Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 6 tháng tuổi

(3.84) - 39 đánh giá

Khi bước sang tháng thứ 6, ngoài sữa mẹ thì bé cần bổ sung thêm thức ăn dặm. Vậy mẹ cần lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi như thế nào?

Trước 6 tháng tuổi, dù trẻ bú sữa rất nhiều nhưng vẫn có vẻ đói. Vì thế, một số bà mẹ đã cho bé ăn dặm. Vậy, việc làm này có đúng không? Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm bạn nhé!

Bé có cần phải ăn thêm gì ngoài sữa không?

Trước khi bé 6 tháng tuổi, bạn không cần cho con ăn gì thêm ngoài sữa mẹ. Nếu bạn cho con bú sữa ngoài, hãy chọn loại sữa công thức có ghi rõ dành cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu, ngoại trừ trường hợp bác sĩ khuyên sử dụng một loại sữa khác. Bộ Y tế cho biết tốt nhất là bạn chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau thời gian này, bạn nên cho con ăn thêm vì sữa mẹ không còn cung cấp đủ cho bé mọi chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là chất sắt.

Mặc dù ngũ cốc từ lâu được xem là thực phẩm phổ biến cho trẻ ăn dặm nhưng nó không phải là lựa chọn duy nhất. Các sản phẩm khác như thịt, trái cây, rau quả hoặc ngũ cốc đều là một nguồn thực phẩm tốt khi trẻ bắt đầu ăn dặm miễn là nó nhỏ, mềm và mịn. Thịt là một lựa chọn tốt vì nó có hàm lượng chất sắt cao, trẻ sẽ hấp thụ vi chất này tốt hơn so với trong ngũ cốc.

Tại sao phải đợi đến 6 tháng mới cho trẻ ăn dặm?

Để an toàn, bạn không nên cho bé ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ cho đến khi bé đủ 6 tháng tuổi. Bằng cách này, bé sẽ ít có nguy cơ bị:

  • Nhiễm độc thức ăn vì hệ tiêu hóa của bé đã trưởng thành hơn;
  • Dị ứng thực phẩm vì khi đó hệ thống miễn dịch của bé đã mạnh hơn.

Nếu bạn cảm thấy bé đã có thể ăn thức ăn rắn trước 6 tháng tuổi, đừng vội mà hãy cho bé bú nhiều sữa hơn. Nếu bé nhà bạn bú sữa công thức, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về một loại sữa công thức khác có nhiều dưỡng chất hơn.

Thông thường, nhiều người cho trẻ ăn dặm từ từ lúc 4 tháng tuổi, bằng cách cho con ăn thừ 1-2 thìa cà phê mỗi ngày. Khi cho bé ăn bất cứ thứ gì, bố mẹ cần lưu ý vấn đề an toàn và loại bỏ những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng. Các loại thực phẩm dễ làm cho bé bị dị ứng là:

  • Sữa bò và các sản phẩm làm từ sữa;
  • Bất cứ thứ gì có chứa gluten;
  • Hoa quả và nước trái cây có múi;
  • Cá và động vật có vỏ;
  • Trứng.

Nếu bạn muốn chắc chắn là bé đã ăn được thức ăn rắn hay không, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bé sinh non vì có thể bé phải ăn dặm ở một thời điểm khác.

Cách nhận biết bé sẵn sàng ăn dặm

Khi bé được 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu nhận biết được một vài yếu tố rằng bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn thực phẩm rắn:

  • Bé vẫn còn có vẻ đói sau khi đã bú đủ sữa;
  • Bé chậm tăng cân;
  • Bé muốn nhai và hay đưa đồ chơi cũng như đồ vật khác vào miệng;
  • Bé tỏ vẻ quan tâm đến những gì bạn đang ăn và muốn lấy đưa vào miệng.

Bạn nên cho bé thử một món mới mỗi lần và chờ đợi một vài ngày trước khi bạn cho bé thử một món khác. Điều này sẽ giúp bạn xác định xem liệu bé có bị dị ứng thực phẩm đó hay không và khám phá thêm những vị mà bé thích. Bạn có thể lo lắng khi thấy bé liên tục cho mọi thứ vào miệng của mình. Vì vậy, hãy luôn quan sát, không để bé cho bất cứ vật gì sắc nhọn và có thể gây nguy hiểm vào miệng.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bé nhà bạn mau ăn chóng lớn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 vấn đề mẹ không nên bỏ qua trong thời gian cho con bú

(67)
Bạn đang cho con bú song lại nghiện cà phê hay ưa thích các loại thức uống chứa caffein. Trong trường hợp nếu băn khoăn không biết liệu việc uống cà phê có ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc về bệnh bạch tạng sống được bao lâu

(39)
Bệnh bạch tạng sống được bao lâu? Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không? Bên cạnh nỗi lo lắng khi mắc phải căn bệnh hiếm gặp, người bệnh còn muốn biết ... [xem thêm]

Hội chứng giãn âm đạo: nguyên nhân và cách điều trị

(51)
Theo thời gian, chị em phụ nữ thường sẽ phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Một trong những vấn đề thường ... [xem thêm]

Những điều cần biết về chứng loạn động muộn

(31)
Loạn động muộn là một rối loạn liên quan đến những cử động giật không chủ ý, thường xảy ra ở phần thấp của mặt như lưỡi, môi. Trong một số ... [xem thêm]

Sụt cân không chủ đích

(56)
Tìm hiểu chungSụt cân không chủ đích là bệnh gì?Sụt cân không rõ nguyên do hoặc sụt cân không chủ đích – đặc biệt là nếu giảm mạnh hay liên tục – có ... [xem thêm]

6 mẹo vượt qua tê nhức chân khi mang giày cao gót lâu

(67)
Những tổn thương ở mắt cá, chân và lưng ở những người thương xuyên mang giày cao gót không thể ngăn cản phụ nữ sử dụng giày cao gót, kể cả khi cảm ... [xem thêm]

Giải mã 7 hiểu lầm thường gặp về chứng rối loạn đa nhân cách

(48)
Hội chứng rối loạn đa nhân cách (rối loạn phân ly) thường được cho là có liên quan đến các chấn thương nặng nề về tâm lý và thể chất. Theo Bethany ... [xem thêm]

6 cách đơn giản giúp con tự chăm sóc da

(96)
Để có được một làn da đẹp và trẻ trung, bạn cần bỏ ra không ít nỗ lực mỗi ngày. Diện mạo của bạn vào sáng hôm sau phụ thuộc rất nhiều vào sự ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN