4 lưu ý cho thai phụ mắc ung thư vú

(4.02) - 45 đánh giá

Để chẩn đoán ung thư vú, các bác sĩ chuyên khoa ung thư vú thường dùng đến phương pháp “tam giác chẩn đoán”.

Đỉnh đầu tiên của tam giác là bước khám lâm sàng cho bệnh nhân ung thư vú, được thực hiện bởi các bác sĩ lâm sàng. Đỉnh tiếp theo đó là bước hình ảnh học, bạn sẽ được chỉ định siêu âm, với sóng âm thanh cao tần giúp tái tạo lại hình ảnh mô vú phục vụ cho công việc chẩn đoán. Phương tiện siêu âm này rất an toàn và không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tiếp đến, bạn cũng có thể được chỉ định chụp nhũ ảnh (chụp x-quang vú). Khi chụp nhũ ảnh, bạn sẽ được mặc đồ bảo hộ nhằm bảo vệ thai nhi khỏi các tia bức xạ trong quá trình chụp. Một phương tiện khác có thể được chỉ định cho các phụ nữ mang thai là MRI vú (chụp cộng hưởng từ) nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu cho thấy chụp cộng hưởng từ hoàn toàn an toàn cho thai phụ.

Đỉnh cuối cùng của tam giác chẩn đoán đó là giải phẫu bệnh với hai phương pháp thường được áp dụng sau: Sinh thiết lõi kim (dùng một cây kim có lõi rỗng để lấy một mẫu mô của tuyến vú rồi đem đi phân tích dưới kính hiển vi quang học) và Sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA) (dùng một cây kim nhỏ và ống tiêm để lấy một vài tế bào tuyến vú rồi đem phân tích dưới kính hiển vi quang học).

Sinh thiết lõi kim thường được sử dụng cho phụ nữ mang thai hơn và kết quả thường đáng tin cậy hơn. Và cả hai phương pháp này đều an toàn cả cho bạn lẫn thai nhi. Điều lưu ý là sau khi sinh thiết, có thể có vết bầm tím tại chỗ sinh thiết vì hiện tượng tăng tuần hoàn đến tuyến vú khi đang mang thai.

Đôi khi việc chuẩn đoán bằng sinh thiết lõi kim có thể không thực hiện được và bạn buộc phải phẫu thuật để có thể lấy nhiều mẫu mô hơn. Phương pháp này được gọi là sinh thiết cắt trọn (hay cắt một phần) được thực hiện dưới sự gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Trong trường hợp này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất dành cho bạn và thai nhi.

Nếu bạn quyết định giữ lại tuyến vú và đang cho con bú sau khi sinh khi đang thực hiện các xét nghiệm này thì lời khuyên dành cho bạn là nên ngưng lại và dùng thuốc để ngăn tuyến vú tiết sữa.

Đội ngũ bác sĩ chăm sóc cho bạn bao gồm bác sĩ ung bướu và bác sĩ sản khoa (bác sĩ chuyên về sản phụ và nhi). Để có thể có được phương pháp điều trị tốt nhất, đội ngũ y bác sĩ sẽ phối hợp với bạn.

Cuối cùng việc điều trị phụ thuộc vào loại và mức độ lan rộng của khối ung thư vú, 3 tháng đầu của thai kỳ và hoàn cảnh của bạn như thế nào.

Tiếp tục mang thai

Chấm dứt thai kỳ thường không phải là sự lựa chọn nên làm khi biết mình bị ung thư vú. Rất nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục mang thai và điều trị ung thư vú cùng một lúc. Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng quyết định giữ lại thai nhi. Việc chấm dứt thai kỳ là một quyết định của cá nhân. Quyết định này là bởi bạn, hoặc bạn và bạn đời, với sự tư vấn của đội ngũ y bác sĩ chuyên ngành ung bướu và bác sĩ sản khoa.

Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc chấm dứt thai kỳ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh đối với các thai phụ bị ung thư vú.

Tuy nhiên, việc chấm dứt thai kỳ sẽ được đề nghị khi mà qua tam giác chẩn đoán đầu tiên, liệu pháp hóa trị nên được áp dụng (ví dụ như bạn mắc phải một loại ung thư vú nguy hiểm có khả năng phát triển nhanh và khả năng di căn cao). Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

Liệu khối ung thư vú có ảnh hưởng đến thai nhi?

Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng ung thư vú trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Bạn cũng không thể nào lây truyền khối u sang cho con và cũng không có bằng chứng nào cho thấy con bạn sẽ mắc ung thư vú vì bạn đã từng bị ung thư vú khi đang mang thai.

Liệu ung thư vú có nguy hiểm hơn khi đang mang thai?

Chưa có bằng chứng thuyết phục nào chứng tỏ khối u trong lúc mang thai nguy hiểm hơn khối u khi không mang thai. Tuy vậy, việc để tìm ra khối ung thư ở tuyến vú sẽ rất khó khăn, dẫn đến sự chậm trễ trong chẩn đoán. Điều này đồng nghĩa với việc khi đã phát hiện ra khối ung thư thì đã bước vào giai đoạn muộn màng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì: Câu trả lời có trong 7 nhóm dưỡng chất sau

(23)
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm hoặc bất kỳ vấn đề gì đó liên quan đến xương cột sống, bên ... [xem thêm]

Bà bầu tập squat tại nhà sẽ giúp hỗ trợ chuyển dạ

(42)
Tập squat tại nhà khi mang thai không chỉ là một hình thức vận động tích cực mà còn đem đến những lợi ích tốt cho quá trình chuyển dạ và sinh con.Có khá ... [xem thêm]

Nỗi buồn biết tỏ cùng ai khi bị nhiễm khuẩn chlamydia

(92)
Nhiễm khuẩn chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn chlamydia trachomatis. Bệnh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe ... [xem thêm]

Điều trị sỏi mật: Dễ hay khó là do chính bạn!

(87)
Là một người mắc bệnh sỏi mật nhưng luôn chủ động tìm nhiều phương pháp điều trị, ông Long (Hải Phòng) đã khiến bác sĩ siêu âm phải kinh ngạc vì viên ... [xem thêm]

Cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn với nước mật ong (Phần 2)

(96)
Chỉ cần nghe tới nước mật ong, bạn cũng có thể cảm nhận được công dụng tuyệt vời của nó phần nào. Vậy lợi ích sức khỏe trà mật ong mang lại là ... [xem thêm]

Dậy thì ở bé trai và những điều cha mẹ cần biết

(20)
Quá trình dậy thì ở bé trai diễn ra trong một khoảng thời gian dài, với sự gia tăng sản xuất hormone kèm theo một loạt thay đổi về mặt thể chất.Thời gian ... [xem thêm]

Hướng dẫn cách dùng miếng lót sơ sinh cho bé thật dễ dàng

(97)
Bạn đã nghe tới những ưu điểm của miếng lót sơ sinh. Song lại băn khoăn không biết miếng lót sơ sinh loại nào tốt hay việc sử dụng miếng lót sơ sinh cho ... [xem thêm]

Các lợi ích sức khỏe mà tôm mang lại cho chúng ta là gì?

(82)
Hải sản nói chung và tôm nói riêng là nguồn thực phẩm mang lại dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những lợi ích sức khỏe của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN