Mẹo hay giúp mẹ bầu dứt ngay cơn chóng mặt

(3.92) - 27 đánh giá

Hầu hết các mẹ bầu thường có hiện tượng chóng mặt khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể kéo dài trong suốt thời gian mẹ mang thai.

Do đâu hiện tượng chóng mặt khi mang thai xảy ra?

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chóng mặt trong thời kỳ mang thai là sự gia tăng hormone khiến các mạch máu mở rộng. Điều này giúp tăng lưu lượng máu cho thai nhi nhưng làm chậm sự hồi máu trong các tĩnh mạch, dẫn đến huyết áp sẽ thấp hơn bình thường, có thể làm giảm lưu lượng máu đến não gây ra hiện tượng chóng mặt.

Khi bị thiếu máu hoặc giãn tĩnh mạch, mẹ bầu có nguy cơ dễ bị chóng mặt hơn những người khác. Trong thời kì tam cá nguyệt thứ hai, tình trạng chóng mặt xảy ra có thể do tử cung đang lớn sẽ tạo áp lực lên các mạch máu.

Bạn cũng có thể chóng mặt nếu nằm ngửa, khi ấy trọng lượng của thai nhi có thể đè lên tĩnh mạch chủ của bạn (một tĩnh mạch lớn mang máu từ phần dưới cơ thể truyền đến tim).

Bạn cũng có nguy cơ bị chóng mặt khi mang song thai

Trong thời kì tam cá nguyệt thứ hai (tháng thứ 4 đến tháng thứ 6), mẹ có thể cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu nhẹ. Lúc này, cơ thể mẹ cần cung cấp máu nhiều hơn đến tử cung để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cơ thể mẹ cũng cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Nếu không bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết, bạn có thể cảm thấy choáng váng. Sau đó, các mạch máu sẽ giãn ra, làm cơ thể hạ huyết áp.

Làm thế nào giúp mẹ bầu ngăn ngừa hiện tượng chóng mặt khi mang thai?

Có một vài mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng để làm dịu cơn chóng mặt. Trong đó, quan trọng nhất là bạn nên tránh thay đổi tư thế quá nhanh như đứng dậy lập tức khi đang ngồi hoặc nằm. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt, gây choáng và ngất xỉu.

Nếu bạn cảm thấy mệt, hãy thử những điều sau đây:

  • Ngồi hay nằm xuống và hạ thấp đầu của bạn;
  • Hít thở sâu;
  • Mở các cửa sổ cho thoáng khí;
  • Tránh đứng lâu. Công việc đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, vì vậy bạn nên di chuyển để giúp máu lưu thông tốt hơn;
  • Thay đổi tư thế chậm rãi khi đứng dậy, ngồi hoặc nằm xuống từ từ (đặc biệt là khi bạn đang ra khỏi bồn tắm);
  • Tránh tắm nước quá nóng hoặc tắm vòi sen phun mạnh;
  • Tránh nằm ngửa khi bạn đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai;
  • Mặc áo quần thoải mái để giúp máu lưu thông tốt hơn;
  • Ăn uống đều đặn và kết hợp các bữa ăn nhẹ để giữ lượng đường trong máu ổn định. Bạn cũng cần tránh ăn các thực phẩm ngọt nữa nhé;
  • Ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt;
  • Ăn thường xuyên. Đừng để bụng đói, tốt nhất là bạn nên chia nhỏ các buổi ăn để có thể ăn nhẹ suốt cả ngày;

Mẹ bầu nên đến bệnh viện nếu gặp phải những triệu chứng này

Bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu cảm thấy chóng mặt kèm theo chảy máu âm đạo hoặc đau bụng. Đây có thể là một dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, nhau thai thấp trũng hoặc nhau bong non.

Nếu các triệu chứng này kéo dài kèm theo mờ mắt, đau đầu hoặc đánh trống ngực, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn rõ hơn. Triệu chứng này có thể là một tình trạng thiếu máu nặng hoặc một số bệnh khác có thể tác động tiêu cực đến thai nhi.

Khi bạn có một số triệu chứng như cảm giác muốn ngất xỉu, có chảy máu hoặc đau vùng bụng/chậu hay bất kì thắc mắc nào khác, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lời khuyên dành cho người đang điều trị cholesterol cao

(28)
Theo một nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng Quốc gia, cứ 10 người Việt Nam thì có 3 người ở trong tình trạng cholesterol cao đi kèm xơ vữa động mạch, cao huyết ... [xem thêm]

10 loại thực phẩm giàu canxi mà bạn nên biết

(86)
Canxi là chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết để xương phát triển khỏe mạnh. Vậy bạn có biết những loại thực phẩm giàu canxi nào không? Các nghiên cứu đã ... [xem thêm]

Đau đầu hay đau lưng dai dẳng là dấu hiệu cảnh báo ung thư?

(86)
Đau thắt lưng là một vấn đề phổ biến, nhưng nguyên nhân gây bệnh phần lớn không rõ. Hiểu rõ về bệnh đau thắt lưng cùng các triệu chứng của bệnh sẽ ... [xem thêm]

5 hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho cả nhà bạn trong sản phẩm tẩy rửa

(29)
... [xem thêm]

Những tác dụng của polyphenol đối với sức khỏe

(91)
Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, trái cây, ngũ cốc… chứa rất nhiều thành phần, trong đó có polyphenol. Thế nhưng, không phải ai cũng ... [xem thêm]

10 cụm từ bố mẹ nên dùng khi con không nghe lời

(45)
Nhiều bố mẹ cảm giác khó chịu khi con không nghe lời, ngang bướng và thường dùng quyền uy ra lệnh bắt ép con thực hiện theo ý mình, từ đó làm rạn nứt ... [xem thêm]

Giảm cân bằng ăn chay làm sao cho hiệu quả?

(73)
Giảm cân bằng cách ăn chay không chỉ giúp vóc dáng thon gọn mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn. Khi giảm cân bằng ăn chay, bạn cần phải lưu ý điều gì?Ngày nay ... [xem thêm]

Bật mí cách nấu chè dưỡng nhan siêu dễ mẹ đảm nào cũng biết làm

(33)
Cách nấu chè dưỡng nhan ngon hay chè tuyết yến nhựa đào là sự kết hợp khéo léo giữa các thành phần để làm nên món chè tốt cho diện mạo và sức khỏe ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN