Mang thai ở độ tuổi mãn kinh có khả thi?

(4.19) - 28 đánh giá

Mang thai ở độ tuổi mãn kinh là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhưng cũng không hề dễ bởi những khó khăn mà tuổi tác mang đến cho cặp vợ chồng.

Một số yếu tố kết hợp lại làm cho cả việc thụ thai và có một thai kỳ khỏe mạnh trở nên khó khăn hơn cho những phụ nữ lớn tuổi. Khi bạn càng gần thời kỳ tiền mãn kinh, quá trình rụng trứng trở nên không đều sẽ làm cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

Trong khi nam giới liên tục sản sinh tinh trùng mới thì số trứng ở phụ nữ không tái tạo thêm nữa. Ở độ tuổi sau 40, trứng ở phụ nữ già đi sẽ làm tăng nguy cơ bị bất thường về nhiễm sắc thể. Ngoài ra, mang thai ở độ tuổi mãn kinh cũng khiến phụ nữ có nguy cơ gia tăng các vấn đề về sức khỏe và các biến chứng khi mang thai như cao huyết áp và đái tháo đường.

Phụ nữ ở độ tuổi 40 sẽ khó thụ thai hơn phụ nữ trẻ tuổi

Phụ nữ 30 tuổi sẽ có 20% cơ hội thụ thai trong bất kỳ thời gian nào. Ở tuổi 40, tỷ lệ này giảm xuống còn 5%. Đến 45 tuổi, cơ hội có một thai kỳ khỏe mạnh mỗi tháng sẽ chỉ là 1%. Đó là lý do tại sao phụ nữ trên 35 tuổi mong muốn có thai đều phải đi khám bác sĩ chuyên về hiếm muộn.

Những phụ nữ ở độ tuổi 40 vẫn có thể mang thai?

Nếu bạn vẫn có chu kỳ kinh nguyệt thì bạn vẫn còn có khả năng mang thai. Để ngừa thai, bạn có thể sử dụng phương pháp đặt vòng – dụng cụ tử cung (IUD) hoặc sử dụng thuốc ngừa thai dạng thấp. Chúng có thể giúp làm dịu những triệu chứng của tiền mãn kinh.

Ngoài ra, bạn và bạn đời cần xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV, cũng như tuân theo các quy tắc quan hệ tình dục an toàn, ngay cả khi bạn đã mãn kinh để không có khả năng mắc bệnh này.

Những nguy cơ khi mang thai ở độ tuổi mãn kinh?

Về mặt y khoa, nguy cơ này tăng lên đáng kể theo độ tuổi. Ở phụ nữ trên 40 tuổi, bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tăng gấp đôi, nguy cơcao huyết áp và các vấn đề về nhau thai, chẳng hạn như nhau tiền đạo cũng tăng lên.

Phụ nữ trên 40 tuổi sẽ có tỷ lệ sinh mổ là 50%, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức trung bình. Nguyên nhân là do tử cung của họ không hoạt động hiệu quả để có thể đưa được bé ra ngoài. Phụ nữ lớn tuổi cũng có nhiều khả năng mang thai ngoài tử cung hơn.

Khi bạn càng lớn tuổi thì việc mang thai sẽ càng nguy hiểm hơn và việc trở lại vóc dáng và cân nặng trước đó cũng trở nên khó khăn.

Nhìn chung, tình trạng sẩy thai khá phổ biến ở phụ nữ mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ trong độ tuổi 30 sẽ có khoảng 20% bị sẩy thai. Điều này có nghĩa là cứ 5 mẹ bầu thì có 1 người bị sẩy thai. Khi ở giữa độ tuổi 40 và 44, con số này lên đến 33% và ở tuổi 45, tỷ lệ này tăng lên đến 50%.

Liệu thai nhi có nguy cơ gặp nguy hiểm không?

Nếu bạn mang thai ở độ tuổi mãn kinh thì khi tuổi sinh con ra thì bé sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Down, sinh non và thai chết lưu cao hơn những trẻ khác. Ví dụ, phụ nữ ở độ tuổi 40 có nguy cơ là 1/100, gấp 10 lần nguy cơ của phụ nữ 25 tuổi. Đối với phụ nữ ở độ tuổi 49, nguy cơ này sẽ là 1/10.

Nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh hoặc bất thường về nhiễm sắc thể thậm chí cũng tăng lên nhiều hơn. Đây chính là lý do tại sao nhiều phụ nữ lớn tuổi sử dụng trứng của người hiến tặng để mang thai. Bất kể tuổi tác ra sao, điều quan trọng là bạn hãy trao đổi về các xét nghiệm di truyền với bác sĩ phụ khoa.

Lợi thế gì khi mang thai ở độ tuổi mãn kinh?

Nhiều phụ nữ lớn tuổi cảm thấy thoải mái khi mang thai ở độ tuổi này vì tâm lý cũng như làn da được cải thiện tốt hơn. Trải qua nhiều năm tháng tuổi trẻ nhiệt huyết dành cho sự nghiệp, cuối cùng thì bạn cũng cảm thấy đã sẵn sàng để nuôi dạy một đứa trẻ và cảm giác này rất quan trọng. Có đủ điều kiện tài chính để nuôi con cũng là yếu tố cần thiết để chuẩn bị cho tương lai của con kể từ khi thai nghén.

Biện pháp nào để phụ nữ lớn tuổi có thể đảm bảo thai kỳ tốt nhất?

Điều quan trọng nhất là mẹ bầu phải được chăm sóc đúng cách trước khi sinh cũng như đạt mức cân nặng bình thường để làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp. Ngoài ra, việc bổ sung các loại thực phẩm hữu cơ và tìm hiểu cách loại bỏ căng thẳng khi mang thai cũng rất hiệu quả đấy!

Mong rằng qua những thông tin trên sẽ giúp các cặp vợ chồng sớm có những quyết định đúng đắn về việc có con trong tương lai nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bổ sung vitamin C cho bé: nhiều chưa hẳn đã tốt

(78)
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ và là một chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng histamin. Bằng ... [xem thêm]

Lý giải nguyên nhân các mẹ bầu mọc nốt ruồi khi mang thai

(62)
Trong một số trường hợp, nốt ruồi thường được xem là biểu tượng của sắc đẹp. Nó có thể đã tồn tại trên cơ thể bạn từ khi sinh ra hoặc cũng có ... [xem thêm]

Hội chứng giãn âm đạo: nguyên nhân và cách điều trị

(51)
Theo thời gian, chị em phụ nữ thường sẽ phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Một trong những vấn đề thường ... [xem thêm]

Hỗ trợ chữa bệnh suy thận với sản phẩm có thành phần từ cây dành dành

(27)
Từ lâu, Đông y đã dùng rễ, quả và hạt cây dành dành để chữa bệnh suy thận. Bên cạnh đó, dành dành còn là thảo dược thường được sử dụng trong ... [xem thêm]

Bệnh võng mạc tiểu đường

(19)
Tiểu đường có thể gây hại cho mắt. Nó có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, phần sau của mắt, được gọi là bệnh võng mạc tiểu ... [xem thêm]

Top 4 nỗi sợ hãi thường gặp khi mang thai và cách vượt qua

(14)
Khi biết mình mang thai, nhiều người rất vui và hạnh phúc, nhưng một số người lại có nỗi sợ hãi khi mang thai. Hãy vượt qua nó với các cách của Chúng tôi. ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cô ấy thích bạn! Tìm hiểu ngay để cưa đổ nàng

(47)
Bạn muốn tiến tới với nàng nhưng lại ngại ngùng không dám thổ lộ vì sợ mất đi tình bạn đẹp? Hãy xem xét các dấu hiệu cô ấy thích bạn để biết mình ... [xem thêm]

Phải làm gì khi bạn tôi muốn tự tử?

(41)
Những dấu hiệu cảnh báo của tự tử Ai cũng có lúc cảm thấy buồn, chán nản, hoặc đôi khi tức giận – đặc biệt là khi gặp phải những áp lực từ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN