Làm thế nào để tự vệ?

(4.22) - 58 đánh giá

Có thể bạn đã từng xem cảnh như sau trong các bộ phim: Một cô gái đi bộ qua một bãi đỗ xe vắng người. Đột nhiên, một gã trông bặm trợn từ sau chiếc xe dã ngoại lao ra. Cô gái ném chùm chìa khóa vào mắt hắn hoặc đạp vào chỗ hiểm của hắn. Trong lúc hắn đang đau đớn thì cô gái nhảy vào xe của mình và nhấn ga chạy thoát.

Nhưng đó chỉ là cảnh trong phim. Còn thực tế sẽ như thế này: Khi cô gái định ném chùm chìa khóa vào mắt hoặc định đá và kẻ đó, thì hắn đã lường trước được và sẽ tóm lấy tay hoặc chân của cô, kéo cô ngã xuống. Tức giận vì bị cô gái đánh trả, hắn đè cô xuống nền đất. Như vậy cô gái đã ở trong thế không thể tự vệ được nữa, cô không thể chạy thoát được.

Nhiều người cho rằng tự vệ có nghĩa là có những cú đá như trong môn karate vào chỗ hiểm hoặc đập vào mắt kẻ tấn công mình. Nhưng thực thế thì tự vệ có nghĩa là làm tất cả mọi thứ để tránh xung đột với kẻ đe dọa hoặc tấn công. Tự vệ có nghĩa là vận dụng trí thông minh, chứ không phải dùng nắm đấm.

Hãy dùng tri thức để tự vệ

Các bạn (cả nam lẫn nữ) khi bị đe dọa, nếu các bạn đánh lại để tự vệ thì chỉ làm cho tình hình thêm xấu đi mà thôi. Kẻ tấn công, là người đã rất hung dữ vì lượng adrenaline trong máu cao, hẳn sẽ trở nên hung tợn và bạo lực hơn nếu bạn đánh lại. Cách tốt nhất để xử lý bất cứ vụ tấn công hoặc đe dọa tấn công nào là tránh đi. Nếu làm được như vậy, cùng lắm là bạn chỉ bị thương mà thôi.

Một cách tránh không để bị tấn công là tin vào bản năng của chính mình. Bản năng, cộng với tri thức của bạn, có thể giúp bạn tránh khỏi tai nạn. Ví dụ, bạn đang chạy một mình trên đường tập tại trường, và bạn cảm thấy hình như có ai đang theo dõi mình. Đó chính là bản năng đã mách bảo bạn điều gì đó. Tri thức sẽ mách bảo bạn rằng tốt nhất là nên quay trở lại nơi đông người.

Làm giảm căng thẳng tình huống xấu

Kẻ tấn công, không phải lúc nào cũng là kẻ lạ nhảy bổ từ bóng tối ra. Thật đáng tiếc là các bạn thanh thiếu niên có thể bị người quen biết tấn công. Đây chính là lúc cần phải biết thêm một kỹ năng tự vệ quan trọng khác. Một kỹ năng mà những chuyên gia về tự vệ và đàm phán gọi là làm giảm căng thẳng tình huống .

Làm giảm căng thẳng tình huống có nghĩa là nói và làm sao để ngăn không cho tình hình xấu đi. Một ví dụ cơ bản về cách làm này là khi gặp cướp, hãy đưa tiền cho chúng chứ đừng cố gắng chống lại hoặc chạy đi. Tuy nhiên cũng có những cách làm khác để giảm căng thẳng tình huống. Ví dụ, nếu có kẻ nào gây khó dễ với bạn, mà xung quanh không có ai, thì bạn nên tuân theo đề nghị của người đó. Điều này không có nghĩa là bạn “hoàn toàn” tuân thủ đề nghị của họ, mà chỉ là cách bạn sử dụng từ ngữ để thoát ra khỏi tình huống đó. Bạn có thể lái sự quan tâm của kẻ đó sang vấn đề khác (Ví dụ: Ơ, mình vừa nghe thấy chuông báo tiết thứ 3), để bình tĩnh thoát ra khỏi tình huống đó.

Giữ bình tĩnh cũng là một cách để giảm căng thẳng tình huống. Hãy học cách khống chế sự tức giận của bản thân sao cho có hiệu quả để có thể thương lượng hoặc tránh đi mà không cần phải dùng tới nắm đấm hoặc vũ khí.

Mặc dù không phải lúc nào các cách giảm căng thẳng tình huống cũng có tác dụng, song nó sẽ có hiệu quả nếu bạn giữ được bình tĩnh và không để kẻ xấu có thêm bất cứ cơ hội tấn công nào nữa. Dù kẻ đó là người lạ hay người quen, dùng những lời nói và hành động không gây kích thích kẻ tấn công, sẽ giúp bạn có thể tự chủ được tình huống.

Giảm nguy cơ bị tấn công

Một khía cạnh khác của tự vệ là thực hiện những gì có thể giúp bạn được an toàn. Sau đây là một vài gợi ý của Ủy ban Quốc gia về Ngăn chặn Tội phạm và của một số chuyên gia trong lĩnh vực này:

  • Tìm hiểu kỹ về môi trường xung quanh. Đi dạo hoặc tụ tập với bạn bè ở những nơi thoáng đãng, có chiếu sáng tốt và dễ đi lại. Nắm vững những địa điểm trên đường bạn thường đi dạo, ví dụ như các tòa nhà, bãi đậu xe, công viên v.v. Đặc biệt là cần lưu ý tới những địa điểm dễ có người nấp, ví dụ như cầu thang hoặc bụi cây.
  • Tránh đi đường tắt, đi qua những nơi hẻo lánh.
  • Nếu phải đi ra ngoài vào ban đêm, nên đi theo nhóm
  • Nên cho cha mẹ và bạn bè thân thiết biết thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày của mình (ví dụ như giờ lên lớp, hoạt động thể thao, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ v.v.). Nếu bạn đi hẹn hò hoặc đi ăn uống với bạn bè sau khi xem thể thao, hãy thông báo cho người thân biết nơi bạn sẽ đi và khi nào bạn định về.
  • Hãy quan sát xem nơi mình đến như thế nào. Trông nơi đó có an toàn không? Bạn có cảm thấy yên tâm khi ở đó hay không? Hãy quan sát xem những người xung quanh có cùng chia sẻ quan điểm đối với các hoạt động giải trí như bạn hay không và nếu thấy rằng những người xung quanh không đáng tin tưởng, hãy rời khỏi nơi đó.
  • Hãy để cho người khác thấy sự tự tin của bạn thông qua những biểu hiện của cơ thể. Ví dụ như thể hiện rằng bạn hiểu rõ nơi mà bạn đang tới và có hành động nhanh nhậy.
  • Khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hãy cố ngồi gần người điều khiển phương tiện và tránh không ngủ gật. Kẻ xấu thường nhắm tới những người không đề phòng cẩn thận.
  • Nếu có điều kiện, nên mang theo điện thoại di động. Cần kết nối điện thoại của bạn với số điện thoại của cha mẹ.
  • Đừng ngần ngại khi thông báo cho cảnh sát biết các trường hợp tội phạm trong khu vực mình sinh sống hoặc ở trường học của mình.

Hãy tham gia các khóa học về tự vệ

Cách tốt nhất – và trên thực tế là cách duy nhất – để chuẩn bị cho mình khả năng chống lại kẻ xấu là tham dự các khóa học về tự vệ. Chúng tôi cũng có thể giới thiệu với các bạn các kỹ năng cần thiết trong bài viết này, nhưng cũng có những điều mà bạn chỉ có thể học trực tiếp từ người hướng dẫn.

Một khóa học tự vệ tốt có thể giúp bạn hiểu cách đánh giá tình hình để quyết định cần phải làm gì. Những khóa học này cũng có thể dạy cho bạn những kỹ năng đặc biệt để thoát khi bị kẻ xấu bắt giữ hay những kỹ năng tự vệ khác. Ví dụ kẻ tấn công thường đoán trước được đối tượng sẽ phản ứng như thế nào – chẳng hạn như sẽ đá vào chỗ hiểm hoặc đập vào mắt chúng, và một khóa học tự vệ tốt sẽ dạy bạn những cách làm cho kẻ tấn công ngạc nhiên và khiến chúng bị bất ngờ.

Một trong những điểm quan trọng nhất mà mọi người thường có được sau khi tham dự những khóa học tự vệ là sự tự tin. Điều duy nhất bạn cần nghĩ tới trong khi bị tấn công là “liệu chiến thuật tự vệ này có thực sự thành công hay không?” Nếu bạn đã có kinh nghiệm thực hành rồi thì trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể hành động dễ dàng hơn.

Khóa học tự vệ sẽ có những giờ thực hành, nên nếu bạn tham gia những khóa học này cùng với một người bạn, thì bạn có thể tiếp tục luyện tập sau giờ học để không bị quên.

Hãy tìm đến các cơ sở như bệnh viện, các tổ chức cộng đồng xung quanh nơi mình ở xem có những khóa dạy tự vệ hay không. Có thể những nơi đó không có lớp, nhưng cũng có thể họ sẽ giới thiệu với bạn nơi tổ chức các khóa học như vậy. Các giáo viên thể dục hoặc nhưng nhân viên tư vấn học đường ở trường học của bạn có thể là người biết nhiều về lĩnh vực này.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/safety-prevention/self-defense.html

Biên dịch - Hiệu đính

Phạm Lan Anh - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thủ dâm ở nam giới: 5 điều mà bạn chưa hề hay biết

(84)
Thủ dâm, hay cọ xát bộ phận sinh dục, là một cách thức tự nhiên để khám phá cơ thể cùng những thỏa mãn về tình dục. Đàn ông cho rằng mình là chuyên gia ... [xem thêm]

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh HIV

(48)
Càng có nhiều thông tin về bệnh HIV thì người bệnh càng có khả năng tự chăm sóc cho bản thân tốt hơn, đặc biệt là việc phòng tránh và điều trị các ... [xem thêm]

Săng giang mai và mối quan hệ với bệnh giang mai

(73)
Rất nhiều người còn mơ hồ về săng giang mai và không biết nó có liên quan gì với bệnh giang mai hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn ... [xem thêm]

Quan hệ qua hậu môn: lạ thì có lạ nhưng…

(42)
Ngày nay con người đã không còn chỉ thích “yêu” theo lối truyền thống, họ còn phát hiện ra các vị trí nhạy cảm khác như hậu môn để thực hiện việc ... [xem thêm]

Dấu hiệu HIV ở nam giới mà bạn cần lưu ý

(74)
Việc phát hiện sớm dấu hiệu HIV ở nam giới sẽ giúp bạn làm chậm tiến triển bệnh đến giai đoạn nặng và hạn chế lây nhiễm bệnh.Theo Tổ chức Y tế ... [xem thêm]

Vi khuẩn chlamydia trachomatis và những thông tin bạn nên biết

(52)
Chlamydia trachomatis thường được biết đến là thủ phạm gây bệnh chlamydia, một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Bệnh thường không có triệu chứng ... [xem thêm]

Nói chuyện với cha mẹ hoặc người lớn như thế nào?

(56)
Bạn có thể nói chuyện với bạn bè nhiều hơn với cha mẹ của mình. Đó là điều tự nhiên. Ngay cả khi bạn và cha mẹ có một mối quan hệ tuyệt vời, bạn ... [xem thêm]

Khám phá bí quyết đạt cực khoái ở nam giới

(92)
Bạn đang chuẩn bị một đêm hẹn hò lãng mạn với cô ấy? Hãy tìm hiểu về cực khoái ở nam giới để dẫn dắt cuộc yêu cháy bỏng như ý nhé!Cảm giác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN