Lứa tuổi thanh thiếu niên: Làm thế nào để khỏe mạnh

(4.47) - 85 đánh giá

Liệu những thói quen hiện nay có ảnh hưởng tới sức khỏe khi tôi lớn lên hay không?

Có. 65% nguyên nhân tử vong ở người lớn là do bệnh tim mạch, ung thư và đột quỵ. Trong nhiều trường hợp, những chứng bệnh này đều có thể ngăn ngừa được. Nhiều thói quen gây ra những chứng bệnh này bắt đầu từ lúc ta còn trẻ. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu hút thuốc khi còn là thanh thiếu niên thì có nhiều khả năng, khi nhiều tuổi bạn sẽ mắc bệnh ung thư hoặc đột quỵ.

Vậy tôi phải làm gì ngay từ bây giờ để duy trì sức khỏe?

  • Tránh sử dụng thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào. Tránh để không hít phải khói thuốc của người khác.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống cân bằng.
  • Không uống chất có cồn khi lái xe. Không ngồi sau xe của người đã uống chất có cồn hoặc đã dùng ma túy.
  • Khi chơi thể thao, cần sử dụng các loại dụng cụ bảo vệ đầu, như mũ bảo hiểm đi xe máy hoặc xe đạp.
  • Đừng bao giờ đi bơi một mình.
  • Hãy tâm sự với cha mẹ, hoặc tư vấn bác sĩ nếu bạn cảm thấy buồn chán hoặc có ý định tự làm hại thân thể mình.
  • Nếu quan hệ tình dục, hãy sử dụng bao cao su để tránh mang thai và tránh mắc bệnh lây qua đường tình dục. (Tuy nhiên hãy nhớ rằng tình dục “an toàn nhất” là không quan hệ tình dục.)
  • Hãy thường xuyên đi bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

​Bác sĩ có thể giúp được gì cho tôi?

Bác sĩ có thể giúp bạn bất cứ biện pháp nào dưới đây để giúp bạn duy trì sức khỏe:

  • Xác định cho bạn những nguy cơ đối với một số bệnh.
  • Đo chiều cao, cân nặng, lượng cholesterol và huyết áp.
  • Yêu cầu xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe nói chung hoặc để phát hiện ra một số bệnh nhất định.
  • Tiên chủng (tiêm vaccine) để giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số chứng bệnh, ví dụ như quai bị, bạch hầu hoặc viêm gan.

Ở độ tuổi của tôi, cần đặc biệt lưu ý những vấn đề gì?

Tai nạn xe, bị thương do vô ý, bị giết hại hoặc tự tử là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với thanh thiếu niên. Ở độ tuổi này, bệnh ung thư, bệnh tim cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Việc mang thai ngoài ý muốn, bị mắc bệnh truyền qua đường tình dục (kể cả nhiễm HIV và bệnh AIDS), không những gây hại tới sức khỏe mà còn có thể khiến bạn phải đối mặt với những vấn đề rắc rối của cá nhân và xã hội.

Có phải thanh thiếu niên nam có những nguy cơ về sức khỏe khác với thanh thiếu niên nữ hay không?

Đúng thế. Khác với thanh thiếu niên nữ, thanh thiếu niên nam thường không hay đeo dây an toàn khi lái xe. Họ còn có thể mang theo vũ khí, vướng vào các vụ ẩu đả, sử dụng thuốc lá không khói hoặc hút ma túy, uống nhiều rượu và có nhiều bạn tình. Mặt khác, thanh thiếu niên nữ giới cũng có một số nguy cơ đặc biệt. Họ thường tự tử nhiều hơn và thường cố gắng giảm cân bằng những biện pháp có hại hơn so với nam giới.

Khi lo lắng về sức khỏe hoặc cơ thể mình, tôi có nên trao đổi với bác sĩ hay không?

Nên. Việc trao đổi với bác sĩ nếu bạn lo lắng về sức khỏe hoặc về cơ thể là điều rất quan trọng. Bác sĩ sẽ ở bên bạn để giúp đỡ bạn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/safety-prevention/teenagers-how-to-stay-healthy.html

Biên dịch - Hiệu đính

Phạm Lan Anh - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc tránh thai có làm chị em giảm ham muốn?

(30)
Bạn không muốn có con trong vài tháng tới nên đã sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, sau đó lại cảm thấy giảm ham muốn trong chuyện “giường chiếu” và ... [xem thêm]

5 điều bạn cần biết trước khi làm tình dưới nước

(41)
Trải nghiệm làm tình dưới nước tuy thú vị nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không cẩn thận, trải nghiệm này có thể khiến bạn mang ... [xem thêm]

Đếm tế bào CD4+

(57)
Tên kỹ thuật y tế: Đếm tế bào CD4+Bộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungĐếm tế bào CD4+ là gì?Đếm tế bào CD4+ là xét nghiệm máu để xác định ... [xem thêm]

Sự trinh trắng: Một quyết định mang tính cá nhân

(87)
Đôi lúc có vẻ như mọi người trong trường đang bàn tán về việc ai đó còn trinh tiết không hay đã “mất”. Đối với cả nam lẫn nữ, áp lực thỉnh thoảng ... [xem thêm]

Ngoại hình và sự tự tôn

(29)
Những điều sau nghe có quen tai không? “Tôi cao quá.” “Tôi thấp quá.” “Tôi ốm quá.” “Nếu tôi thấp hơn/cao hơn/tóc quăn/tóc thẳng/chân dài hơn/mũi nhỏ ... [xem thêm]

Bật mí cho bạn thời điểm vàng để làm “chuyện ấy”

(80)
Khi bắt đầu một mối quan hệ mới, nhiều người đắn đo không biết khi nào nên làm chuyện ấy. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tình cảm và tính ... [xem thêm]

7 cách nói chuyện với chồng về chuyện ấy

(84)
Cuộc yêu giữa bạn và chồng sẽ có thể thăng hoa dần theo năm tháng nếu như bạn không e ngại nói chuyện với chồng về chuyện ấy để cả hai hiểu nhau ... [xem thêm]

Có thuốc tránh thai cho nam giới, vợ chồng bạn có dùng không?

(28)
Tin vui cho những nam giới muốn chia sẻ trách nhiệm ngừa thai với phụ nữ là các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công thuốc tránh thai cho nam giới và không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN