Khi cho con bú có được ăn chocolate không?

(3.98) - 49 đánh giá

Chocolate là món ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng, khi cho con bú có được ăn chocolate? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.

Khi đang cho con bú, bạn có thể ăn nhiều món để tăng cường sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ. Chocolate không phải là ngoại lệ. Bạn vẫn có thể ăn nếu sau khi ăn, bé không bị đau bụng hoặc có các vấn đề khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Thành phần của chocolate

  • Chocolate là một thực phẩm ngọt, màu nâu, được chế biến từ quả ca cao.
  • Thành phần chính của chocolate gồm rượu, đường, bơ, ca cao…
  • Ngoài ra, chocolate còn có chứa carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất, nước, caffeine, cholesterol và theobromine.

Đang cho con bú có được ăn chocolate không?

Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ thì việc ăn uống lành mạnh là một điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe và duy trì dinh dưỡng cho sữa mẹ. Do đó, nếu bạn ăn chocolate và cho con bú, bé không bị dị ứng, không đau bụng hoặc không có các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa thì bạn có thể ăn bình thường nhưng ở một mức độ vừa phải.

Nếu có phản ứng với chocolate, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

  • Đầy hơi dẫn đến ợ hoặc xì hơi
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Bồn chồn
  • Phát ban
  • Tăng động
  • Mất ngủ
  • Bỏ bú.

Nếu bé có những triệu chứng trên, bạn dừng ăn chocolate và theo dõi kỹ các biểu hiện của bé để có biện pháp xử lý.

Chocolate ảnh hưởng đến bé như thế nào?

  • Caffeine có trong chocolate là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề cho bé.
  • Ăn nhiều chocolate khiến cho hàm lượng caffeine trong máu tăng cao, làm giảm sản lượng sữa mẹ khi đang cho con bú.
  • Caffeine trong máu sẽ chuyển sang sữa mẹ (khoảng 1%) và trực tiếp chuyển vào cơ thể bé. Lượng caffeine này thường khiến bé cảm thấy khó chịu.
  • Caffeine khiến bé bị mất ngủ, khó ngủ và ngủ không ngon giấc.
  • Nếu bạn ăn chocolate ở mức độ vừa phải, theobromine trong chocolate không phải là điều khiến bạn lo lắng. Theobromine có tác dụng như caffeine đối với trẻ sơ sinh và cũng cần hạn chế sử dụng ở phụ nữ đang cho bú.
  • Nếu bạn tiêu thụ hơn 750mg caffeine hoặc theobromine mỗi ngày, bé sẽ bị mất ngủ và khó chịu.

Nên ăn chocolate đen hay trắng khi cho con bú?

Chocolate đen có hàm lượng caffeine cao hơn chocolate trắng. Ngoài ra, chocolate đen cũng chứa nhiều ca cao và có hàm theobromine cao hơn chocolate trắng.

Nếu bạn rất muốn ăn chocolate, hãy chọn chocolate trắng thay vì chocolate đen để giảm đi tác dụng phụ sau đó.

Có nên ăn thực phẩm chứa chocolate khi cho con bú?

  • Các món ăn làm từ chocolate như bánh chocolate, kem chocolate, sữa chocolate… Bạn hoàn toàn có thể dùng nếu bé không bị dị ứng với những thực phẩm này.
  • Một vài trẻ không thể dung nạp sữa hoặc bị dị ứng với trứng. Nếu bạn ăn những thực phẩm làm từ chocolate có chứa các chất gây dị ứng sẽ khiến bé gặp rắc rối.

Các câu hỏi thường gặp

1. Chỉ nên tiêu thụ bao nhiêu caffeine mỗi ngày khi cho con bú?

Khả năng dung nạp caffeine của mỗi bé khác nhau. Do đó, bạn nên tự điều chỉnh dựa theo khả năng tiếp nhận của bé. Đa số các bác sĩ đều khuyến cáo bạn không nên ăn những thức ăn chứa caffeine cho đến khi hệ tiêu hóa của bé phát triển ổn định.

2. Nếu uống thuốc nhuận tràng vị chocolate có được không?

Thuốc nhuận tràng vị chocolate cũng sẽ chuyển vào sữa mẹ nhưng sẽ không gây hại cho bé. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.

3. Có nên uống chocolate nóng trong giai đoạn này?

Tốt nhất là bạn không nên uống chocolate nóng nếu bé đang có dấu hiệu bị đầy hơi. Bạn không nên uống quá nhiều để hạn chế lượng caffeine hấp thụ vào cơ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giảm cân bằng ăn chay làm sao cho hiệu quả?

(73)
Giảm cân bằng cách ăn chay không chỉ giúp vóc dáng thon gọn mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn. Khi giảm cân bằng ăn chay, bạn cần phải lưu ý điều gì?Ngày nay ... [xem thêm]

Đây là lý do khiến bạn nhất định phải ăn nhiều chất xơ!

(33)
Chế độ ăn có thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa tiểu đường cũng như các bệnh về tim mạch. Khi carbonhydrates kết ... [xem thêm]

Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

(60)
Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh ngăn cản quá trình cơ tim bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và có thể gây ra những tình trạng sức khỏe khác.Một trái ... [xem thêm]

Sữa ong chúa là gì mà lại nhiều công dụng đến thế?

(96)
Ngày nay việc sử dụng các sản phẩm từ sữa ong chúa và mật ong ngày càng được mọi người tin dùng bởi đây là những thực phẩm – dược phẩm rất tốt ... [xem thêm]

8 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe khi tập thể thao

(50)
Luyện tập thể chất giúp bạn tăng cường thể lực, nhưng nếu bạn không biết cách chăm sóc sức khỏe khi tập thể thao thì sẽ có tác dụng ngược đấy.Quá ... [xem thêm]

6 bài tập yoga giúp bạn có một bộ ngực quyến rũ hơn

(54)
Những bài tập yoga cho ngực không chỉ giúp chị em phụ nữ cải thiện vòng một đầy đặn và quyến rũ hơn mà còn giúp tăng cường sức khỏe dẻo dai nữa ... [xem thêm]

Liệu pháp tâm lý giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

(99)
Liệu pháp tâm lý ngày càng được nhiều người biết đến, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Nhịp sống hối hả khiến cho những áp lực vô hình, những ... [xem thêm]

Uống thuốc tránh thai giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng?

(54)
Là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn nếu bạn chưa bao giờ sinh con, sử dụng thuốc kích thích sinh sản ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN