Khi bị vỡ nước ối, mẹ bầu nên làm gì?

(3.91) - 31 đánh giá

Hiện tượng vỡ nước ối thường xảy ra ở cuối thai kỳ, khi các cơn co thắt bắt đầu song có không ít các mẹ bầu bị vỡ ối trước khoảng thời gian này.

Nước ối của bạn bị vỡ nghĩa là em bé đã sẵn sàng chào đời. Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ bầu bị vỡ ối? Bạn xử trí thế nào nếu bất ngờ bị vỡ ối khi đang ở ngoài đường? Nếu lâm vào tình huống này, mẹ bầu đừng quá lo lắng vì mọi chuyện sau đó sẽ không diễn ra kịch tính nhiều như trong các bộ phim mà mẹ bầu từng xem đâu nhé!

Điều gì sẽ xảy ra khi vỡ ối?

Em bé thường được bảo vệ trong một túi màng đầy chất lỏng , được gọi là nước ối. Khi màng bị rách, chất lỏng sẽ rò rỉ ra ngoài qua cổ tử cung và âm đạo của bạn. Vỡ nước ối thường là dấu hiệu thông báo đã đến lúc lâm bồn, thường là khi thai đã đủ tháng, nhưng hiện tượng này cũng có thể xảy ra sớm hơn.

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi bất ngờ bị vỡ nước ối?

Hiện tượng vỡ nước ối thường xảy ra ở cuối thai kỳ, khi các cơn co thắt bắt đầu. Nhưng không phải tất cả mẹ bầu đều bị vỡ ối trong thời gian này. Thực tế, khoảng 1/10 phụ nữ gặp phải tình trạng này khi kết thúc thai kỳ. Điều này được gọi là thai vỡ ối non. Trong một số trường hợp hiếm hơn với khoảng 3/100 phụ nữ, nước ối vỡ thậm chí sớm hơn, khi thai kỳ chưa tới 37 tuần. Điều này được gọi là vỡ ối non của màng (thai non tháng). Nếu vỡ nước ối quá sớm, bác sĩ có thể phải cho bạn dùng thuốc để kích thích sinh.

Khi nước ối vỡ, mỗi người sẽ có một cảm giác khác nhau. Nước ối vỡ sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác như cái gì đó trong người bị vỡ ra, nước ối sẽ chảy ồ ạt hoặc rỉ từ từ? Có thể bạn sẽ cảm thấy tất cả những điều trên. Đối với một số người, vỡ nước ối sẽ là cảm giác nước rỉ từ từ giống như khi bạn đi tiểu! Với những người khác, nước ối chảy ra nhiều hơn và mạnh hơn. Nhưng bình thường, mẹ bầu sẽ cảm nhận được áp lực bên trong cơ thể và cảm giác như có một túi chứa đầy nước trong cơ thể mình bị vỡ. Bạn có thể chắc chắn rằng đó là nước ối, không phải nước tiểu nếu nước không có mùi. Một số phụ nữ thậm chí còn nói rằng nó có mùi hơi ngọt, giống như clo hoặc tinh dịch! Nước ối có thể trong suốt hoặc có các vệt đỏ.

Bạn nên làm gì khi vỡ nước ối?

Điều đầu tiên bạn cần làm là hãy giữ bình tĩnh và tìm cách đến bệnh viện gần nhất. Đến cuối thai kỳ, lượng nước ối có thể lên đến 800 ml. Khi nước ối vỡ, bạn nên dùng một miếng băng vệ sinh hoặc thậm chí là một miếng khăn sạch để tránh làm ướt cơ thể.

Trong trường hợp thai vỡ ối non, điều bạn cần làm là đợi tử cung co thắt trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối để chuẩn bị lâm bồn. Bạn có thể tắm bồn hoặc tắm vòi sen vào thời điểm này, nhưng tránh quan hệ tình dục vì có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho con của bạn. Nếu hơn 24 giờ trôi qua kể từ khi vỡ ối và bạn không cảm thấy dấu hiệu gì chứng tỏ em bé sắp ra đời, bạn cần yêu cầu gặp bác sĩ ngay.

Trong trường hợp túi ối bị vỡ trước tuần 37 của thai kỳ, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức. Trên đường đến bệnh viện, nhớ chú ý đến nước ối. Mất nước ối có thể ảnh hưởng đến em bé và điều này sẽ hiển thị thông qua màu sắc của chất lỏng. Thay vì màu sắc rõ ràng, nước ối sẽ lẫn nhiều máu hoặc có màu xanh lục hoặc màu tối và có mùi hôi. Đó là dấu hiệu em bé trong bụng đang gặp tình trạng nguy hiểm.

Điều quan trọng là bạn phải nhận biết được những dấu hiệu vỡ ối khi nó diễn ra, đặc biệt là vỡ ối trước khi đến kỳ sinh nở. Khoảng 1/100 trẻ sơ sinh mang các triệu chứng nhiễm trùng, so với 1/200 đứa trẻ không bị vỡ ối trước khi thai kỳ kết thúc.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Mối nguy ở trẻ sơ sinh từ hội chứng hít nước ối phân su
  • Bạn có biết em bé trong bụng mẹ thở như thế nào?
  • Nguyên nhân, diễn biến và cách điều trị khi bị vỡ ối non
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách để bạn hẹn hò với người khác khi bị nhiễm HIV

(60)
Hẹn hò đối với người nhiễm HIV là một chuyện không dễ dàng, nhưng chúng ta hãy bỏ qua định kiến để có một cuộc sống hạnh phúc ... [xem thêm]

Những cơn hen suyễn có đang cản trở giấc ngủ của bạn?

(48)
Cơn hen suyễn thường xuất hiện rất nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời. Bạn hoàn toàn có thể đối phó kịp thời ... [xem thêm]

Bật mí các dưỡng chất giúp bạn làm giảm nếp nhăn

(50)
Nếp nhăn là một trong những dấu hiệu của quá trình lão hoá mà chúng ta không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể khiến quá trình này diễn ra chậm hơn ... [xem thêm]

Điều trị viêm khớp gối không phẫu thuật: Những thông tin bạn nên biết

(54)
Hiện tượng khớp gối đau, cảm giác cứng khớp ở một hoặc cả hai đầu gối là vấn đề phổ biến không chỉ ở người lớn tuổi. Tình trạng này gọi chung ... [xem thêm]

Tại sao mức đường huyết cao vào sáng sớm?

(70)
Bạn lo lắng khi mức đường huyết tăng cao vào mỗi sáng? Tình trạng này được gọi là “hiện tượng bình minh” hay “hiệu ứng bình minh” và thường xảy ra ... [xem thêm]

7 loại rau quả người rối loạn chức năng tiền đình nên ăn

(56)
Rối loạn chức năng tiền đình có thể khiến bạn mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Nếu xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau ... [xem thêm]

Chất béo thực phẩm: Những điều tốt và xấu

(27)
Một số chất béo nên có mặt trong chế độ ăn uống lành mạnh của bạn. Chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng bạn nên chắc chắn rằng bạn đang ... [xem thêm]

Lợi ích của việc tập yoga trước khi sinh

(20)
Các lớp học yoga trước khi sinh hiện đang rất phổ biến. Khi kết hợp với bài tập tim mạch (như đi bộ), yoga sẽ là một cách lý tưởng để các mẹ bầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN