và một phần bên trong (tủy thượng thận). Tế bào trong những vùng khác nhau của tuyến thượng thận tạo những hormone khác nhau.

Chức năng tuyến thượng thận là gì?

Tế bào phần vỏ của tuyến thượng thận tạo hormone cortisol, aldosterone, androgen.

Cortisol là một hormone steroid và cần thiết cho sức khỏe. Chúng có nhiều chức năng bao gồm:

  • Hỗ trợ điều hòa huyết áp.
  • Hỗ trợ điều hòa hệ thống miễn dịch.
  • Hỗ trợ cơ thể đáp ứng lại với stress.
  • Hỗ trợ cân bằng insulin trong điều hòa lượng đường máu.

Tuyến thượng thận hoạt động như thế nào?

Mỗi hormone tuyến thượng thận được kiểm soát theo những con đường khác nhau.

Việc tiết cortisol được kiểm soát bởi những hormone được sản xuất từ hai vùng trên não – đó là vùng dưới đồi và tuyến yên. Vùng dưới đồi nhận được thông tin về tình trạng của nhiều chức năng cơ thể khác nhau. Khi vùng dưới đồi cảm nhận nồng độ của cortisol thấp, chúng giải phóng hormone đặc biệt gọi là hormone giải phóng corticotropin (corticotropin-releasing hormone – CRH). CRH đi tới tuyến yên theo những mạch máu. CRH kích thích tuyến yên tiết ACTH (adrenocorticotropic hormone )

ACTH được tiết vào trong máu và tới tuyến thượng thận. Tại đây, ACTH tác động lên tế bào trong lớp vỏ thượng thận để tạo nhiều cortisol hơn. Nồng độ cao của cortisol làm cho vùng dưới đồi và tuyến yên dừng tiết hormone của chúng. Hệ thống này đảm bảo cortisol chỉ được sản xuất khi nồng độ chúng quá thấp.

Nghiệm pháp synacthen được tiến hành như thế nào?

Khi được làm nghiệm pháp synacthen, bạn được tiêm chất hóa học gọi là tetracosactide (synacthen là tên thương mại của chất này). Tetracosactide có cấu tạo hóa học giống với ACTH.

ACTH là hormone được tiết bởi tuyến yên, chất này kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Nếu tuyến thượng thận đang hoạt động bình thường chúng sẽ đáp ứng với tetracosactide để sản xuất cortisol. Nồng độ của cortisol được kiểm tra bằng xét nghiệm máu.

Nếu nồng độ của cortisol vẫn giữ ở mức thấp mặc dù đã tiêm tetracosactide; điều này cho thấy có vấn đề với chức năng của tuyến thượng thận.

Điều gì xảy ra khi làm nghiệm pháp synacthen?

Nghiệm pháp synacthen có thể được tiến hành theo vài cách khác nhau. Bệnh viện địa phương nên nói cho bạn nghiệm pháp được tiến hành như thế nào.

Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu tới bệnh viện vào buổi sáng. Tại đây, bạn sẽ được lấy máu để kiểm tra lượng cortisol khi bắt đầu nghiệm pháp. Bác sĩ có thể sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch để có thể vừa lấy máu vừa truyền tetracosactide.

Sau đó bạn sẽ được tiêm tetracosactide vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tay. Trong nghiệm pháp gọi là “ Nghiệm pháp synacthen tác dụng ngắn – short synacthen test” mẫu máu sẽ được lấy lại lần nữa khoảng 30 phút và 60 phút sau khi bạn được tiêm tetracosactide. Mục đích là để đánh giá nồng độ cortisol trong máu để xem liệu tuyến thượng thận có đáp ứng với tetracosactide hay không. Nếu bạn được tiến hành “Nghiệm pháp synacthen tác dụng ngắn”, bạn sẽ được xong sớm.

Ít phổ biến hơn, bạn có thể được làm “Nghiệm pháp synacthen tác dụng lâu – long synacthen test”. Đây là dạng nghiệm pháp bạn được thử nghiệm máu trước khi bắt đầu kiểm tra. Sau đó bạn được tiêm tetracosactide và mẫu máu được kiểm tra đều đặn trong khoảng thời gian 24 giờ.

Nghiệm pháp synacthen dùng để làm gì?

Nghiệm pháp synacthen được dùng để kiểm tra chức năng của tuyến thượng thận. Nghiệm pháp này cung cấp thông tin về việc vùng dưới đồi và tuyến yên và tuyến thượng thận hoạt động với nhau như thế nào. Nghiệm pháp cũng được dùng để chẩn đoán bệnh Addison.

Tôi nên chuẩn bị gì cho nghiệm pháp synacthen?

Thông thường chỉ cần chuẩn bị rất ít cho nghiệm pháp synacthen. Bệnh viện địa phương nên cung cấp thêm thông tin nếu bạn cần bất cứ thông tin gì đặc biệt.

Có bất kỳ tác dụng phụ hoặc biến chứng từ nghiệm pháp synacthen không?

Thường sẽ không có tác dụng phụ từ thử nghiệm synacthen ngoại trừ một vết bầm nhỏ có thể xuất hiện tại nơi kim tiêm đâm vào. Hiếm khi tĩnh mạch nơi lấy máu bị sưng lên nhưng thông thường sẽ trở lại bình thường trong vòng vài ngày.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/synacthen-test

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. Nguyễn Thị Thúy Anh - BS. Nguyễn Thụy Cẩm Hà
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khoảng trống Anion

(70)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm khoảng trống anionBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm khoảng trống anion là gì?Khoảng trống Anion (AG) là sự ... [xem thêm]

Yếu tố đông máu

(18)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm nồng độ các yếu tố đông máu (Xét nghiệm yếu tố đông máu)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm yếu tố ... [xem thêm]

Xạ hình tuyến giáp và nghiệm pháp hấp thu

(15)
Xạ hình tuyến giáp và nghiệm pháp hấp thu dùng một liều nhỏ chất phóng xạ để tạo ra hình ảnh tuyến giáp. Các khảo sát này giúp đánh giá kích thước, ... [xem thêm]

Chụp tủy sống

(97)
Tên kĩ thuật y tế: Chụp tủy sốngBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Xương, khoang dưới nhệnTìm hiểu chungChụp tủy sống là gì?Chụp tủy sống là một thủ thuật ... [xem thêm]

X-quang cột sống cổ

(48)
Tên kĩ thuật y tế: Chụp X-quang cột sống cổBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Cột sống cổ/X-quangTìm hiểu chungChụp X-quang cột sống cổ là gì?X-quang cột sống ... [xem thêm]

Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh

(59)
Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không. Chú ý: Những thông tin bên ... [xem thêm]

Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch

(77)
Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, ... [xem thêm]

Viêm da tiếp xúc dị ứng – Kiểm tra dị ứng áp da hay test áp

(59)
Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc). Kiểm tra dị ứng áp da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN