Sức đề kháng của trẻ sơ sinh thường rất kém, điều này làm cho trẻ dễ mắc phải một số bệnh. Trong đó, sốt bại liệt là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vì thế, việc tiêm ngừa vắc xin bại liệt để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ là điều vô cùng quan trọng.
Vậy vắc xin bại liệt có tác dụng ra sao và cần lưu ý điều gì khi sử dụng? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Lợi ích của vắc xin bại liệt
Loại vắc xin này giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh bại liệt, một căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, do một loại virus có khả năng xâm lấn hệ thần kinh gây ra. Trước khi vắc xin này được giới thiệu vào năm 1954, có hơn 20.000 trường hợp mắc bệnh bại liệt được báo cáo hàng năm tại Hoa Kỳ và khoảng 1.000 trường hợp tử vong mỗi năm.
Có đến 95% những người bị nhiễm virus không biểu hiện triệu chứng và nhiều người mắc bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ, ví dụ như đau họng, sốt, đau bụng hoặc buồn nôn. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm đau đầu, co cứng ở cổ, lưng hoặc hai chân. Khoảng dưới 1% những người bị nhiễm virus bại liệt sẽ bị liệt vĩnh viễn.
Bệnh bại liệt do một loại virus dại xuất hiện ở các nước Âu Mỹ gây ra. Việt Nam từ lâu cũng đã loại bỏ được bệnh bại liệt nhờ có vắc xin. Tại Mỹ, cho đến giờ vẫn chưa có một ca mắc bại liệt nào được báo cáo kể từ năm 1979.
Các đợt bùng phát dịch bại liệt vẫn xảy ra ở châu Phi và vùng Trung Đông, vì vậy những du khách khi đến các vùng đất này có thể dễ dàng mang virus. Dù vậy, nhiều chuyên gia y tế tin rằng vắc xin này sẽ có tác dụng ngừa bệnh bại liệt trên toàn thế giới trong vòng vài thập kỷ nữa.
Vắc xin này được dùng qua đường uống hay tiêm?
Cả 4 liều vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV) được sử dụng bằng đường tiêm. Đôi khi vắc xin được tiêm đồng thời với các loại vắc xin khác như DTaP, viêm gan siêu vi B hoặc vắc xin Hib.
Một dạng khác của vắc xin gọi là vắc xin bại liệt đường uống (OPV), điều chế từ virus sống đã được làm yếu đi và sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vắc xin OPV được cho là có hiệu quả cao hơn IPV.
Tuy vậy, nó lại có tác dụng phụ mặc dù hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm. Khoảng 1/ 2,4 triệu người được chủng ngừa bằng vắc xin bại liệt đường uống bị nhiễm virus bại liệt.
Số liều theo khuyến cáo chủng ngừa là 4 liều và được thực hiện khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, từ 14–18 tháng tuổi và từ 4–6 tuổi.
Ai không nên chủng ngừa bằng vắc xin bại liệt?
Những trẻ đã từng có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với kháng sinh neomycin, streptomycin hoặc polymyxin B hoặc đã từng có phản ứng nghiêm trọng với liều vắc xin này trước đó không nên tiếp tục tiêm chủng liều kế tiếp.
Những điều cần lưu ý khi chủng ngừa vắc xin
Trẻ bị ốm mức độ từ trung bình đến nặng nên đợi cho đến khi bình phục mới chủng ngừa. Nhiều bé sẽ có thể cảm thấy đau một chút tại vị trí tiêm. Không có bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào khi chủng ngừa với vắc xin bại liệt.
Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng khá hiếm với loại vắc xin này.
Nếu con bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào với loại vắc xin này hay bất kỳ loại vắc xin nào khác, hãy nói cho bác sĩ ngay để tránh các vấn đề có thể gây hại cho trẻ.