Mẹ nên cho trẻ ăn cá thế nào là hợp lý?

(4.1) - 13 đánh giá

Nhiều bậc bố mẹ vẫn băn khoăn “Tôi có nên cho con mình ăn cá?” Câu trả lời là có, nhưng bạn phải vô cùng cẩn thận khi lựa chọn.

Nghiên cứu cho thấy rằng cá cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con bạn. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng hai chất quan trọng nhất là hai loại axit béo omega-3 DHA và EPA khó có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm khác. Cá cũng chứa ít chất béo bão hòa và giàu chất đạm, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác.

Mặt khác, có lẽ bạn đã từng được nghe rằng cá cũng chứa cả độc tố như thủy ngân, có thể gây tổn hại cho sự phát triển của não và hệ thần kinh. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng trẻ em nên ăn cá. Theo đó, sách hướng dẫn chế độ ăn 2015 khuyên rằng trẻ em 2-8 tuổi nên ăn 90-180 g cá mỗi tuần, và trẻ em từ 9 tuổi trở lên nên ăn 250-300 g cá mỗi tuần. Nhưng thật không dễ để tìm ra loại cá nào là tốt nhất.

Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp bạn hạn chế cho trẻ ăn phải cá chứa thủy ngân trong khi vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết.

Tại sao trong cá lại có thuỷ ngân?

Thủy ngân ở khắp mọi nơi, ngay cả trong không khí chúng ta hít thở.

Chất này có trong tự nhiên do núi lửa và cháy rừng. Ngoài ra, nó được thải ra không khí qua chất thải của các ngành sản xuất công nghiệp, nhà máy điện, nhà máy xi măng và một số loại hóa chất nhất định.

Thực tế, thủy ngân đã được sử dụng từ nhiều thập kỉ trước trong nhiệt kế, đèn huỳnh quang, và các sản phẩm khác. Khi các vật dụng này thành đồ phế thải, thủy ngân có thể phát tán ra ngoài không khí.

Khi hấp thu vào nước, vi khuẩn chuyển hóa thành thủy ngân thành độc tố. Cá hấp thụ chất này từ nước và các sinh vật mà chúng ăn. Hợp chất thủy ngân độc này liên kết chặt chẽ với các protein trong thịt cá và vẫn tồn tại ngay cả sau khi cá được nấu chín.

Điều gì có thể xảy ra nếu con tôi ăn cá chứa thuỷ ngân?

Cơ thể dễ dàng hấp thụ thủy ngân từ cá. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc thậm chí với liều thấp thủy ngân có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh. Trẻ nhỏ (bao gồm cả những thai nhi trong bụng mẹ) là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi hàm lượng cao hợp chất thủy ngân độc vì bộ não và hệ thống thần kinh của bé vẫn đang phát triển.

Vậy tại sao trẻ em vẫn lại phải ăn cá?

Cá là một sự lựa chọn dinh dưỡng vô cùng tốt – đặc biệt là khi còn nhỏ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ nhận được đủ omega-3 trong giai đoạn đầu đời (thông qua sữa mẹ hoặc các chất bổ sung) có phát triển nhận thức và có thị lực tốt hơn.

Trẻ ăn loại cá nào là tốt nhất?

Cá hồi, cá hồi chấm, cá cơm, cá trích, cá mòi, và cá trích Mỹ là sự lựa chọn hàng đầu.

Những loại cá nào bạn nên tránh?

Cục thực phẩm và Dược Hoa Kỳ (FDA) khuyên các phụ nữ có thai và trẻ nhỏ không nên ăn bốn loài có chứa hàm lượng thủy ngân cao bao gồm: cá kiếm, cá mập, cá thu và cá kình từ Vịnh Mexico.

Các bậc phụ huynh cũng nên tránh cho trẻ ăn tất cả những loại cá ngừ tươi hoặc đông lạnh, cá vược, cá bạc má, cá chẽm Chile, cá hường vàng, cá thu ảo, v.v.

Ông cũng khuyến cáo không nên ăn cá vược sọc và cá bạc má vì chúng chứa nhiều thuỷ ngân và polychlorinated biphenyls (PCBs) – một hóa chất từng được dùng phổ biển trong các thiết bị điện nhưng hiện tại đã bị cấm sử dụng.

Cá là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con bạn. Tuy nhiên trước các nguy cơ từ độc thủy ngân, bạn nên sáng suốt lựa chọn loại cá và khẩu phần phù hợp để giúp bé có một bữa ăn đủ dinh dưỡng nhưng vẫn hạn chế tối đa hàm lượng chất độc hại nhé.

Các bài viết liên quan:

  • 4 dưỡng chất nên có trong bữa ăn của bé
  • Khẩn cấp: cách chế biến và ăn hải sản an toàn
  • 7 lợi ích tuyệt vời khi bạn ăn cá

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 loại thực phẩm phụ nữ mãn kinh cần tránh

(10)
Sự thật là phụ nữ nên ăn uống đủ chất để sống vui khỏe, không nên kiêng khem thái quá. Nhưng có một số thực phẩm phụ nữ mãn kinh cần tránh để giảm ... [xem thêm]

Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành

(81)
Rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD) là dạng rối loạn tâm thần xảy ra sau khi bệnh nhân gặp chấn thương. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với hội chứng sang chấn ... [xem thêm]

Bệnh viêm màng não có lây không tùy vào nguồn gây bệnh

(16)
Bệnh viêm màng não có lây không tùy thuộc vào nguồn gốc gây bệnh. Bệnh xảy ra do màng não bị các loại ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập. Trong một ... [xem thêm]

Thị lực kém do đâu?

(53)
Mờ mắt, nhìn không rõ hay không nhìn tập trung được là các vấn đề về thị lực phổ biến nhất. Không chỉ là dấu hiệu của các tật khúc xạ ở mắt, ... [xem thêm]

Những sự thật cần biết về kem chống nắng

(36)
Kem chống nắng là một người bạn không thể thiếu đối với chúng ta, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, ... [xem thêm]

Bật mí các cách điều trị bệnh ghẻ hiệu quả

(70)
Ghẻ là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến, do một loại rệp gây ra. Thông thường, bạn có thể sử dụng các thuốc trị ghẻ để điều trị bệnh. Bên cạnh ... [xem thêm]

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu: Làm gì để bảo toàn tính mạng?

(60)
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có thể là tác dụng phụ của thuốc nhưng cũng có khả năng bạn bị sẩy thai hay thai ngoài tử cung. Thuốc tránh thai ... [xem thêm]

8 nguyên nhân gây rụng tóc mà bạn không ngờ tới!

(70)
Rụng tóc là tình trạng không chỉ ở người lớn mà còn xảy ra với trẻ em. Vậy những nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc ở trẻ là gì?Bạn lo lắng vì con hay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN