Mãn kinh nam và những dấu hiệu bạn cần biết

(3.83) - 35 đánh giá

Sự thay đổi nội tiết tố là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, không giống như sự sụt giảm đáng kể của hormone sinh sản xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, hormone sinh dục nam sụt giảm dần theo tuổi tác. Dưới đây là một số thông tin thiết thực cho phái mạnh khi bước vào kỳ mãn dục.

Thuật ngữ “mãn kinh nam” đôi khi được dùng để mô tả mức testosterone thấp do quá trình lão hóa. Nó không giống với mãn kinh ở phụ nữ vì không có dấu hiệu rõ rệt ở giai đoạn này. Nhiều bác sĩ còn dùng tên gọi “mãn dục nam giới”, “hội chứng suy giảm testosterone”, “thiểu năng sinh dục nam do thiếu hụt androgen” và “suy tuyến sinh dục khởi phát muộn” để mô tả những thay đổi nội tiết tố do lão hóa ở nam.

Sự thật về hormone sinh dục của phái mạnh

Mức testosterone ở nam giới rất khác nhau. Những người đàn ông lớn tuổi có mức testosterone thấp hơn thanh niên trẻ. Từ sau tuổi 30, cùng với quy luật tự nhiên của cơ thể, lượng testosteron được sản sinh ngày một ít dần.

Các dấu hiệu cho thấy mức testosterone thấp

Một số nam giới có lượng testosterone thấp hơn bình thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhận biết nên xét nghiệm máu là cách duy nhất để chẩn đoán mức độ testosterone. Testosterone thấp có thể gây ra:

  • Những thay đổi trong chức năng tình dục: Giảm ham muốn tình dục và các vấn đề về cương dương, teo và xốp tinh hoàn;
  • Thay đổi thể chất: Tăng mỡ cơ thể, giảm số lượng lớn cơ bắp và sức mạnh, gây giòn xương, ngực bị đau hoặc phát triển lớn hơn. Các dấu hiệu khác bao gồm tình trạng rụng lông trên cơ thể. “Bốc hỏa” cũng là triệu chứng thường thấy nhất ở những người đàn ông có lượng testosterone cực thấp;
  • Thay đổi cảm xúc: Testosterone thấp có thể góp phần làm giảm động lực hay thiếu lạc quan, cảm thấy buồn hay chán nản hoặc thiếu tập trung, hay quên;
  • Mất ngủ: Testosterone đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên giấc ngủ. Suy giảm testosterone có thể gây ra chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ vào ban ngày, khó tập trung và cáu kỉnh.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra do các yếu tố khác mà không phải là testosterone thấp bao gồm: Tác dụng phụ của thuốc, các vấn đề về tuyến giáp, trầm cảm hoặc sử dụng rượu quá mức. Ngoài ra tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone. Một khi các tình trạng trên được xác định và điều trị, testosterone sẽ trở lại mức bình thường.

Cần làm gì để chặn đà giảm testosterone?

Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu và triệu chứng kể trên thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá nguyên nhân và lựa chọn cách điều trị.

Bạn không thể tăng sản xuất testosterone tự nhiên nhưng có thể làm theo các bước sau:

  • Lựa chọn lối sống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh và bao gồm các hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, năng lượng và khối lượng cơ. Hoạt động thể chất thường xuyên thậm chí có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn;
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân nếu cảm thấy xuống tinh thần: Một dấu hiệu khác thường của trầm cảm là dễ kích động, cáu gắt. Có nhiều đàn ông cố che giấu trầm cảm bằng cách sử dụng chất kích thích, ví dụ như đồ uống có cồn. Thế nhưng họ lại không biết rượu sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn. Sự cảm thông và khuyến khích từ bạn bè và gia đình sẽ có ích rất nhiều trong những trường hợp như vậy;
  • Cân nhắc khi sử dụng thảo dược: Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc bổ sung thảỏ dược là an toàn và hiệu quả cho việc điều trị nồng độ testosterone thấp do quá trình lão hóa. Thậm chí nếu sử dụng không có sự đồng ý của bác sĩ, có thể gây nguy hiểm và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Điều trị testosterone thấp với liệu pháp thay thế testosterone hiện đang gây tranh cãi. Đối với một số người, liệu pháp này làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, đối với những người khác thì những lợi ích của nó mang lại không rõ ràng và có những rủi ro tiềm ẩn như làm tăng nguy cơ đau tim, ung thư tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách điều trị phù hợp, hãy đi gặp bác sĩ để cân nhắc những ưu và khuyết điểm của từng phương pháp nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về bệnh nhiễm trùng đường tiểu?

(90)
So với người trẻ tuổi, người cao tuổi dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nếu không được điều trị tận gốc, tình trạng này có nguy cơ dẫn ... [xem thêm]

5 mẹo nuôi con thông minh của người Nhật

(15)
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được phối hợp các loại thực phẩm khác nhau và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ ăn ngon, ... [xem thêm]

Thực hành cách tắm cho bé trong bồn tắm lớn

(58)
Khi con đã lớn một chút, những chiếc thau không còn vừa với bé nữa. Lúc này, nếu nhà có bồn tắm, bạn hãy tham khảo cách tắm cho bé trong bồn tắm lớn ... [xem thêm]

Một số điều cần biết về thuốc Prednisolone

(59)
Thuốc Prednisolone được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi dùng Prednisolone bởi thuốc có thể ... [xem thêm]

Bệnh lậu ở nam giới

(26)
Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường ... [xem thêm]

Cạm bẫy cỏ Mỹ: Loại ma túy mới hiểm họa khôn lường!

(47)
“Cỏ Mỹ” là cơn lốc ngầm khủng khiếp đang thu hút giới trẻ. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về chất nghiện nguy hiểm này hay chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

5 vấn đề về da trong và sau thai kỳ bạn có thể gặp

(56)
Làn da trong và sau thai kỳ sẽ phải thay đổi rất nhiều. Nếu muốn nhanh chóng lấy lại sự mịn màng như xưa, bạn nên có sự quan tâm và biện pháp dưỡng da ... [xem thêm]

Bạn biết gì về máu?

(100)
Máu là mô lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, được tạo thành từ thành phần hữu hình là huyết tương và các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN