Khi nào và làm thế nào để kiểm tra đường máu ở người bệnh tiểu đường

(3.68) - 16 đánh giá

Phần lớn các bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra đường máu định kỳ. Kết quả kiểm tra đường máu sẽ giúp bệnh nhân cũng như bác sĩ quản lý được mức độ cũng như phòng tránh các biến chứng của tiểu đường.

Có một vài cách kiểm tra đường máu bao gồm:

  • Máy đo đường huyết lấy máu ở đầu ngón tay

Dùng thiết bị trích máu từ ngón tay, nhỏ một giọt máu lên que thử và chèn que thử vào máy đo đường huyết để hiển thị lượng đường trong máu. Kết quả sẽ có trong vòng 15 giây và bạn có thể lưu thông tin lại để sử dụng sau đó.

Máy đo đường huyết có thể cho biết lượng đường trong máu trung bình trong một giai đoạn và thể hiện biểu đồ hay đồ thị về các chỉ số đường máu bạn đã làm. Có thể tìm mua các máy đo đường huyết cá nhân và que thử tại các hiệu thuốc gần nhà.

  • Máy đo đường huyết lấy máu ở các vị trí khác

Các máy đo đường huyết hiện đại hơn có thể kiểm tra đường máu ở những vị trí khác ngoài lấy máu ở đầu ngón tay như là ở cẳng tay, cánh tay, gốc ngón cái hay ở đùi. Bạn có thể sẽ nhận được kết quả khác hơn so với lấy máu ở đầu ngón tay. Chỉ số đường máu ở đầu ngón tay cho ta biết sự thay đổi đường máu nhanh hơn ở các vị trí khác. Nó đặc biệt chính xác khi có sự thay đổi đường máu nhanh chóng như sau bữa ăn hay sau khi tập thể dục. Nếu như cần kiểm tra đường máu khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ hạ đường huyết thì bạn nên sử dụng phương pháp lấy máu ở đầu ngón tay vì nó cho kết quả chính xác hơn.

  • Hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (Continuous Glucose Monitor –CGM)

Còn được gọi là thiết bị đo đường ở khoảng kẻ (dịch ngoại bào), có thể được kết hợp với bơm insulin. Nó giống như một máy đo đường huyết bằng cách lấy máu ở đầu ngón tay và cho thấy được mô hình và xu hướng của mức đường máu liên tục theo thời gian.

Nên đo đường máu khi nào?

Cần kiểm tra đường máu một vài lần trong ngày như sau bữa ăn hay sau khi tập thể dục, lúc đi ngủ, trước khi lái xe và khi bạn nhận thấy đường máu của mình đang ở mức thấp.

Mỗi bệnh nhân là khác nhau, do đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ về số lần cần đo đường máu trong ngày của bạn. Nếu bạn đang bị bệnh, có lẽ sẽ cần kiểm tra đường máu thường xuyên hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng lên kết quả đo đường máu

Nếu thấy kết quả bất thường sau vài lần đo hãy đặt lại thời gian trên máy đo và kiểm tra que thử.

Biểu đồ dưới đây đưa ra lời khuyên về mức đường máu nên đạt được tại các thời điểm trong ngày. Mức đường máu lý tưởng sẽ khác nhau đối với từng người và sẽ thay đổi trong ngày.

Thời gian kiểm tra Mức đường máu lý tưởng
(Đối với bệnh tiểu đường ở người lớn)
Trước bữa ăn 70 – 130mg/dL
Sau bữa ăn Dưới 180 mg/dL

Theo dõi đường máu tại nhà và HbA1c

Theo dõi HbA1c cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nhiều thiết bị theo dõi đường máu tại nhà có thể thể hiện các số đo đường máu trung bình tương ứng với mức HbA1c.

Mức đường máu trung bình (mg/dL) HbA1c (%)
126 6
154 7
183 8
212 9
240 10
269 11
298 12

Khi nào nên gọi bác sĩ về mức đường máu của mình?

Hỏi bác sĩ về mức đường máu, mục tiêu và lập kế hoạch để quản lý số đo đường máu, không để quá cao hoặc quá thấp và khi nào nên gọi bác sĩ. Tìm hiểu các triệu chứng của tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết để biết bạn có thể làm gì khi bắt đầu gặp các triệu chứng đó.

Lưu các kết quả kiểm tra đường huyết như thế nào?

Giữ các kết quả tốt về kiểm tra máu, nước tiểu, ceton niệu mà bạn làm. Các máy đo đường huyết phần lớn có 1 bộ nhớ. Các kết quả lưu được của bạn có thể báo động khi có bất kì vấn đề gì. Các kết quả này có thể giúp bác sĩ thay đổi kế hoạch về bữa ăn, thuốc và chế độ tập luyện của bạn. Hãy mang các kết quả lưu được về mức đường máu của bạn khi đến gặp bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/how-test-blood-glucose

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Thị Trúc Phương - BS. Nguyễn Thụy Cẩm Hà
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cái nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường ở Mỹ

(79)
Tài liệu tham khảo http://www.diabetes.org/diabetes-basics/statistics/cdc-infographic.html?referrer=https%3a%2f%2fwww.google.co.jp%2f?referrerBiên dịch - Hiệu đínhBS. Đoàn Thị ... [xem thêm]

Hạ đường huyết

(64)
Tổng quan Hạ đường huyết là gì? Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn ... [xem thêm]

Hiểu về bệnh tiểu đường: Chẩn đoán và điều trị

(82)
Làm thế nào để nhận biết bệnh tiểu đường? Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh tiểu đường nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và mang thai

(89)
Đa số phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh, tuy nhiên có thể xảy ra một số biến chứng mà bạn nên biết. Thông tin dưới ... [xem thêm]

Triệu chứng và biến chứng của tiểu đường thai kỳ

(34)
Bạn có thể đã bị sốc khi phát hiện ra rằng bạn bị tiểu đường thai kỳ – nhiều phụ nữ không có dấu hiệu cụ thể. Các dấu hiệu của bệnh tiểu ... [xem thêm]

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường: Giữ bàn chân khỏe mạnh

(31)
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đôi chân của tôi như thế nào? Quá nhiều glucose, còn gọi là đường, trong máu do bệnh tiểu đường có thể gây tổn ... [xem thêm]

Những khái niệm cơ bản về bệnh tiểu đường

(100)
Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường có những loại nào? Bệnh tiểu đường là một trong số các bệnh có liên quan đến các vấn đề về insulin. Insulin ... [xem thêm]

Hoạt động thể chất và tiểu đường loại 1

(50)
Hoạt động thể chất đều đặn có vai trò quan trọng cho sức khỏe của những người bị tiểu đường. Đối với người bị tiểu đường loại 1, sự cân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN