Mách mẹ cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho cả nhà

(4.27) - 44 đánh giá

Có lẽ ai cũng biết rằng bệnh sốt xuất huyết là do muỗi vằn truyền bệnh cho người nhưng vẫn có nhiều người chưa phân biệt được muỗi gây sốt xuất huyết với muỗi thường, vì sao chúng lại có khả năng lây bệnh…

Bệnh sốt xuất huyết bản chất là do virus gây ra nhưng virus gây bệnh này không tự nhiên lây sang người. Muỗi vằn chính là tác nhân trung gian truyền bệnh. Trong các biện pháp phòng bệnh thì cách hữu hiệu nhất là phòng tránh muỗi đốt và xua đuổi muỗi. Điều quan trọng để thủ tiêu được “kẻ truyền bệnh” này chính là hiểu rõ được đặc điểm của loài muỗi vẵn cũng như cách phân biệt với loại muỗi khác.

Bệnh sốt xuất huyết và muỗi gây bệnh

Bệnh sốt xuất huyết được liệt kê vào danh mục những loại bệnh thường gặp và nguy hiểm ở Việt Nam vì nguy cơ bùng dịch cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin tiêm phòng.

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên, cụ thể loại virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Nhiều người lầm tưởng rằng nếu đã từng mắc căn bệnh này rồi và chữa khỏi thì sẽ không bị nữa. Thực tế, khi mắc lần đầu, người đó vẫn có nguy cơ mắc bệnh thêm 3 lần đối với các chủng virus còn lại.

Ai cũng có thể là đối tượng của sốt xuất huyết mà đáng lo ngại nhất là trẻ em bởi sức đề kháng non yếu của các bé. Theo thống kê, trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 9 thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Với những bé dưới 1 tuổi, nếu mắc bệnh sẽ cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết với những loại khác

Bên cạnh muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết cũng có một loại muỗi nữa khá phổ biến đó là muỗi anophen gây sốt rét. Bạn có thể phân biệt xem muỗi anophen khác muỗi thường, muỗi vằn ở điểm nào qua các dấu hiệu sau.

1. Muỗi anophen

Nếu muỗi vằn là tác nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết thì muỗi anophen lại truyền ký sinh trùng gây bệnh sốt rét cũng nguy hiểm không kém.

Muỗi anophen trưởng thành thường có màu nâu sẫm và đen, cơ thể được chia làm ba phần đầu, ngực, bụng. Khác với những loài muỗi khác, lúc nghỉ ngơi phần bụng sẽ hướng lên, không hướng xuống dưới. Chiều dài của cơ thể muỗi bằng với chiều dài của vòi, trên cánh có các vẩy màu đen trắng.

Loài muỗi sốt rét này thường sinh sản tại những vùng nước ngọt. Trứng muỗi có khả năng tồn tại ở nhiệt độ lạnh. Muỗi cái giao phối nhiều lần trong vòng đời dù chỉ sống được vài tuần đến một tháng, chúng hút máu để bổ sung chất dinh dưỡng cho trứng. Khi đốt muỗi đậu chếch góc 50 đến 90 độ so với bề mặt đốt.

Muỗi anophen hoạt động từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc. Chúng thường đậu trong nhà vài giờ sau khi đốt người. Sau đó, chúng trú ngụ ở các bụi cây, khe kẽ.

2. Muỗi vằn

Muỗi vằn là muỗi gây sốt xuất huyết, trong đó đặc biệt là chủng aedes aegypti. Do chúng ta chưa hiểu rõ nhiều về đặc điểm sinh sống và hoạt động của muỗi như thế nào, nên công tác phòng chống sốt xuất huyết tại nhà vẫn chưa được hiệu quả.

Đặc điểm để xác định loại muỗi sốt xuất huyết này là muỗi có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng nên còn có tên gọi khác là muỗi vằn. Muỗi vằn cái sẽ đốt người và chúng hoạt động mạnh mẽ vào ban ngày, nhất là sáng sớm và chiều tối. Nơi sinh sống của chúng là những nơi tối tăm như xó nhà, trên quần áo, chăn màn.

Muỗi vằn sinh sản trong các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà như bể nước, lu, vại, chum, giếng, lọ cắm hoa… hay kể cả những đồ ve chai trong nhà.

Trứng của muỗi sẽ nở khi tiếp xúc với nước, trứng muỗi có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn suốt nhiều tháng. Trong vòng đời của mình, muỗi cái có thể đẻ trứng đến 5 lần, mỗi lần đến hàng chục trứng.

Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết thế nào?

Con đường lây truyền có thể bắt đầu bằng việc sau khi muỗi cái aedes aegypti hút máu người mắc bệnh sốt xuất huyết và mang mầm bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của muỗi là 10 – 12 ngày, khoảng thời gian này chính là lúc để virus nhân lên rồi di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi. Sau đó, muỗi truyền bệnh cho người lành thông qua vết đốt.

Bạn có thể xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

Người bệnh cũng chính là nguồn lây truyền virus cho những con muỗi khác. Đặc biệt là khi muỗi thay đổi vật chủ thường xuyên, nó sẽ có nguy cơ truyền virus cho nhiều người hơn nữa. Đó cũng là nguyên do khiến bệnh trở thành dịch lớn.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh tương đối nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh này có thể hoàn toàn phòng tránh được nếu chúng ta có biện pháp phòng chống muỗi gây sốt xuất huyết hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm ít kinh nghiệm trong việc phân biệt muỗi anophen và muỗi thường, muỗi thường và muỗi vằn để chủ động phòng ngừa bệnh do các loại muỗi này gây ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ bầu nên và không nên ăn những loại chất béo nào?

(57)
Không phải chất béo nào cũng có hại cho sức khỏe. Axit béo omega-3 (một loại chất béo không no) được khuyên dùng đặc biệt cho phụ nữ có thai. Chất béo là ... [xem thêm]

Cây sen: Bài thuốc quý giúp bạn luôn khỏe đẹp

(12)
Ở các nước Đông Á và Đông Nam Á, cây sen không chỉ mang lại vẻ đẹp thuần khiết cho quang cảnh mà còn được biết đến như một loại dược liệu y học ... [xem thêm]

Mách nhỏ 11 cách giúp bạn kiểm tra thị giác của con

(82)
Bạn nên kiểm tra thị lực của con từ sớm để có thể phát hiện tình trạng bất thường và tìm cách cải thiện. Với 11 cách của Chúng tôi, bạn có thể ... [xem thêm]

6 lời khuyên từ chuyên gia tim mạch nổi tiếng

(75)
Cuộc sống tất bật khiến nhiều khi ta quên đi việc chăm lo đến cơ quan quan trọng nhất của cơ thể: trái tim. Bộ phận làm việc chăm chỉ nhất này phải liên ... [xem thêm]

10 cách để bạn siêng tập thể dục buổi sáng

(35)
Tập thể dục buổi sáng là cách tuyệt vời để thúc đẩy năng lượng và tâm trạng cho ngày mới hứng khởi. Nhưng liệu bạn đã biết cách tập đúng? Những ... [xem thêm]

Son dưỡng môi cho trẻ em có thật sự an toàn?

(67)
Một số trẻ gặp tình trạng môi khô, nứt, thậm chí là chảy máu. Điều này khiến môi của trẻ bị đau và khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, nhiều bà ... [xem thêm]

7 mẹo đẩy lùi cơn đau đầu gối để chàng và nàng cùng thăng hoa

(67)
Đau đầu gối ở người lớn tuổi là tình trạng rất phổ biến. Cơn đau ngăn cản bố mẹ hay người thân của bạn tận hưởng cuộc sống tuổi già? Bạn đã ... [xem thêm]

Tác dụng của bí đao với sức khỏe và cách nấu trà bí đao

(36)
Tác dụng của bí đao khá phong phú như cải thiện thị lực, tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó, trà bí đao còn là thức uống giải nhiệt thanh mát ngày hè. Bí đao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN