Khi sữa tiết quá nhiều, mẹ phải làm sao đây?

(4.17) - 70 đánh giá

Trong quá trình chăm sóc con, mẹ tiết sữa quá nhiều có thể khiến trẻ bị sặc. Khi gặp tình huống này, bạn đã biết cách xử lý? Hãy tham khảo bài viết này nhé.

Ít sữa hay nhiều sữa đều là những vấn đề khiến các mẹ quan tâm trong giai đoan con bằng sữa mẹ. Nhiều người cho rằng sữa tiết nhiều thì tốt vì bé uống sữa càng nhiều, bé sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thế nhưng, thực tế chưa hẳn là như vậy. Sữa tiết nhiều cũng có thể gây ra một số rủi ro như trẻ bị sặc sữa.

Phản xạ sữa xuống là một phản hồi có điều kiện và mang tính vật lý. Hormone oxytocin được sản xuất nhanh hơn do hành động mút của bé kích thích các dây thần kinh đầu vú. Hormone này được sản xuất càng nhiều, sữa càng tiết nhanh. Nếu đang đối mặt với vấn đề này, bạn nên làm gì? Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn cho bé bú thoải mái và an toàn trong trường hợp khi sữa xuống quá nhiều.

1. Tạo dấu hiệu để vú ngưng sản xuất sữa

Khi bạn đang cho bé bú, hãy đặt bàn tay lên bên vú còn lại và ấn núm vú vào trong khoảng vài giây. Lặp lại quá trình này vài lần để báo hiệu cho cơ thể về việc ngưng sản xuất sữa.

2. Kiểm tra đầu vú

Nếu bé không ngậm ti đúng cách, sữa có thể tích tụ trong miệng bé và gây nghẹt thở. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra xem bé đã ngậm ti đúng cách chưa. Như vậy, sữa sẽ chảy thẳng vào cổ họng và bé sẽ học được cách kiểm soát dòng chảy đó.

3. Tư thế cho bé bú

Đặt bé nghiêng người, giữ sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ và cho bé nằm dài trên chân mẹ, đầu bé ngẩng cao hơn núm vú. Bạn cũng có thể cho bé nằm dài trên ngực rồi cho bé bú. Bé có thể kiểm soát được tốc độ và lượng sữa bú vào dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài 4 tư thế cho con bú.

4. Đến gặp bác sĩ

Nếu bạn đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến việc cho bé bú, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét về tình trạng của bạn và có hướng giúp đỡ cụ thể.

Các vấn đề về tiết sữa rất phổ biến. Bạn hãy chú ý đến việc cho bé bú. Nếu bị sữa xuống thường xuyên, bạn hãy thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết để giảm các biến chứng có thể xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giảm nghẹt mũi: Thực hiện ngay 8 cách sau!

(69)
Nghẹt mũi khiến bạn khó chịu, nhất là khi nước mũi cứ chảy ra gây nhột hoặc đôi khi bạn không thở được do đường dẫn khí bị nghẹt. Nhiều người cho ... [xem thêm]

7 vấn đề hôn nhân hay xảy ra và cách giải quyết hiệu quả!

(22)
Cãi nhau hay những vấn đề hôn nhân khác xảy ra khiến các cặp đôi ít nhiều rạn nứt tình cảm. Làm thế nào để cả hai tránh được những vấn đề ấy?Mặc ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ?

(13)
Bại liệt là một căn bệnh rất dễ lây do virus gây ra. Nếu bố mẹ không chủng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ cho con, con có khả năng mắc bệnh này và dẫn ... [xem thêm]

Kinh nguyệt ra nhiều: Nên đi khám ngay!

(49)
Cơ địa của mỗi người là khác nhau vì thế lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt là không giống nhau. Vì vậy, thật sự không dễ dàng gì cho bạn để ... [xem thêm]

Cao huyết áp sau phẫu thuật: nguyên nhân từ đâu?

(11)
Cao huyết áp sau phẫu thuật là một biến chứng xảy ra khá thường xuyên ở những người mắc bệnh tim mạch hoặc có tiền sử tăng huyết áp.Tất cả các ca ... [xem thêm]

9 bí quyết giúp bạn chăm sóc vùng kín khỏe mạnh

(62)
Phụ nữ thường rất quan tâm, chăm sóc cơ thể, dù vậy bạn có thể còn thiếu sót về việc giữ vùng kín khỏe mạnh vì ngại tìm hiểu.Bạn có biết làm thế ... [xem thêm]

Mờ mắt do biến chứng bệnh tiểu đường

(53)
Tiểu đường là bệnh chuyển hóa phức tạp khi cơ thể bạn không thể sản xuất insulin, sản xuất thiếu insulin, hoặc đơn giản là không thể sử dụng insulin ... [xem thêm]

Phụ nữ cho con bú uống trà xanh có ảnh hưởng gì không?

(90)
Trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, phụ nữ cho con bú uống trà xanh có được không? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.Để khởi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN