Lợi ích của nước cơm đối với trẻ nhỏ

(3.74) - 19 đánh giá

Nước cơm là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa và bổ dưỡng, phù hợp với bé hơn 5 tháng tuổi. Bên cạnh những lợi ích của nước cơm, còn có nhược điểm có thể bạn chưa biết.

Nước cơm là phần nước có chứa tinh bột và các chất dinh dưỡng được chắt ra từ nồi cơm đang sôi. Đây là một món ăn quen thuộc và vốn được biết đến là một loại thực phẩm ít gây dị ứng. Do đó, bạn có thể nghĩ đến nước cơm khi bé bắt đầu ăn giặm.

Lợi ích của nước cơm đối với trẻ nhỏ

Nước cơm đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé như:

  • Bước đầu cai sữa mẹ: Nước cơm là sự khởi đầu hoàn hảo để giúp bé cai sữa. Ở Việt Nam, nhiều bà mẹ thường cho bé uống nước cơm vì thực phẩm này dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước cơm để thay thế hoàn toàn sữa mẹ hay sữa công thức vì nó không có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà bé cần.
  • Giàu vitamin: Gạo là nguồn cung cấp các vitamin như vitamin B3, B2, B1 và B6. Các vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh, thị giác, da, hệ tiêu hóa và giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
  • Điều trị tiêu chảy: Nước cơm được pha với Oresol có tác dụng điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Hỗn hợp này giúp bé ít đi tiêu nên hạn chế mất nước. Ngoài ra, nước cơm cũng chứa nhiều calorie và giúp chậm giải phóng carbohydrate trong ruột. Không chỉ giúp điều trị tiêu chảy, nước cơm còn rất hữu ích trong việc điều trị táo bón nữa đấy.
  • Điều trị bệnh chàm: Nước cơm giúp giảm các triệu chứng của bệnh chàm như khô da, da nổi mẩn đỏ… Nước cơm đã được chứng minh là giúp xoa dịu da. Thay vì sử dụng kem và các loại thuốc mỡ, bạn có thể sử dụng nước cơm để điều trị bệnh chàm mà không cần lo đến tác dụng phụ.
  • Tăng năng lượng: Đây là loại thức uống rất giàu carbohydrate và là nguồn năng lượng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh.
  • Hạ sốt: Nước cơm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời khi bé bị sốt và chán ăn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hạ sốt.
  • Tiết kiệm và dễ chuẩn bị: Nước cơm có thể được chế biến từ tất cả các loại gạo bán trên thị trường vì đa số các loại gạo đều có hàm lượng dinh dưỡng giống nhau. Ngoài ra, nó còn rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần nấu cơm và chắt nước ra là được.

Giá trị dinh dưỡng của gạo

Gạo là loại lương thực chủ yếu ở các nước châu Á và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như:

  • Nước – 13,29g
  • Carbohydrate – 79,15g
  • Protein – 6,5g
  • Chất béo – 0,52g
  • Năng lượng – 358kcal
  • Chất xơ – 2,8g
  • Sắt – 4,23mg
  • Canxi – 3mg
  • Phốt pho – 95mg
  • Magiê – 23mg
  • Kali – 76mg
  • Natri – 1mg
  • Kẽm – 1,1mg
  • Vitamin B1 – 0,565mg
  • Vitamin B2 – 0,048mg
  • Vitamin B3 – 4,113mg
  • Axit folic – 389mcg
  • Vitamin B6 – 0,171mg

Nhược điểm của nước cơm

Thiếu chất dinh dưỡng: Nước cơm chủ yếu chứa các chất dinh dưỡng được hòa tan từ gạo nên giá trị dinh dưỡng không bằng gạo. Vì vậy, nó không cung cấp đủ lượng calorie bị mất khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, nước cơm cũng không chứa đủ natri và kali. Do đó, nó nên được sử dụng cùng với Oresol để điều trị tiêu chảy.

Không thể thay thế sữa mẹ: Nước cơm cũng không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức vì nó không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng mà bé cần.

Có thể gây dị ứng: Tuy điều này ít xảy ra, nhưng với bé có cơ địa hay dị ứng, bạn cũng nên thoa thử một ít nước cơm lên da bé trước khi cho bé ăn. Nếu bé bị dị ứng với yến mạch và lúa mạch thì nhiều khả năng bé cũng sẽ bị dị ứng với gạo. Một số triệu chứng của dị ứng như đầy hơi, đau bụng, nôn mửa, khó thở, phát ban…

Những lưu ý khi cho bé dùng nước cơm

  • Trước khi cho bé dùng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết rằng đúng thời điểm hay chưa.
  • Kiểm tra dị ứng trước khi cho bé dùng. Thoa một ít nước cơm lên da bé hoặc cho bé uống một ngụm nhỏ để xem bé có các triệu chứng dị ứng như nôn mửa, phát ban, khó thở… không.
  • Không bao giờ cho bé uống nước cơm để thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, bạn có thể trộn nước cơm với sữa công thức để cho bé uống.
  • Vo gạo kỹ trước khi nấu bởi các chất bẩn có thể bám vào gạo.
  • Bạn nên chọn loại gạo có hạt vừa hoặc nhỏ.
  • Tránh thêm sữa đậu nành vào nước cơm vì nó có thể khiến các bé bị dị ứng thực phẩm nghiêm trọng hơn.
  • Thận trọng khi dùng gạo lứt. Mặc dù gạo lứt giàu dinh dưỡng hơn gạo trắng nhưng nó có thể chứa các loại chất xơ khó tiêu hóa.

Cách làm nước cơm

Chuẩn bị

  • 2 thìa súp gạo
  • 1 ly nước

Cách làm

  • Vo gạo bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn hoặc tạp chất
  • Cho gạo vào nồi và thêm nước. Đun cho đến khi gạo nở mềm
  • Chiết lấy nước. Nếu bé hơn 1 tuổi, bạn có thể cho thêm một ít muối để tăng hương vị
  • Pha loãng nước gạo trước khi cho bé bú.

Nước cơm là một thức uống đơn giản và an toàn dù bé đang trong độ tuổi cai sữa hay đã đủ tuổi để ăn thức ăn đặc. Tuy nhiên, trước khi cho bé dùng nước cơm, bạn đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tắc tia sữa – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

(88)
Không ít mẹ nuôi con bằng sữa mẹ bị tắc tia sữa nhưng không biết cách xử lý kịp thời khiến bầu vú bị áp xe, viêm vú gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ... [xem thêm]

Hiểu rõ về đồ chơi tình dục từ A-Z

(59)
Với những cặp yêu nhau hay kết hôn một thời gian dài mà muốn đổi gió “chuyện ấy” thì đồ chơi tình dục (sex toys) quả là lựa chọn phù hợp với bạn. ... [xem thêm]

Thừa hoặc thiếu cân có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo

(32)
Tìm hiểu chungChảy máu trong là bệnh gì?Mọi thường thường hiểu rằng chảy máu trong nghĩa là chảy máu mà không thể nhìn thấy được ở bên ngoài cơ thể, ... [xem thêm]

Bạn đã nặn mụn đúng cách chưa? Cùng tìm hiểu nhé!

(66)
Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ da liễu không khuyến khích bạn trị mụn bằng cách nặn vì có nguy cơ dẫn đến một số biến cố khó lường. Tuy nhiên, đôi ... [xem thêm]

Tư thế trái núi và những lợi ích cho sức khỏe

(62)
Ngày nay, yoga dần trở nên phổ biến và đã trở thành một trong những phương pháp luyện tập mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đó, yoga bao gồm nhiều ... [xem thêm]

10 sự thật về mãn kinh mọi phụ nữ cần biết

(42)
Những sự thật về mãn kinh có thể làm bạn ngạc nhiên khi bước qua độ tuổi 50. Hiểu một cách nôm na, thời điểm đánh dấu bạn chính thức bước vào giai ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bú mẹ có cần bổ sung thêm vitamin?

(83)
Nhiều mẹ thắc mắc với Chúng tôi rằng có cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ sơ sinh bú mẹ không. Câu trả lời là có, nhưng trong một số trường hợp ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Trung tâm Y khoa Đại học Đà Nẵng

(100)
Trung tâm Y khoa Đại học Đà Nẵng hoạt động theo mô hình của bệnh viện đa khoa chất lượng cao, ưu tiên phát triển hệ thống chẩn đoán cận lâm sàng hiện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN