Mẹ bầu biết những gì về hiện tượng vỡ ối non?

(3.92) - 46 đánh giá

Tình trạng vỡ ối non hiếm khi xảy ra nhưng lại là biến chứng thai kỳ nguy hiểm, có nguy cơ khiến mẹ bầu sinh non cũng như gặp phải các tình trạng nguy hiểm khác.

Trong quãng thời gian bầu bí, có những hiện tượng bất thường mà phụ nữ mang thai cần chú ý đến, chẳng hạn như vỡ ối non.

Vỡ ối non là gì?

Vỡ ối non là một biến chứng thai kỳ. Khi gặp phải tình trạng này, túi ối bao quanh em bé sẽ bị vỡ trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Một khi túi ối vỡ ra, mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và tăng nguy cơ sinh non.

Vỡ ối non xảy ra trong khoảng 8 – 10% tất cả trường hợp mang thai và là nguyên nhân của 1/4 trong tổng số các ca sinh non.

Nguyên nhân gây vỡ ối non

Tình trạng vỡ ối non xảy ra khi thai kỳ bước vào giai đoạn kết thúc có thể xuất phát từ sự suy yếu tự nhiên của màng ối hoặc lực co bóp của tử cung. Trước thời điểm này, vỡ nối non thường là do nhiễm trùng trong tử cung kèm theo một số yếu tố liên quan khác, chẳng hạn như:

  • Không được chăm sóc đầy đủ và đúng cách trước sinh
  • Nhiễm trùng đường âm đạo, chẳng hạn như nhiễm nấm chlamydia và bệnh lậu
  • Tiền căn sinh non
  • Chảy máu âm đạo
  • Hút thuốc lá trong thời gian mang thai…

Đôi khi, vỡ ối non xảy ra nhưng không rõ nguyên nhân.

Vì sao tình trạng vỡ ối non lại gây nguy hiểm cho mẹ và bé?

Vỡ ối non là một biến chứng phức tạp. Mẹ bầu có nguy cơ sinh non đáng kể trong vòng một vài ngày sau khi vỡ màng ối.

Một nguy cơ lớn khác của vỡ ối non là các mô nhau thai có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Điều này gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Ai có nguy cơ bị vỡ ối non?

Một số yếu tố nâng cao nguy cơ bị vỡ ối ở mẹ bầu gồm:

  • Chảy máu âm đạo trong thai kỳ
  • Viêm nhiễm đường sinh dục
  • Từng sinh non trong lần mang thai trước
  • Hút thuốc trong thời gian mang thai…

Dấu hiệu vỡ ối non

Triệu chứng của vỡ ối ở mỗi phụ nữ mang thai sẽ khác nhau nhưng có thể kể đến:

  • Âm đạo bất ngờ chảy dịch
  • Cảm giác ẩm ướt ở đồ lót

Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán mẹ bầu bị vỡ ối non

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ thích hợp để nhìn vào bên trong âm đạo cũng như tìm kiếm dịch rỉ từ cổ tử cung. Ngoài ra, những xét nghiệm cần thiết khác có thể bao gồm:

  • Kiểm tra độ cân bằng pH: Mức độ cân bằng pH của nước ối khác với dịch âm đạo và nước tiểu. Bác sĩ sẽ dùng giấy quỳ (1 loại giấy nhận dạng độ pH) để kiểm tra về vấn đề này
  • Nhìn vào kính hiển vi: Khi nước ối khô, nó có hoa văn giống cây dương xỉ

Bạn cũng có thể được đề nghị siêu âm để kiểm tra mức nước ối bao quanh em bé.

Điều trị vỡ ối non

Quá trình điều trị cho tình trạng này sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và sức khỏe tổng thể của mẹ bầu cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

1. Nhập viện và nghỉ ngơi tại giường

Khi nhập viện, bác sĩ sẽ có cơ hội được theo dõi sát sao sức khỏe thai phụ và chú ý đến các vấn đề như:

  • Dấu hiệu chuyển dạ hoặc các cơn gò
  • Cử động, nhịp tim của thai nhi
  • Dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc đau. Nhịp tim của thai nhi cũng có thể tăng lên vì điều này.

2. Thuốc

Mẹ bầu có thể sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc:

  • Corticosteroid: Loại thuốc này có thể giúp kích thích trưởng thành phổi thai, từ đó giúp làm giảm nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sinh non.
  • Kháng sinh: có tác dụng phòng ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng. Nếu thời gian vỡ ối kéo dài, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn.
  • Các loại thuốc sản khoa: Chúng được sử dụng để ngăn chặn chuyển dạ sinh non.

3. Khởi phát chuyển dạ

Tùy tình trạng của mẹ hoặc bé hoặc cả hai, bác sĩ có thể sẽ phải cho mẹ bầu dùng thuốc khởi phát chuyển dạ sớm. Điều này sẽ được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Biến chứng của vỡ ối non

Tình trạng vỡ ối non có thể khiến mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Sinh non: Vỡ ối non là nguyên nhân của 1/4 tổng các ca sinh non.
  • Nhiễm trùng nước ối và nhiễm trùng màng ối
  • Nhau thai bong non
  • Các vấn đề với dây rốn
  • Sinh mổ…

Có thể ngăn ngừa tình trạng vỡ ối non được không?

Hiện không có biện pháp nào có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng vỡ ối non. Tuy nhiên, bạn vẫn nên duy trì lối sống lành mạnh, chăm sóc bản thân kỹ càng trong suốt thai kỳ. Nếu bạn nghiện thuốc lá, hãy trình bày để bác sĩ giúp bạn từ bỏ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Sa tử cung khi mang thai nguy hiểm đến mức nào?
  • 10 lợi ích của nụ cười đối với phụ nữ mang thai
  • Đi tìm nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ rụng tóc khi mang thai
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm giun kim khi mang thai: mẹ bầu không nên quá lo lắng

(67)
Tuy nhiễm giun kim khi mang thai không gây hại cho thai nhi nhưng bạn vẫn nên biết rõ thông tin về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh này.Bạn thường hay bị ngứa ... [xem thêm]

Phụ nữ xem phim người lớn là… hư hỏng?

(93)
“Hư hỏng” hay không là do nhân cách của một con người trong các mối quan hệ, phụ nữ xem phim người lớn cũng chỉ là một cách giải trí như đàn ông mà ... [xem thêm]

Đầy hơi ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân do đâu?

(60)
Đầy hơi ở trẻ sơ sinh gây ra các triệu chứng thường gặp như chướng bụng, ợ hơi, trớ, nấc cụt. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách ... [xem thêm]

5 cách tránh cho bé ăn vặt quá nhiều

(90)
Dù cho những bà mẹ vẫn thường hay căn dặn: “Con không được ăn trước bữa tối vì nó sẽ làm hư răng đấy!” thì nhiều bậc cha mẹ thỉnh thoảng vẫn ... [xem thêm]

Bé hay hát khi tắm: Sở thích quái gở nhưng rất tốt cho sức khỏe

(14)
Theo một nghiên cứu do Đại học Wollongong (Australia) thực hiện, cho trẻ vận động từ 30 đến 40 phút mỗi ngày sẽ phát triển nhận thức và khả năng học tập ... [xem thêm]

Sự lây lan của bệnh sởi và cách để tự bảo vệ mình

(49)
Sởi là căn bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh hầu như không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sởi bị biến chứng và tử vong. Trong ... [xem thêm]

Tìm hiểu các xét nghiệm giúp chẩn đoán COPD

(49)
Quá trình chẩn đoán COPD sẽ dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, tiền sử tiếp xúc với các chất gây kích thích phổi (như thuốc lá) cũng như tiền ... [xem thêm]

Cách ngăn chặn lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

(55)
Có một số phụ nữ phát hiện mình bị nhiễm HIV và lo sợ căn bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, bạn biết không, các phương pháp điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN