Không tự ý điều trị quai bị tại nhà để phòng ngừa biến chứng

(3.63) - 58 đánh giá

Quai bị là bệnh lây nhiễm nhanh do virus mumps gây ra. Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 3-4 tuần nhưng nếu người bệnh không biết cách chăm sóc bản thân thì sẽ rất dễ bị biến chứng và lây lan cho những người xung quanh.

Bệnh quai bị ở người lớn có triệu chứng nặng nề và dễ xảy ra biến chứng hơn bệnh quai bị ở trẻ em. Tuy nhiên, dù quai bị xảy ra ở người lớn hay trẻ nhỏ, bệnh nhân cũng không nên tự ý điều trị tại nhà trừ khi đã có hướng dẫn chi tiết của bác sĩ.

Triệu chứng quai bị

Các triệu chứng quai bị thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi virus tấn công vào cơ thể bệnh nhân. Ban đầu, những dấu hiệu này giống với bệnh cúm thông thường khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu, ăn không ngon và sốt nhẹ. Sau đó, nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến bệnh nhân sốt từ 39-40ºC hoặc hơn. Tuyến nước bọt sưng lên làm hai bên má phồng ra gây đau đớn.

Những triệu chứng phổ biến này thường gặp ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị virus quai bị tấn công nhưng không có triệu chứng thể hiện ra ngoài. Bệnh nhân không có dấu hiệu quai bị khó điều trị bệnh hơn vì không thể nhận biết chính xác mình đang mắc bệnh gì để có cách chăm sóc phù hợp cho bản thân. Hơn nữa, nếu bệnh nhân quai bị không thể hiện triệu chứng, nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng rất cao. Điều này có thể tạo thành một đợt dịch bệnh quai bị.

Bệnh quai bị bao lâu thì khỏi?

Bệnh quai bị có 3 giai đoạn phát triển.

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 15-21 ngày kể từ khi bệnh nhân bị virus mumps tấn công. Trong 1-2 ngày đầu nhiễm bệnh, người bệnh không hề có dấu hiệu gì khác lạ. Sau đó khoảng 1-2 tuần, virus có khả năng lây lan mạnh mẽ với những người xung quanh hoặc người có tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân. Đây cũng là lý do vì sao quai bị rất dễ lây lan thành dịch.

Giai đoạn phát bệnh

Ở thời kỳ khởi phát, bệnh nhân có triệu chứng nhức đầu, nôn, sốt cao từ 39-40ºC hoặc hơn. Giai đoạn này thường kéo dài từ 7-10 ngày và là lúc triệu chứng quai bị biểu hiện rõ ràng nhất. Khi đó, tuyến nước bọt của bệnh nhân bị sưng lên ở 1 hoặc cả 2 bên. Vết sưng này khiến khuôn mặt bệnh nhân có phần biến dạng, căng, bóng và gây đau đớn.

Ngoài dấu hiệu sưng tuyến nước bọt, bệnh nhân có thể gặp thêm các rắc rối như khó nói, khó nuốt thức ăn, khô miệng, viêm họng và cơn đau lan ra 2 bên tai.

Giai đoạn thuyên giảm

Khi bệnh quai bị tiến đến giai đoạn này, phần sưng ở tuyến mang tai bắt đầu xẹp dần và bớt đau. Bệnh nhân không còn sốt hoặc chỉ sốt nhẹ và có thể ăn uống, nói chuyện bình thường. 1-2 ngày sau đó, bệnh nhân sẽ hết hẳn sốt và không còn bị đau đớn nữa. Vết sưng ở tuyến nước bọt sẽ biến mất trong vòng 8-10 ngày sau khi bệnh nhân hết đau, hết sốt.

Dựa vào 3 giai đoạn phát triển của bệnh quai bị, bạn có thể biết được bệnh quai bị bao lâu thì khỏi. Theo giải thích của các chuyên gia y tế, thời gian khỏi bệnh trung bình của các bệnh nhân quai bị là từ 3-4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Khoảng thời gian này không giống nhau, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy vào thể trạng và khả năng đáp ứng điều trị quai bị của mỗi bệnh nhân.

Những cách điều trị quai bị phổ biến

Bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị. Bệnh nhân chỉ có thể được giảm nhẹ triệu chứng bằng những cách thông dụng như dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, chườm lạnh cho vết sưng…

Theo kinh nghiệm điều trị quai bị trong dân gian, nhiều người dùng các loại lá cây, thảo dược giã nát ra rồi đắp lên vết sưng. Tuy nhiên, đây là cách làm mạo hiểm vì chúng ta không hiểu hết được những loại chất và hoạt tính trong từng loại thảo dược. Hơn nữa, chúng ta không biết cơ thể mình có dị ứng với thành phần thảo dược nào hay không. Trường hợp mình bị dị ứng mà không biết, thảo dược sẽ làm tình trạng viêm, sưng ở tuyến mang tai trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Vì sao bạn không nên tự ý điều trị quai bị tại nhà?

Dù bệnh quai bị có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng bạn tuyệt đối không nên tự ý điều trị hoặc nghỉ dưỡng tại nhà nếu không có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Trong những trường hợp xấu, bệnh quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng. Nếu nhẹ, bệnh nhân có thể bị viêm ở một số bộ phận. Trường hợp nặng là vô sinh, viêm màng não dẫn đến tử vong.

Vì thế, ngay khi nghi ngờ mình mắc bệnh quai bị, bạn phải đến ngay cơ sở y tế được được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Ở đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải điều trị quai bị nội trú để theo dõi diễn biến bệnh nhưng cũng có thể hướng dẫn bạn cách chăm sóc tại nhà. Đồng thời, khi được thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi thêm nhiều thông tin liên quan đến bệnh sử, đặc tính dị ứng của từng bệnh nhân để kê thuốc giảm đau, giảm nhẹ triệu chứng quai bị. Việc phối hợp điều trị quai bị với bác sĩ ngay từ lúc bệnh mới bắt đầu sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị bệnh quai bị.

Sau khi có chỉ định điều trị quai bị tại nhà của bác sĩ, bệnh nhân và người nhà cần tuyệt đối tuân thủ quy trình ngăn ngừa bệnh lây lan. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, có nhiều nước. Người bệnh phải kiêng các loại thực phẩm chua, cay, nóng vì chúng làm tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ hơn, gây bất lợi cho quá trình hồi phục.

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh quai bị lần đầu đều có khả năng miễn nhiễm với căn bệnh này trong suốt phần đời còn lại. Cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ mắc bệnh quai bị là tiêm vaccine MMR.

Đối với trẻ em, vaccine phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (MMR) được khuyến khích tiêm cho bé từ 12 tháng tuổi. Sau đó, khi bé được 4 – 6 tuổi, bố mẹ hãy cho bé tiêm nhắc lại để đảm bảo con có khả năng miễn dịch với bệnh quai bị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Để ăn thỏa thích mà không lo dị ứng

(87)
Nhiều người trong quá trình nuôi con thường chọn sữa đậu nành để thay thế sữa bò giúp con nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, trẻ em uống ... [xem thêm]

Tụt huyết áp ăn gì cho lên? 7 loại thực phẩm phục hồi huyết áp nhanh chóng

(50)
Tụt huyết áp ăn gì cho lên? Những món ăn cho người tụt huyết áp khá phổ biến, thậm chí luôn có sẵn trong căn bếp nhà bạn.Tụt huyết áp là một trong ... [xem thêm]

Khi cho con bú có được ăn chocolate không?

(49)
Chocolate là món ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng, khi cho con bú có được ăn chocolate? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây. Khi đang cho con ... [xem thêm]

Chăm sóc giấc ngủ của trẻ vị thành niên

(26)
Giấc ngủ và thói quen ngủ của trẻ sẽ bắt đầu thay đổi khi trẻ bước vào tuổi thanh thiếu niên. Một vài hoạt động ban ngày và một số thói quen đi ngủ ... [xem thêm]

Nước chanh ấm – “thần dược” để sống khỏe trẻ lâu

(32)
Một số người thích uống một ly trà hay cà phê nóng, trong khi đó có người chỉ cần một ly nước lọc vào buổi sáng. Thế nhưng, một ly nước ấm có vắt ... [xem thêm]

8 loại thực phẩm có thể gây dị ứng hàng đầu ở trẻ

(18)
Các chuyên gia đã phát hiện ra có hơn 160 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, trong đó có sữa – một loại đồ uống quen thuộc với trẻ em. Dưới đây là danh ... [xem thêm]

Bệnh cường giáp: Thông tin từ A-Z cho bạn

(13)
Bệnh cường giáp còn gọi là hội chứng cường giáp, cường giáp, cường chức năng tuyến giáp. Các triệu chứng cường giáp xuất hiện trên toàn bộ cơ thể ... [xem thêm]

Làm thế nào để chẩn đoán tự kỷ ở trẻ em?

(11)
Làm thế nào để nhận biết trẻ bị tự kỷ? Những xét nghiệm giúp chẩn đoán tự kỷ ở trẻ một cách chính xác được xem là mối bận tâm của nhiều bậc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN