Mẹ bị cường giáp có nên cho con bú không?

(3.53) - 94 đánh giá

Hiện nay, phụ nữ gặp phải các vấn đề về tuyến giáp khá phổ biến. Mẹ bị cường giáp có nên cho con bú không? Đây là câu hỏi mà nhiều bà mẹ quan tâm. Thực tế, mẹ bị cường giáp vẫn có thể cho con bú miễn là bạn nói rõ với bác sĩ về tình trạng của mình để có phương pháp điều trị thích hợp.

Những loại thuốc điều trị cường giáp và suy giáp liệu có an toàn cho những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ không? Loại thuốc nào là an toàn và không an toàn? Bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì khi nuôi con bằng sữa mẹ nếu bị cường giáp? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu những điều này thông qua những chia sẻ dưới đây nhé.

Nuôi con bằng sữa mẹ và các vấn đề về tuyến giáp

Ai cũng biết rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong khi cho con bú, người mẹ cần phải cẩn thận trong việc dùng thuốc cũng như điều trị bằng các phương pháp y khoa khác.

Trong thời gian mang thai và sinh con, cơ thể sẽ trải qua rất nhiều thay đổi liên quan đến nội tiết tố, bao gồm cả những thay đổi trong chức năng tuyến giáp. Ngoài các bệnh lý tuyến giáp trước khi sinh, phụ nữ mang thai cũng có thể mắc phải các bệnh lý tuyến giáp khác sau khi sinh.

Bệnh về tuyến giáp ảnh hưởng đến việc cho con bú như thế nào?

Nếu bệnh tuyến giáp được kiểm soát tốt, nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú theo nhiều cách. Thậm chí dù bạn đã dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong một thời gian dài thì trong giai đoạn sau sinh, bạn cũng cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc.

Mẹ bị cường giáp có nên cho con bú không?

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức và tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh này cần được điều trị cẩn thận trong và sau khi mang thai. Đa số phụ nữ được dùng thuốc antithyroid để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, điều khiến các phụ nữ lo lắng là khi dùng, liệu các loại thuốc này có truyền qua sữa mẹ, gây ức chế tuyến giáp hoặc gây bướu cổ cho bé hay không.

Phụ nữ bị cường giáp vẫn có thể cho con bú. Nếu nguyên nhân bị cường giáp là do các vấn đề tuyến giáp sau sinh thì việc điều trị thường không cần thiết.

Nếu bị cường giáp trước khi mang thai, bạn nên hỏi bác sĩ về sự an toàn của việc dùng thuốc điều trị cường giáp (thuốc antithyroid) khi cho con bú. Không có chuyên gia nào khẳng định rằng các loại thuốc antithyroid an toàn 100% khi sử dụng trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này không đồng nghĩa với việc bạn không được cho con bú bởi nhiều nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của thuốc đối với chức năng của tuyến giáp cũng như việc phát triển thể chất và trí tuệ của bé nếu bạn dùng đúng liều lượng.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, có một số loại thuốc điều trị cường giáp được ưu tiên. Thuốc Propylthiouracil (PTU) có thể làm tổn thương gan của bé, nên thay thuốc PTU bằng methimazole (tối đa 30 mg/ngày) hoặc carbimazol (tối đa 15 mg/ngày). Trong trường hợp đặc biệt, PTU vẫn được sử dụng miễn là liều lượng không vượt quá 300 mg/ngày. Đa số các chuyên gia đều khuyên bạn nên cho con bú mẹ trước khi uống thuốc antithyroid để hạn chế việc bé tiếp xúc với thuốc.

Iốt phóng xạ, một phương pháp điều trị cường giáp, không nên được sử dụng trong thời gian cho con bú vì nó có thể tích tụ trong sữa mẹ. Nếu bác sĩ đề nghị phương pháp điều trị này, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về một phương pháp khác thay thế như dùng thuốc antithyroid.

Mẹ bị suy giáp có nên cho con bú không?

Suy giáp có thể ảnh hưởng đến phản xạ sữa xuống, làm cho lượng sữa tiết ra bị giảm. Tuy nhiên, nếu được điều trị thì bạn sẽ không cần phải bận tâm đến các vấn đề này.

Nhìn chung, phụ nữ bị suy giáp hoàn toàn có thể cho con bú thậm chí việc dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong thời gian này cũng rất cần thiết.

Nếu bạn bị suy giáp trước khi mang thai thì sau khi sinh vài tuần, bạn nên đi kiểm tra lại tuyến giáp. Việc này sẽ giúp xác định xem bạn sẽ phải thay đổi liều lượng thuốc như thế nào.

Mọi người đều cho rằng nên tránh dùng thuốc khi đang cho con bú. Tuy nhiên, việc dùng thuốc hormone tuyến giáp tổng hợp lại cần thiết vì đây không phải là một loại thuốc mới là chỉ là hormone thay thế hormone tuyến giáp bị thiếu. Chú ý, bạn vẫn nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu thấy bé giảm cân, tăng cân chậm hoặc đi tiểu ít thì bạn nên đưa bé đi khám và trao đổi với bác sĩ để xác định xem bé có đang nhận đủ chất dinh dưỡng hay không.

Viêm giáp sau sinh

Viêm giáp sau sinh là tình trạng thường gặp ở những phụ nữ đã sinh con và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi sinh. Hậu quả của việc này là lượng sữa mẹ tiết ra bị giảm.

Các triệu chứng của viêm giáp sau sinh gồm mệt mỏi, rụng tóc và thay đổi tâm trạng. Những triệu chứng này thường rất khó phát hiện vì nó dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề về sức khỏe khác.

Bệnh tuyến giáp rất phổ biến sau sinh và bạn có thể yên tâm cho con bú khi đang dùng thuốc điều trị các vấn đề này. Nếu bị các bệnh tuyến giáp trước khi mang thai, bạn nên lên lịch kiểm tra tuyến giáp toàn diện ngay sau khi sinh nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì?

(88)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder – BPD) là bệnh rối loạn tâm thần đặc trưng bởi tâm trạng, suy nghĩ và hành vi không ổn định. Tình ... [xem thêm]

Hiểu hơn về hành vi và tâm lý trẻ em ở giai đoạn tập đi

(34)
Tâm lý trẻ em phát triển dần ở từng giai đoạn với những biểu hiện khác nhau. Ở tuổi tập đi, bé có nhiều hành vi khiến bạn không hài lòng nhưng bạn cần ... [xem thêm]

Bầm dập xương sau té ngã: Đừng xem nhẹ kẻo hối hận không kịp

(66)
Bầm dập xương sau té ngã được xem là vấn đề nhiều người mắc phải nhưng vẫn chưa biết xử lý sao cho đúng cách.Sau một cú té ngã hay chấn thương, tình ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp da khỏe mạnh trong những ngày hè oi bức

(47)
Bảo vệ, chăm sóc da là một việc làm cực kỳ quan trọng để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và rạng rỡ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết một số bí quyết ... [xem thêm]

8 cách đối phó tình trạng tăng tiết nước bọt khi mang thai

(63)
Tăng tiết nước bọt khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là trong 12 tuần đầu của thai kỳ hay đang ốm nghén. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu ... [xem thêm]

Khám phá ý nghĩa các thuật ngữ chăm sóc da

(64)
Nếu bạn là người vừa bắt đầu tìm hiểu về việc chăm sóc da, hẳn bạn sẽ choáng ngợp với hàng loạt các sản phẩm và các thuật ngữ. Tuy nhiên, hiểu ... [xem thêm]

Các cách tự kiểm tra huyết áp tại nhà chính xác

(69)
Kiểm tra huyết áp tại nhà có thể được tiến hành chỉ với vài dụng cụ đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đo chính xác.Huyết áp là lực do ... [xem thêm]

6 cách mặc đồ lót đảm bảo sức khỏe cho phái đẹp

(30)
Tất cả các cô gái đều nên biết 6 nguyên tắc mặc đồ lót đúng cách dưới đây để giúp bạn luôn khỏe mạnh và giữ vệ sinh cho vùng kín.Vào ngày 5/8/2003, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN