Mẹ bầu đi làm cần kiểm tra 7 vấn đề để thai kỳ an toàn

(3.8) - 11 đánh giá

Nhiều phụ nữ lựa chọn duy trì công việc khi mang thai. Tuy vậy, ngoài việc chịu nhiều áp lực, mẹ bầu đi làm cũng rất có thể đang đối mặt với những nguy cơ tổn hại đến bản thân và nhất là thai nhi.

Một vài loại công việc an toàn, phù hợp với thiên chức làm mẹ của phụ nữ, nhưng số khác thì không. Khi mang thai, bạn cần bảo vệ đứa con bé bỏng của mình và cân bằng các áp lực bên ngoài. Sự nghiệp là quan trọng, nhưng liệu làm việc khi mang thai là lựa chọn thông minh? Bạn hãy xem qua 7 câu hỏi sau để tìm ra câu trả lời cho mình nhé!

Bạn có cân bằng giữa công việc và đứa con trong bụng không?

Thi thoảng, mang thai dường như là một công việc toàn thời gian thực sự. Và vấn đề chắc chắn sẽ phát sinh nếu bạn đã và đang có một công việc khác – một loại công việc yêu cầu bạn phải ngồi tại bàn, phải lịch sự, kiên nhẫn với khách hàng cho dù bạn đang ốm nghén nặng. Gánh vác cả hai công việc toàn thời gian cùng một lúc không bao giờ là điều dễ dàng. Nếu gặp bất kì vấn đề gì, bạn nên nói với bác sĩ và nếu cần thiết, hãy đề nghị công ty bổ nhiệm một vị trí ít áp lực hơn cho đến khi kì nghỉ thai sản kết thúc.

Bạn có đang tiếp xúc với máy móc nguy hiểm hay nặng nề không?

Nếu đang làm trong một công xưởng hay một công việc phải thao tác với máy móc nguy hiểm, bạn nên yêu cầu sếp chuyển mình sang vị trí khác khi mang thai, vì lợi ích của mẹ bầu và của thai nhi. Bạn có thể liên lạc với nhà sản xuất loại máy đó để biết thêm thông tin về tính an toàn của sản phẩm.

Bạn có thể nhiễm hóa chất độc hại không?

Bạn có thể nhiễm hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến thai nhi như arsenic, carbon monoxide, chì hay dioxin khi bạn làm việc tại những nơi như:

  • Nhà máy đóng tàu, giặt khô hay sản xuất chip điện tử;
  • Xí nghiệp da thuộc hoặc sản xuất chất tẩy rửa;
  • Xưởng gốm;
  • Nông trại;
  • Tiệm in;
  • Trạm thu phí.

Nếu bạn đang làm việc tại nơi tiếp xúc với hóa chất được nêu trên, bạn nên đề nghị sếp chuyển bạn sang vị trí an toàn hơn.

Bạn có phải là nhân viên y tế không?

Bác sĩ, y tá và kỹ thuật viên y tế là những người có nguy cơ phơi nhiễm hàng ngày khi hóa chất là một phần của công việc, cần có để cứu chữa cho người khác. Nhưng không thể vì thế mà bạn để hóa chất ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Khi mang thai, mọi tính toán của bạn đều cần sự cẩn thận. Bạn phải chắc chắn không để mình tiếp xúc với:

  • Thuốc chống ung thư;
  • Phóng xạ;
  • Khí gây mê;
  • Chất hóa học để khử trùng dụng cụ.

Bạn có tiếp xúc với mầm bệnh không?

Nếu công việc của bạn phải tiếp xúc với động vật hay thịt sống, bạn phải cẩn trọng với Toxoplasma – một loại nhiễm ký sinh trùng ở người có trong phân động vật. Trước hết, mẹ bầu nên làm xét nghiệm để kiểm tra hệ miễn dịch. Nếu chưa chắc chắn mình có miễn dịch hay không, bạn nên chú ý mang găng tay và rửa tay sau khi làm việc.

Nếu công việc của bạn cần tiếp xúc với nhiều trẻ nhỏ, nguy cơ bị nhiễm các bệnh như sởi, nhiễm virus Cytomegalovirus (CMV) rất cao. Vì vậy bạn nên kiểm tra miễn dịch cơ thể và tuân thủ quy tắc như rửa tay thường xuyên và kĩ lưỡng, mang găng tay và mặt nạ bảo vệ…

Bạn có tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài không?

Màn hình máy tính và laptop tỏa ra một lượng phóng xạ thấp, không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là bàn tay, ngón tay và cổ tay khi gõ chữ quá nhiều sẽ khiến bạn dễ mắc hội chứng ống cổ tay.

Bạn có ngồi nhiều không?

Bất kì ai làm công việc bàn giấy đều hiểu cơn đau cứng cổ, mỏi mắt, căng cổ tay và đau đầu là như thế nào và sẽ càng mệt hơn nếu bạn đang mang thai. Ngồi nhiều không gây hại cho thai nhi nhưng lại khiến cơ thể của bạn đau nhức. Vậy mẹ bầu nhớ nhé:

  • Đứng lên thường xuyên, căng cơ và đi lại quanh bàn làm việc;
  • Căng cơ tay, cổ và vai thường xuyên;
  • Nhấc chân lên cao để giảm sưng chân;
  • Dùng loại ghế thoải mái, đệm hỗ trợ lưng, sử dụng chuột, bàn phím, điện thoại để lưng bạn thoải mái hơn khi làm việc lâu.

Có thể bạn sẽ cảm thấy bình thường dẫu đang ở phòng thí nghiệm hóa chất, hiệu tóc hay nông trại vì đó là bản chất công việc và bạn đã làm quen với nó từ trước. Thế nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn và thai nhi trước khi bạn kịp nhận ra. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp của riêng mình – họ nhất định sẽ cho bạn biết chính xác điều gì là nguy hiểm và điều gì không cần quan tâm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cha mẹ nên làm gì để cải thiện chứng chậm tăng trưởng ở trẻ?

(76)
Chậm tăng trưởng là thuật ngữ dùng để mô tả đứa trẻ không phát triển đúng với tiêu chuẩn thông thường. Khi đó, trẻ sẽ tăng cân hay chiều cao chậm ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress nặng

(20)
Stress dường như đã trở thành vấn đề không thể tránh khỏi trong đời sống xã hội hiện nay. Nếu nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị stress ... [xem thêm]

Phòng ngừa cao huyết áp bằng cách ăn sữa chua mỗi ngày

(31)
Sữa chua không những cung cấp dưỡng chất và còn giúp các chị em làm đẹp da. Theo nguyên cứu gần đây, sử dụng sữa chua có thể giảm huyết áp. Sữa chua có ... [xem thêm]

Ý nghĩa của các chỉ số huyết áp

(88)
Bài viết này sẽ cho bạn biết chỉ số huyết áp của bạn gồm những con số nào và ý nghĩa của chúng.Tại sao bạn cần phải biết ý nghĩa của những chỉ số ... [xem thêm]

7 triệu chứng gai cột sống lưng thường gặp

(29)
Cột sống lưng là một phần của cột sống. Nó nằm giữa cột sống cổ và thắt lưng, bao gồm 12 xương đốt sống xếp chồng lên nhau. Cột sống lưng đóng vai ... [xem thêm]

Giặt tã cho bé: không dễ như bạn nghĩ!

(35)
Việc dùng tã vải sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí cho cả nhà, nhưng khi đến công đoạn giặt tã, các ông bố, bà mẹ lại gặp phải khó khăn để xử lý ... [xem thêm]

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ và cách chữa trị thế nào cho hiệu quả?

(61)
Tay chân miệng là một bệnh virus phổ biến ở trẻ em và tương đối nhẹ, nhưng đôi khi, biến chứng nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra. Nhiều bậc phụ huynh quan ... [xem thêm]

Cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ nhỏ mà mẹ nên biết

(31)
Nếu đang trong độ tuổi tập đi thì việc bé thích đi chân trần để rồi bị thương là khá cao, bạn nên biết cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ an toàn nhé.Nhìn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN