Cỏ lúa mì và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại

(4.47) - 55 đánh giá

Cỏ lúa mì là một loại thực phẩm được làm từ cây lúa mì (Triticum aestivum). Nó được đánh giá như một loại siêu thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe cùng những lợi ích tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích mà cỏ lúa mì mang lại nhé.

Người ta thường dùng cỏ lúa mì dưới dạng một loại nước ép trái cây tươi, ngoài ra nó cũng có dạng bột. Nước ép cỏ lúa mì tươi được đánh giá là một thực phẩm dạng sống. Những người ưa thích cỏ lúa mì nói rằng nó có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ độc tố trong cơ thể cũng như ngăn ngừa bệnh tật. Các bác sĩ khoa y học dân gian đã từng sử dụng cỏ lúa mì để điều trị hàng loạt các loại bệnh như từ chữa chứng táo bón cho đến làm dịu cơn đau thấp khớp.

Những người theo đuổi cuộc sống lành mạnh từ lâu đã đánh giá cao về vô số lợi ích của loại thực phẩm này: dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nó có thể được sử dụng như một loại thuốc bổ tăng cường sức khỏe hàng ngày và giúp điều trị các bệnh đặc thù. Mặc dù hiện nay, khoa học vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu để xác định hiệu quả của cỏ lúa mì, song các nhà nghiên cứu tin rằng nó mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Cỏ lúa mì thường được chế biến như thế nào?

Phần lá của cỏ lúa mì thường rất khó tiêu hóa, vì vậy chúng thường được nghiền nát và ép để làm nước ép. Lá của loại cây này cũng có thể được sấy khô và làm thành viên nén hoặc viên nang. Vài người thường trộn cỏ lúa mì với nước và uống nó như một dạng thuốc xổ để làm sạch hệ tiêu hóa. Những người khác thường ăn cỏ lúa mì tươi vì họ tin rằng việc chế biến hoặc nấu chín các loại thực phẩm sống này sẽ phá hủy các enzyme tự nhiên có chức năng tăng cường sức khỏe.

Cỏ lúa mì và các lợi ích sức khỏe

Những người ưa thích cỏ lúa mì thường sử dụng nó để ngăn ngừa và chống lại một số bệnh lý thông thường, bao gồm bệnh cảm lạnh, ho, sốt, các vấn đề về tiêu hóa và các tình trạng da liễu.

Cỏ lúa mì đã được sử dụng giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý nghiêm trọng hơn từ ung thư đến AIDS.

Nhiều người tin rằng trong cỏ lúa mì có chứa các thành phần tiềm năng là chất diệp lục – sắc tố tạo màu xanh cho lá. Chất diệp lục hoạt động như hemoglobin (một phân tử protein hoạt động trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy) và làm tăng mức oxy trong cơ thể.

Sau đây là những lợi ích mà cỏ lúa mì mang lại:

1. Giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể

Các chất dinh dưỡng chứa trong cỏ lúa mì có tác dụng hỗ trợ cơ thể trong việc loại bỏ các tạp chất và các độc tố tích tụ lâu ngày ra khỏi cơ thể. Điển hình như chất diệp lục không chỉ giúp cơ thể tiêu trừ độc tố mà còn hỗ trợ duy trì chức năng gan luôn hoạt động khỏe mạnh. Khi cơ thể của bạn được lọc sạch, bạn có thể cảm thấy sự tăng cao mức năng lượng trong cơ thể, đồng thời sức khỏe tổng thể của bạn cũng được cải thiện.

2. Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cỏ lúa mì chứa hàm lượng enzyme cao có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy tốc độ phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Điều này có thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

Các hiệu quả giải độc của cỏ lúa mì sẽ giúp làm sạch đường ruột, từ đó giúp bạn tránh các tình trạng khó tiêu, chướng bụng và khó chịu dạ dày. Cỏ lúa mì cũng có thể giúp làm giảm chứng táo bón, hội chứng ruột kích thích và các vấn đề về tiêu hóa khác.

3. Giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể

Uống nước ép cỏ lúa mì tươi có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, đồng thời hỗ trợ giảm cân. Loại nước ép này là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang muốn kiểm soát cân nặng của mình – nó chứa rất ít calo và lại không hề có chất béo.

Cỏ lúa mì là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nó khiến cho bạn cảm thấy no nhanh hơn và lâu hơn. Điều này sẽ giúp bạn tránh tình trạng ăn quá nhiều cũng như giảm bớt cơn thèm ăn.

4. Giúp làm giảm mức cholesterol trong máu

Cỏ lúa mì cũng nổi tiếng với lợi ích là làm giảm mức cholesterol trong máu. Tác dụng hỗ trợ giảm cân của cỏ lúa mì sẽ có thể giúp bạn làm hạ mức cholesterol – và bạn sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hơn.

5. Giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Cỏ lúa mì đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Lợi ích này có thể giúp bạn ngăn ngừa các dạng nhiễm trùng và bệnh tật. Không chỉ như thế, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn khi các chức năng hệ miễn dịch của bạn đang hoạt động ở mức tối ưu. Nếu bạn đang mắc một số loại bệnh lý, việc có một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể của bạn hồi phục nhanh chóng.

6. Giúp cải thiện chức năng nhận thức

Cỏ lúa mì có thể cải thiện chức năng tâm thần tổng thể, đồng thời giúp giảm bớt chứng lo âu. Khả năng bảo vệ thần kinh của cỏ lúa mì cho phép tăng cường chức năng nhận thức. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer – bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Cỏ lúa mì còn giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ và có thể được sử dụng để cải thiện sự phối hợp giữa tay và mắt.

Cỏ lúa mì có tác dụng phụ nào không?

Mặc dù cỏ lúa mì được đánh giá là khá an toàn, song một số người đã gặp phải các phản ứng phụ sau khi dùng cỏ lúa mì, đặc biệt là khi sử dụng quá nhiều. Các triệu chứng của họ thường khác nhau, từ mức nhẹ như nhức đầu và buồn nôn đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn (như phát ban và sưng cổ họng). Bởi vì hầu hết mọi người thường chọn ăn cỏ lúa mì tươi, vì thế họ vẫn có nguy cơ (mặc dù là rất thấp) mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc các sinh vật khác bám trên cỏ lúa mì.

Liệu bạn có nên sử dụng cỏ lúa mì không?

Trên thực tế, cỏ lúa mì hầu như không mang lại bất kỳ nguy hiểm nào khi sử dụng ở mức vừa phải. Tuy nhiên, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và những người có hệ miễn dịch suy yếu tốt nhất nên tránh sử dụng cỏ lúa mì vì nó có thể chứa vi khuẩn tiềm ẩn.

Hy vọng sau bài viết, bạn đã hiểu rõ về những lợi ích cùng dinh dưỡng mà cỏ lúa mì mang lại nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm mờ sẹo thâm ở chân: Đơn giản mà hiệu quả

(63)
Những vết sẹo thâm xấu xí ở chân là nguyên nhân khiến bạn không tự tin diện quần shorts, đầm ngắn? Đừng lo lắng! Hầu hết các vết sẹo không bao giờ ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân sỏi túi mật để phòng bệnh sớm

(27)
Sỏi túi mật có thể gây viêm túi mật cấp tính với những cơn đau dữ dội, buồn nôn, sốt, đầy trướng, chán ăn, sợ mỡ hoặc vàng da, vàng mắt… khiến ... [xem thêm]

12 thực phẩm giúp điều trị gan nhiễm mỡ

(75)
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ. Trong đó, một số thực phẩm giúp điều trị gan nhiễm mỡ, một số khác có thể làm ... [xem thêm]

Hướng dẫn điều trị cơ bản cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2

(71)
Cách chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2 bao gồm sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh, thói quen tập thể dục và điều trị bằng thuốc. Đây là những ... [xem thêm]

Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không?

(96)
Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không? Đây là một trong số những thắc mắc lớn khi bạn chọn thức uống thai kỳ. Dùng sữa đậu nành đúng cách mới ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về bệnh á sừng

(80)
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều phiền toái cho người ... [xem thêm]

Tại sao ăn cay lại khiến dạ dày khó chịu?

(31)
Tác dụng của ớt, tiêu hay những món ăn cay không chỉ kích thích vị giác của mỗi người và làm bữa ăn ngon miệng hơn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy ... [xem thêm]

Nên ăn gì khi bị đau dạ dày do rối loạn tiêu hóa?

(12)
Dạ dày là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn thì dạ dày sẽ trở nên rất nhạy cảm với một số loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN