Mẹ bầu ăn hàu có an toàn khi mang thai?

(4.39) - 56 đánh giá

Một số thực phẩm bình thường an toàn lại trở nên có hại trong thời gian thai kỳ. Rất nhiều phụ nữ mang thai có thể lo lắng về việc bổ sung một số loại thực phẩm vào chế độ ăn uống của mình. Hàu là một trong số đó. Vậy bà bầu ăn hàu có được không? Cùng Chúng tôi tìm lời giải ngay trong bài viết sau nhé!

Hàu là một món ăn ngon của người sành ăn và nó thậm chí là một trong những món ăn yêu cực thích của bạn. Thế nhưng, ăn hàu trong thời kỳ mang thai có được coi là an toàn?

Trong giai đoạn thai kỳ, bạn có trách nhiệm về bản thân và cho đứa trẻ trong bụng của mình. Đó là lý do tại sao một lối sống lành mạnh rất cần thiết vào thời điểm này. Vì vậy, để làm rõ những nghi ngờ của bạn đối với việc tiêu thụ hàu, sau đây là hướng dẫn nhỏ của chúng tôi dành cho bạn.

Giá trị dinh dưỡng từ hàu

Hàu được biết đến với nhiều chất dinh dưỡng và khi ăn, chúng đem đến cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe. Một trong số đó là:

  • Hàu có hàm lượng calo thấp, điều này làm cho chúng trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai mong muốn duy trì cân nặng ổn định
  • Hàu có ít chất béo và giàu chất đạm. Trên thực tế, chúng là một nguồn thực phẩm lý tưởng cung cấp protein bổ sung vào chế độ ăn uống
  • Hàu rất giàu kẽm tự nhiên và là một trong rất nhiều khoáng chất quan trọng cần thiết trong thời kỳ mang thai. Chỉ cần 85g hàu đã cung cấp 67 mg kẽm
  • Hàu cũng tốt cho tim của bạn. Chúng chứa các khoáng chất lành mạnh quan trọng như axit béo omega-3, magiê, kali và vitamin E, tất cả khoáng chất đó đều làm giảm viêm và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong khi những con hàu có rất nhiều lợi về sức khỏe, điều đó có lợi cho phụ nữ mang thai, nhưng các chuyên gia y tế lại khuyên bạn hạn chế ăn hải sản này. Tại sao lại như thế?

Tại sao trong thời kỳ mang thai lại cần hạn chế ăn hàu?

Theo nguyên tắc, để có chế độ ăn uống an toàn trong thời kỳ mang thai, bạn cần tránh tiêu thụ thịt động vật để nguyên chưa qua xử lý. Thịt đã nấu chín hoặc thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng, và đôi khi có thể vượt qua hàng rào nhau thai, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của em bé.

  • Phụ nữ mang thai có hệ thống miễn dịch suy giảm và hàu (tươi sống) được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất liên quan đến hải sản gây ngộ độc thực phẩm. Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn hàu sống dưới bất kỳ hoàn cảnh nào
  • Những con hàu nấu chín có thể gây ra các vấn đề về dạ dày−ruột và cũng dẫn đến nhiễm trùng nặng cho thai nhi đang phát triển. Trong thực tế, nó cũng được cho là gây ảnh hưởng đến thần kinh và sẩy thai

Những lời khuyên khi ăn hàu trong thai kỳ

Các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà chuyên môn đưa ra lời khuyên về việc tiêu thụ hàu trong khi mang thai.

  • Không ăn hàu sống. Tuy nhiên, có thể thưởng thức hàu đã nấu chín vào một lần trong trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa) của thai kỳ
  • FDA khuyên bạn hạn chế dùng hải sản trong suốt thời kỳ mang thai vì rất nhiều loại cá và các loại hải sản khác chứa nhiều chất độc hại tổn thương đến em bé đang phát triển
  • Cũng nên tránh ăn hàu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
  • Đảm bảo tất cả các con hàu mà bạn tiêu thụ được nấu chín hoàn toàn (tốt nhất là dưới sự giám sát của bạn)
  • Nên ăn hàu và các loại hải sản hoặc động vật khác khi chúng còn tươi thay vì giữ chúng trong tủ lạnh vài ngày rồi mới dùng. Không ăn hải sản đông lạnh

Nếu băn khoăn không biết bà bầu có nên ăn hàu hay không thì hãy cân nhắc thật kỹ. Bởi việc ăn hải sản khi mang thai cũng có thể gây tương tác với một số thuốc nhất định, vì vậy nếu bạn đã dùng một số chất bổ sung hoặc thuốc, đầu tiên bạn phải thảo luận với bác sĩ. Đừng quên chia sẻ quan điểm của bạn với chúng tôi, các bà mẹ thông thái nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường

(54)
Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một phương pháp phòng ngừa tốt để phát hiện sự phát triển của bệnh tiểu ... [xem thêm]

Lợi ích khi tắm bia cho trẻ nhỏ có thể khiến bạn bất ngờ

(54)
Lợi ích khi tắm bia cho trẻ đã được nhiều người lưu truyền trong dân gian, nhưng bạn có thể vẫn chưa hiểu rõ thực hư về vấn đề này. Hoa bia dùng để ... [xem thêm]

5 thói quen giúp bạn ngăn ngừa ung thư hiệu quả

(86)
Bạn muốn ngăn ngừa ung thư và bảo vệ sức khỏe nhưng lại chưa biết cần phải làm gì? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để được giải đáp thắc mắc này ... [xem thêm]

11 tuần

(40)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Các cử động của bé sẽ bắt đầu nhuần nhuyễn hơn. Bạn sẽ nhận ra cánh tay và chân bé cử động uyển ... [xem thêm]

5 loại rau củ nấu chín sẽ tốt hơn ăn sống

(40)
Bạn thường ăn rau củ tươi sống để hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn? Thật ra, vẫn có một vài loại rau củ nấu chín sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn ... [xem thêm]

Nhận biết dấu hiệu sớm của chứng khuyết tật học tập ở trẻ

(69)
Chứng khuyết tật học tập thường không được chẩn đoán chính xác cho đến khi trẻ đến trường khoảng 2 năm. Chứng này có dấu hiệu sớm mà bố mẹ có ... [xem thêm]

Khô âm đạo

(95)
Định nghĩaKhô âm đạo là tình trạng gì?Khô âm đạo xảy ra khi âm đạo bị mất độ ẩm thông thường (hoặc chất bôi trơn tự nhiên), làm cho người bệnh ... [xem thêm]

Làm thế nào quản lý triệu chứng cảm giác của đa xơ cứng hiệu quả?

(28)
Các triệu chứng cảm giác của đa xơ cứng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Hiểu rõ các dạng triệu chứng và cách quản lý chúng sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN