Liệu pháp bổ sung và thay thế cho điều trị ung thư phổi

(4.14) - 50 đánh giá

Bên cạnh những phương pháp điều trị ung thư phổi thông thường, liệu pháp bổ sung và thay thế cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng và các tác dụng phụ từ thuốc điều trị bình thường.

Liệu pháp bổ sung và thay thế (CAM) có thể dùng để điều trị các triệu chứng ung thư phổi và tác dụng phụ từ điều trị ung thư phổi. Tuy nhiên, những liệu pháp này không phải là các phương pháp chữa trị độc lập. Bạn có thể thử liệu pháp bổ sung và thay thế để cảm thấy tốt hơn trong và sau khi điều trị ung thư bằng các phương pháp thông thường.

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu khoa học hỗ trợ và các ý kiến trái chiều về hiệu quả của liệu pháp bổ sung và thay thế, nhiều người đã thành công trong việc sử dụng các liệu pháp CAM trong việc kiểm soát ung thư phổi.

Các liệu pháp điều trị thay thế có tác dụng không?

Theo Trung tâm Quốc gia về Liệu pháp bổ sung và thay thế, có một số bằng chứng khoa học cho thấy độ an toàn và hiệu quả của một vài liệu pháp điều trị thay thế. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề còn nghi ngờ mà chưa tìm được câu trả lời.

Những câu trả lời về cơ chế tác động của các liệu pháp, độ an toàn và các tuyên bố đó có đúng hay không thường không dễ dàng tìm kiếm hoặc từ các nguồn tin không đáng tin cậy.

Để chắc chắn, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bất kỳ liệu pháp điều trị thay thế nào để đảm bảo chúng sẽ phù hợp với bạn.

Châm cứu

Châm cứu là một phương thức chữa bệnh gia truyền có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó hoạt động dựa trên sự kích thích các huyệt đạo trên cơ thể bằng những cây kim rất mảnh. Liệu pháp điều trị này giúp khôi phục dòng năng lượng tự nhiên trong cơ thể và theo quan niệm xưa, chính sự mất cân bằng năng lượng là nguyên nhân gốc rễ của mọi bệnh tật.

Hầu như tất cả những người mắc phải ung thư phổi đều phải đối mặt với các triệu chứng liên quan đến bệnh hoặc quá trình điều trị. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Lo lắng
  • Buồn nôn
  • Đau đớn
  • Trầm cảm
  • Cảm thấy chán chường

Châm cứu có thể mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát buồn nôn và nôn liên quan đến hóa trị. Đây cũng là liệu pháp giúp kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật.

Liệu pháp mùi hương

Liệu pháp mùi hương sử dụng tinh dầu để kích thích các vùng trên não có tác động đến cảm xúc của bạn. Báo cáo từ Viện Ung thư Quốc gia cho thấy tinh dầu có khả năng chống lại bệnh tật.

Tinh dầu cũng giúp bạn cảm thấy bình yên hơn và cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các loại tinh dầu giúp tăng cường sức khỏe tinh thần bằng cách giảm những triệu chứng sau:

  • Căng thẳng (stress)
  • Trầm cảm
  • Đau đớn
  • Buồn nôn

Các loại tinh dầu thường hay được sử dụng trong liệu pháp mùi hương bao gồm:

  • Tinh dầu hoa oải hương giúp bạn bình tĩnh hơn
  • Tinh dầu hương trầm phù hợp cho không gian thiền định
  • Tinh dầu hoa nhài,khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng, bay bổng
  • Tinh dầu bạc hà giảm cảm giác buồn nôn
  • Tinh dầu hương thảo giúp giảm đau và sung huyết

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã cho thấy tinh dầu cỏ xạ hương (húng tây, thyme) có khả năng tiêu diệt một số tế bào ung thư, bao gồm tế bào ung thư phổi.

Bạn có thể dùng vài giọt tinh dầu trộn chung với dầu jojoba, xoa vào các điểm chịu nhiều áp lực như cổ tay, cổ và sau tai. Bạn cũng có thể thêm 4–5 giọt tinh dầu vào bồn tắm để thư giãn.

Thảo dược

Ở Trung Quốc, có hơn 133 loại thảo dược được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng để điều trị ung thư phổi. Những thực phẩm bổ sung này được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị thông thường như hóa trị.

Mọi người tin rằng bổ sung các chất từ thảo dược giúp giảm triệu chứng ung thư phổi và tác dụng phụ của quá trình điều trị bệnh, thậm chí có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.

Các thảo dược thường được sử dụng trong thực phẩm chức năng bao gồm:

  • Hoàng kỳ (astragalus): giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm chậm sự phát triển của khối u, ngăn ngừa khối u lan rộng và có thể tăng cường hiệu quả của thuốc hóa trị
  • Nam sa sâm: hoạt động như một loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị ho khan, có tác dụng giảm viêm, giảm tính thấm qua mô
  • Rễ cam thảo: được biết đến như một chất làm tăng tiết nhầy, thường được kê đơn dùng giảm ho và điều trị khó thở
  • Nấm phục linh: hoạt động như thuốc lợi tiểu ở bệnh nhân bị phù (do giữ nước dưới da), giảm đờm và cải thiện giấc ngủ ở người mất ngủ
  • Cỏ lưỡi rắn: được cho là có thể tiêu diệt tế bào ung thư phổi
  • Rễ măng tây: có thể tiêu diệt và ngăn ngừa các tế bào ung thư phổi phát triển

Thông thường, bạn sẽ không có tác dụng không mong muốn nghiêm trọng xảy ra khi dùng thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược cùng với các phương pháp điều trị ung thư phổi bình thường.

Tuy nhiên, một số trường hợp, thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc biến chứng. Bạn cần phải thông báo cho bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chế phẩm thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung nào.

Xoa bóp

Xoa bóp hay mát xa có thể giúp bạn giảm đau và cảm thấy thư giãn. Các nhà trị liệu sẽ dùng tay hoặc chân để tạo áp lực lên các vùng cơ, giúp bạn giãn cơ, giảm đau và căng thẳng. Những người bị ung thư phổi thường cảm thấy đau ở các dây thần kinh hoặc cơ bắp xung quanh các khu vực sau:

  • Ngực
  • Cổ
  • Lưng trên
  • Vai

Khi tìm kiếm một nhà trị liệu chuyên về mát xa, hãy tìm một người có kinh nghiệm điều trị cho những người bị ung thư. Họ sẽ biết các kỹ thuật chính xác phù hợp với từng giai đoạn ung thư và tình trạng điều trị bệnh của bạn.

Thôi miên

Các nhà trị liệu sử dụng phương pháp thôi miên để đưa bạn vào trạng thái tập trung cao độ. Theo nghiên cứu, thôi miên có thể giúp giảm bớt lo lắng, buồn nôn và đau liên quan đến ung thư. Nó cũng có thể giúp những người bị ung thư phổi từ bỏ thuốc lá.

Thiền

Thiền là một trạng thái giúp bạn tịnh tâm, chìm đắm vào những suy nghĩ nội tâm giúp làm dịu tâm trí và không để ý đến những “thị phi” ngoài cuộc sống.

Phương pháp này có thể hữu ích trong việc giảm căng thẳng liên quan đến ung thư phổi. Kỹ thuật thở sâu khi thiền cũng giúp người bệnh ung thư phổi tăng cường chức năng phổi.

Dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người sẽ thay đổi liên tục trong suốt quá trình điều trị bệnh, không có chế độ ăn riêng nào cho người bị ung thư phổi. Tuy vậy, một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tình trạng ung thư phổi.

Người bị ung thư phổi cần duy trì một cân nặng khỏe mạnh, có được năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết để trải qua điều trị.

Một vài lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư phổi bao gồm:

  • Tránh các loại thực phẩm và đồ uống ít calo hoặc không bổ dưỡng như soda, khoai tây chiên
  • Ăn bất cứ khi nào bạn cảm thấy đói
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống các món nhiều calo nếu cần thiết
  • Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị khi nấu ăn để làm cho thức ăn hấp dẫn hơn
  • Dùng các thực phẩm lỏng hoặc được xay nhuyễn nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn ba bữa chính
  • Uống trà bạc hà và gừng để giảm buồn nôn
  • Tránh thay đổi chế độ ăn uống trừ khi bạn nói chuyện với bác sĩ trước
  • Tư thế khi ăn ngay ngắn và không nằm xuống ngay sau khi ăn
  • Ăn thức ăn nhạt nếu dạ dày hoặc miệng của bạn bị đau
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ để giảm táo bón

Yoga

Yoga là một loạt các bài tập phối hợp nhiều tư thế cơ thể với việc luyện tập thở kéo dài, có thể cảm giác như là một hình thức thiền di chuyển. Yoga có khả năng giúp bạn giảm bớt lo lắng, trầm cảm và mất ngủ, đồng thời mang lại cảm giác hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó, yoga có thể giúp những người bị ung thư phổi được thư giãn và ngủ ngon hơn. Tư thế yoga đảo ngược giúp máu lưu thông từ chân và xương chậu về lại tim, sau đó qua phổi – nơi máu được trao đổi oxy mới.

Tương lai của các liệu pháp bổ sung và điều trị

Hiện nay, các liệu pháp bổ sung và điều trị đang là vấn đề được nhiều thử nghiệm lâm sàng quan tâm đến. Những thử nghiệm này so sánh liệu pháp bổ sung và thay thế với những phương pháp điều trị thông thường và làm thế nào để những liệu pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều trị bệnh tiêu chuẩn.

Viện Ung thư Quốc gia lưu ý rằng bạn không nên xem một phương pháp điều trị thay thế cụ thể nào đó là an toàn hoặc hiệu quả cho đến khi nó được trải qua nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, tương tự như phương pháp điều trị ung thư thông thường.

Ngay cả khi các liệu pháp bổ sung và thay thế được chứng minh bởi các nghiên cứu, nó vẫn có thể can thiệp vào điều trị hiện tại của bạn hoặc mang lại những tác dụng không mong muốn.

Do đó, bạn nên luôn luôn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị bằng liệu pháp bổ sung và thay thế. Bạn cũng cần hỏi bác sĩ có biết về các nghiên cứu hỗ trợ cho kết quả mà bạn muốn hay không và liệu họ có thể giới thiệu cho bạn vài phương pháp phù hợp không.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dấu hiệu của người “giận quá mất khôn”

(84)
Giận dữ là cách thể hiện những cảm xúc tức giận mạnh mẽ, những cảm xúc này có thể bắt nguồn từ sự thất vọng hoặc sự phiền toái. Trong một số ... [xem thêm]

Các cách phòng tránh lây nhiễm HIV cực hiệu quả

(15)
HIV là căn bệnh mang “án tử” cho người mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.Nếu bạn đang ... [xem thêm]

Chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh không quá khó

(98)
Nhiều người thấy con mình hay rụng tóc, tóc rớt nhiều ở gối nhưng ít ai quan tâm đến việc phải làm gì để chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh. Thật ra, muốn chăm ... [xem thêm]

Bệnh tim vẫn có thể tập thể dục

(18)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

Chuẩn bị túi sinh tồn trong trường hợp khẩn cấp

(88)
Sử dụng đai đỡ bụng bầu thực sự là một lựa chọn lý tưởng được khuyến khích và không gây hại cho em bé của bạn.Đai đỡ bụng bầu được thiết kế ... [xem thêm]

7 cách nuôi con khỏe mạnh thông minh mẹ nên biết

(46)
Mỗi đứa trẻ sinh ra không chỉ là tình yêu mà còn là ước mơ của cả ba mẹ. Đặc biệt, cách nuôi con khỏe mạnh từ thuở bé ảnh hưởng rất nhiều đến ... [xem thêm]

14 công dụng của sen giúp bạn vừa đẹp da lại khỏe người

(41)
Công dụng của sen không chỉ đơn giản là một món chè giải khát trong những ngày hè nóng bức mà còn là một liệu pháp điều trị tự nhiên cho các chứng mất ... [xem thêm]

Đau lưng sau khi tập luyện: Hiểu rõ để phòng ngừa!

(28)
Thông thường, các cơn đau lưng sau khi tập luyện thường do căng cơ hoặc dây chằng trên lưng. Nếu cơn đau không nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị tại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN