Khi nào có thể cho con ăn kiwi và công thức chế biến?

(3.97) - 58 đánh giá

Tuy kiwi là loại trái cây bổ dưỡng nhưng bạn vẫn cần lựa chọn thời điểm thích hợp khi muốn cho con ăn kiwi. Thành phần axit trong kiwi đôi khi không phù hợp với dạ dày của bé.

Khi con 6 tháng tuổi và bước vào tuổi ăn giặm, đây là thời điểm trẻ bắt đầu làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa. Có rất nhiều thực phẩm để bạn lựa chọn cho bé ăn trong giai đoạn này là trái cây, rau củ, ngũ cốc và sữa. Vì thế, bạn hãy nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và độ an toàn của các món ăn trước khi bắt đầu quá trình ăn giặm nhé. Dưới đây là những ích lợi cũng như thời điểm mà bạn có thể cho con ăn kiwi.

Khi nào bạn nên bắt đầu cho con ăn kiwi?

Bạn nên cho con ăn kiwi khi trẻ 8 – 10 tháng tuổi. Nếu bé bị dị ứng hay tiêu chảy khi thử ăn kiwi, bạn nên cho trẻ ăn ngừng ăn và chờ đến khoảng 10 – 12 tháng tuổi, bạn cho bé thử ăn lại loại quả này.

Lợi ích của kiwi với trẻ

  • Kiwi có nhiều vitamin C, A, kali, chất xơ, folate và chất chống oxy hóa
  • Một trái kiwi sẽ cho trẻ 230% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường hấp thu sắt từ thức ăn và nhanh lành vết thương
  • Kiwi giúp ngừa táo bón ở trẻ, giàu chất chống oxy hóa, cung cấp 16% lượng chất xơ cần thiết hằng ngày
  • Giàu dinh dưỡng từ thực vật, giúp sửa chữa DNA và ngừa một số loại ung thư
  • Kiwi còn có thể ngừa hen huyễn, giảm mỡ trong máu, giảm hình thành máu đông
  • Cung cấp 10% lượng axit folic và 10% vitamin E cần thiết
  • Kiwi là nguồn cung cấp canxi, sắt, crôm, đồng, kali, magiê và kẽm.

Khi nào không nên cho con ăn kiwi?

Bạn không nên cho con ăn kiwi nếu bé từng bị dị ứng đu đủ, nhựa, hạt mè và dứa vì trẻ có khả năng bị dị ứng cao với kiwi. Dị ứng kiwi cũng hay gặp ở những người bị viêm mũi dị ứng. Một vài trái cây như kiwi, cam, dâu và mâm xôi có thể gây kích ứng da quanh miệng bé khi ăn. Tình trạng trên sẽ thường gặp hơn khi trẻ bị chàm, nhưng không gây nguy hiểm.

Triệu chứng dị ứng bao gồm đau miệng, sưng môi, lưỡi, mặt và nôn ói. Phản ứng nghiêm trọng hơn như khó thở, ngáy. Triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Để xác định trẻ có bị dị ứng hay không, bạn nên cho con ăn kiwi trước bữa ăn và nên ăn với lượng nhỏ. Nếu trẻ không có phản ứng gì, hãy cho bé ăn kiwi như bình thường.

Cách lựa chọn và bảo quản kiwi

Kiwi tươi không chứa chất hóa học luôn là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, kiwi không phải là những trái cây dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu. Khi lựa chọn kiwi, bạn nên bỏ những trái bị bầm vỏ, có khứa rõ ràng, các quả mềm nhũn hay có vết ẩm.

Hãy chọn trái cứng và chờ cho đến lúc quả mềm mới sử dụng. Để chọn trái ngọt, bạn giữ kiwi giữa ngón cái và ngón trỏ, bóp nhẹ thấy có hiện tượng lún vào. Bạn có thể bỏ chung kiwi với chuối, táo hay lê trong túi để giúp kiwi nhanh chín trong 2 ngày. Kiwi có thể bảo quản 3 – 4 tuần trong tủ lạnh hay 1 tuần ở nhiệt độ phòng.

Công thức chế biến kiwi cho trẻ

1. Kiwi xay nhuyễn

Nguyên liệu

  • 1 trái kiwi

Thực hiện

  • Lột vỏ kiwi
  • Xay nhuyễn kiwi và cho bé ăn.

2. Kiwi và chuối xay nhuyễn

Kiwi có chứa chất axit. Vì thế, bạn nên xay kiwi cùng với chuối để bé ăn ngon miệng hơn. Bạn cũng có thể xay kiwi với táo hay lê để đổi vị cho bé.

Nguyên liệu

  • 1 trái kiwi
  • 1 trái chuối, táo hay lê.

Thực hiện

  • Gọt vỏ và thái nhỏ trái cây
  • Xay nhuyễn hỗn hợp trên.

3. Salad kiwi

Nguyên liệu

  • 1 trái kiwi đã gọt vỏ và thái hạt lựu
  • 1 trái lê, gọt vỏ và thái nhỏ
  • 1/2 trái chuối, gọt vỏ và thái hạt lựu.

Thực hiện

  • Để tất cả trái cây vào tô và thêm vào ngũ cốc bé yêu thích.
  • Bạn có thể trộn chung lại và thêm yaourt lên trên bề mặt hỗn hợp.

4. Kiwi, bơ, xoài

Nguyên liệu

  • 2 trái kiwi chín
  • 1/2 chén xoài thái hạt lựu
  • 1 trái bơ chín.

Thực hiện

  • Gọt vỏ và thái lát kiwi
  • Gọt vỏ và bỏ hạt bơ, thái hạt lựu
  • Trộn hỗn hợp trên với nhau.

5. Món tráng miệng kiwi và kem

Nguyên liệu

  • 1 trái kiwi nhỏ, gọt vỏ và thái lựu
  • 1/2 chén sữa chua
  • 1 giọt vani.

Thực hiện

  • Trộn các thành phần trên vào nhau, xay nhuyễn hay nghiền.

6. Kem kiwi

Nguyên liệu

  • 12 trái kiwi chín, gọt vỏ
  • 2 cốc nước táo.

Thực hiện

  • Xay nhuyễn kiwi cho đến khi phần thịt quả đã nhuyễn nhưng hạt đen vẫn còn
  • Thêm nước táo vào hỗn hợp và trộn đều
  • Đổ vào khuôn làm kem và bỏ vào ngăn đông của tủ lạnh.

7. Kiwi hầm cho bé

Nguyên liệu

  • 4 trái kiwi chín, gọt vỏ và thái nhỏ
  • 1/2 cốc nước táo hay nước nho.

Thực hiện

  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi
  • Đặt lên bếp với lửa nhỏ trong 10 – 15 phút cho đến khi kiwi mềm
  • Sau khi tắt bếp, xay nhuyễn hay nghiền hỗn hợp trên.

8. Trái cây miền nhiệt đới 1

Nguyên liệu

  • 1 trái kiwi nhỏ, gọt vỏ và thái hạt lựu
  • 1/2 trái bơ, gọt vỏ và thái hạt lựu
  • 1 miếng dưa lưới, gọt vỏ và thái hạt lựu
  • 1/2 trái chuối chín, thái lát.

Thực hiện

  • Trộn tất cả các thành phần trên với nhau và bạn sẽ có một món trái cây nhiệt đới ngon lành.

9. Hỗn hợp trái cây nhiệt đới 2

Nguyên liệu

  • 2 trái kiwi chín, gọt vỏ
  • 1 trái xoài, gọt vỏ và thái nhỏ
  • 1 chén đu đủ đã gọt vỏ và thái nhỏ.

Thực hiện

  • Trộn các hỗn hợp trên lại và xay nhuyễn
  • Để lạnh và thưởng thức

Hy vọng với những công thức trên, bé nhà bạn sẽ hăng hái hơn với bữa ăn và ăn giỏi hơn nhé. Tuy nhiên, bạn cần chú ý, nếu bé còn quá nhỏ, bạn cần chế biến nhuyễn. Còn bé lớn hơn, có răng nhiều hơn, bạn có thể thái hạt lựu ở mức phù hợp với con mình để tránh tình trạng con bị hóc, nghẹt thở.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 cách giúp bạn xử lý tình trạng trẻ đánh nhau

(54)
“Thành tích” của con là hay đánh bạn? Mọi vấn đề đều có nguyên nhân của nó. Trong tình huống này, bạn cần biết cách xử lý khi trẻ đánh nhau để bạo ... [xem thêm]

[Infographic] Bí ẩn mặt trăng và sức khỏe con người

(49)
Khá nhiều tin đồn về ngày đèn đỏ khiến phụ nữ dễ lầm tưởng là đúng nhưng thật ra lại không chính xác. Hãy cùng kiểm tra xem liệu bạn có hiểu biết ... [xem thêm]

Chế độ DASH với muối khoáng giúp giảm huyết áp

(17)
Muối mà bài viết này muốn đề cập không phải là muối ăn (natri clorua) như cách hiểu thông thường mà là muối khoáng của các kim loại và khoáng chất thiết ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bé bị đầy hơi?

(22)
Đầy hơi là một trong những hiện tượng hết sức thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đầy hơi hầu như không gây ra biến chứng nghiêm trọng gì cho bé nhưng cảm giác ... [xem thêm]

12 thực phẩm giúp điều trị gan nhiễm mỡ

(75)
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị gan nhiễm mỡ. Trong đó, một số thực phẩm giúp điều trị gan nhiễm mỡ, một số khác có thể làm ... [xem thêm]

9 cách giảm đường huyết khi mang thai

(20)
Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý về dinh dưỡng, tập luyện. Đặc biệt, với người bị tiểu đường thai kỳ, cần biết cách giảm đường ... [xem thêm]

Mụn ở độ tuổi trưởng thành: Hiểu để trị tốt hơn!

(44)
Bạn thường có thói quen nặn mụn để nhanh tay xử lý không cho chúng xuất hiện trên mặt. Tuy nhiên liệu cách làm này có thực sự tốt hay không? Chúng tôi sẽ ... [xem thêm]

8 quan niệm sai lầm về giấc ngủ có thể gây hại sức khỏe

(71)
Bạn thường xem tivi hay uống rượu trước khi ngủ để thư giãn? Đây chính là những quan niệm sai lầm về giấc ngủ có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN