Virus viêm gan B: Hiểu để phòng tránh!

(4.01) - 25 đánh giá

Virus viêm gan B là tác nhân đứng đầu gây ra căn bệnh cùng tên, có thể lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc do tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, còn gọi là lây nhiễm theo chiều dọc và ngang.

Về mặt sinh học, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người. Đồng thời, đây cũng là một trong những bộ phận không thể thiếu với rất nhiều vai trò quan trọng như:

  • Lưu trữ vitamin, đường và sắt để nhằm hỗ trợ quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể
  • Kiểm soát việc sản xuất và loại bỏ cholesterol
  • Lọc thải các độc tố từ máu
  • Sản sinh yếu tố đông máu nhằm cầm máu khi bạn có vết thương hở miệng
  • Phụ trách sản xuất các yếu tố miễn dịch và loại bỏ vi khuẩn từ máu để chống nhiễm trùng
  • Tiết ra mật để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, đồng thời hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng

Do đó, bạn sẽ có nguy cơ tử vong rất lớn nếu gan hoàn toàn mất khả năng hoạt động.

Tuy nhiên, nhờ vào khả năng tái tạo diệu kỳ từ những tế bào khỏe mạnh còn sót lại, gan vẫn có khả năng hoạt động ngay cả khi 80% tế bào mắc bệnh hoặc bị cắt bỏ.

Một trong những bệnh lý dễ phát sinh ở bộ phận này là viêm gan B, còn gọi là viêm gan siêu vi B do nguồn gốc của nó đến từ một chủng virus có cùng tên gọi.

Vậy, thực tế virus viêm gan B là gì? Chúng xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể bạn như thế nào? Bạn nên làm gì để phòng ngừa sự tấn công từ các vi sinh vật gây bệnh này? Hãy để Chúng tôi giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.

Virus viêm gan B: không thể xem thường!

Theo các chuyên gia, virus viêm gan B (HBV) thuộc họ Hepadnaviridae. Một số chi khác của họ vi sinh vật này còn được tìm thấy ở chó rừng, sóc, vịt Bắc Kinh và diệc…

Cấu tạo của virus viêm gan B

Cấu trúc của virus viêm gan B

Virus viêm gan B có hai bộ phận chính gồm:

  • Lớp vỏ bên ngoài: chứa HBsAg, một loại kháng nguyên bề mặt đặc trưng. Đây cũng là yếu tố cần tìm khi bạn thực hiện các xét nghiệm viêm gan B.
  • Phần lõi bên trong: bao gồm kháng nguyên lõi HBcAg, chứa ADN và những enzyme cần thiết trong quá trình sao chép của virus.

Virus viêm gan B phát triển ra sao?

Sau khi tấn công cơ thể, chủng virus này sẽ di chuyển đến gan. Tại đây, phần lõi của vi sinh vật sẽ đi vào nhân tế bào gan, trong khi lớp vỏ ngoài vẫn ở lại bào tương.

Ở nhân tế bào gan, chuỗi ADN kép không hoàn chỉnh của virus viêm gan B sẽ được “sửa chữa” để hình thành khuôn mẫu dạng vòng khép kín cho quá trình sao chép, gọi là cccDNA. Chỉ cần cccDNA còn tồn tại, chủng virus này vẫn sẽ tiếp tục phát triển và gây bệnh ở gan.

Virus viêm gan B lây qua đường nào?

Các nhà nghiên cứu đã phân chia những con đường lây nhiễm virus viêm gan B thành hai nhóm chính, bao gồm:

Lây nhiễm theo chiều dọc

Virus truyền từ mẹ sang con là dạng lây nhiễm theo chiều dọc, đồng thời cũng là phương thức lây nhiễm virus viêm gan B phổ biến nhất. Tình trạng này thường phát sinh vào thời kỳ chu sinh hoặc khoảng thời gian đầu sau khi sinh.

Do đó, một trong những điều quan trọng mẹ bầu cần lưu ý là chích ngừa viêm gan B đầy đủ. Đồng thời, bạn cũng nên làm các xét nghiệm, chẳng hạn như HBsAg, theo chỉ định từ bác sĩ đúng hạn nhằm hạn chế tối đa rủi ro trên.

Tuy nhiên, đôi khi trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi B, kể cả khi mẹ có HBsAg âm tính. Chính vì vậy, trẻ sẽ cần được tiêm phòng virus trong vòng 24 giờ kể từ lúc chào đời.

Lây nhiễm theo chiều ngang

Virus viêm gan B chủ yếu “đóng quân” trong máu. Vì vậy, bạn chắc chắn sẽ không tiếp xúc với chủng vi sinh vật này qua đường ăn uống hay tiếp xúc thông thường.

Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh của bạn là 100% nếu vô tình tiếp xúc với máu từ người đang nhiễm virus. Do đó, những yếu tố sau đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công bạn bằng đường máu, chẳng hạn như:

  • Quan hệ tình dục thô bạo và không an toàn
  • Sử dụng chung kim tiêm, ví dụ như châm cứu, xăm, chích ngừa…
  • Dùng chung vật dụng cá nhân dễ dính máu, bao gồm dao cạo râu hay bàn chải đánh răng…

Mặt khác, thực tế, virus gây viêm gan siêu vi B còn có thể cư ngụ ở nhiều dịch cơ thể khác, chẳng hạn như nước bọt, nước tiểu, mồ hôi, sữa mẹ… Tuy nhiên, do hàm lượng ADN của vi sinh vật tại các dịch cơ thể trên rất thấp, nên khả năng lây nhiễm bằng con đường này cũng không cao.

Phòng ngừa viêm gan B như thế nào mới hiệu quả?

Tiêm chủng là biện pháp bảo vệ tốt nhất trước căn bệnh viêm gan B

Viêm gan siêu vi B là một trong những bệnh lý có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại, biện pháp tiêm phòng viêm gan B cũng là lựa chọn bảo vệ hiệu quả nhất.

Tất cả mọi người đều là đối tượng cần được chích ngừa viêm gan B. Điều này còn đặc biệt quan trọng đối với những người có bạn tình hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh.

Các biện pháp phòng chống khác

Ngoài việc tiêm vắc xin, một số thói quen tốt dưới đây cũng có khả năng hỗ trợ bạn hạn chế rủi ro nhiễm virus viêm gan B, chẳng hạn như:

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với máu. Nếu kỹ tính hơn, bạn có thể muốn thử dùng đến dung dịch tiệt trùng chứa cồn 70º.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu hay bất cứ chất dịch cơ thể nào.
  • Dùng thuốc tẩy làm sạch vết máu dính vào quần áo.
  • Băng bó vết thương hở miệng cẩn thận.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt những thứ dễ dính máu như dao cạo râu, đồ bấm móng tay, khuyên tai, bàn chải đánh răng…
  • Đối với phụ nữ, cần quấn kỹ băng vệ sinh đã dùng trước khi bỏ vào thùng rác.
  • Không tiêm, chích thuốc bừa bãi.
  • Đảm bảo kim tiêm còn mới, vô trùng trước khi sử dụng.

Virus viêm gan B là một chủng vi sinh vật nguy hiểm và chỉ có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm chẩn đoán. Do đó, để phòng ngừa chúng tấn công cơ thể, ngoài việc tiêm phòng theo chỉ định, bạn cũng nên tập một số thói quen giữ gìn vệ sinh tay cũng như dùng riêng các vật dụng cá nhân.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

15 tác dụng của đậu gà: Một bát nhỏ lợi ích to!

(76)
Ở Việt Nam, đậu gà không phổ biến như các loại đậu khác như đậu nành, đậu xanh, đậu đen hay đậu đỏ. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng và tác dụng của ... [xem thêm]

Nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguy hiểm khôn lường

(33)
Biến chứng nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) do nhiễm trùng đường tiết niệu có tên tiếng Anh là Urosepsis. Biến chứng này xảy ra do nhiễm trùng đường ... [xem thêm]

Bơ – siêu thực phẩm cho cơ thể khỏe mạnh

(72)
Trái bơ chứa nhiều chất chống ô-xy hóa giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Hãy cũng tìm hiểu xem loại trái cây ngon lành này có những lợi ích nào cho sức ... [xem thêm]

Mẹ bầu mất ngủ cần biết 3 mẹo sau

(57)
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là đối với phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Nhưng phải làm gì đây nếu mẹ bầu mất ngủ?Trong thời kỳ ... [xem thêm]

Các món ngon với quả sấu bạn có thể nấu ngay

(22)
Quả sấu chua chua là đặc sản miền Bắc mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như chữa đau họng, khử trùng hay thanh lọc cơ thể. Bạn còn có thể dùng loại quả ... [xem thêm]

6 dưỡng chất chữa lành làn da sần sùi

(58)
Da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể đối với các chất lạ. Bình thường da khô chỉ gây khó chịu nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, da khô ... [xem thêm]

Vitamin B7 và những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu

(31)
Chúng ta đều biết rằng thai nhi lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua dây rốn. Điều này giải thích vì sao mà các bà mẹ tương lai cần phải tuân thủ ... [xem thêm]

Liệu pháp laser nào phù hợp để tái tạo da bạn?

(88)
Ngày nay, liệu pháp laser đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Nó không những được sử dụng để trị bệnh mà còn phát huy khả năng kì diệu trong thẩm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN