9 cách giảm đường huyết khi mang thai

(3.77) - 20 đánh giá

Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý về dinh dưỡng, tập luyện. Đặc biệt, với người bị tiểu đường thai kỳ, cần biết cách giảm đường huyết khi mang thai.

Đường huyết cao trong thời kỳ mang thai gọi là tiểu đường thai kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm 3 – 5% tổng số phụ nữ mang thai ở Mỹ. Bà bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ nếu thuộc nhóm đối tượng sau: tình trạng thừa cân trước khi mang thai, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

Nếu không được kiểm soát, tình trạng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ có thể sẽ hết sau khi sinh. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng vì có thể kiểm soát được mức độ đường huyết nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với nhiều bài tập hợp lý.

Dưới đây là 9 cách giảm đường huyết khi mang thai rất dễ áp dụng:

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn hãy chọn cho mình một chế độ ăn uống an toàn, lành mạnh cho cả mẹ và thai nhi. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diên, độ tuổi và những điều kiện sức khỏe khác của mẹ bầu để dễ dàng kiểm soát. Để biết nên ăn những thực phẩm nào, bạn tham khảo thêm bài Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ.

2. Hạn chế những thực phẩm nhiều đường

Nên tránh xa những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, bánh, nước có ga… Các thực phẩm này có thể làm tăng đường huyết khiến tình trạng tiểu đường thai kỳ trở nên tồi tệ hơn.

3. Cách giảm đường huyết khi mang thai: chia nhỏ bữa ăn hằng ngày

Thay vì ăn ba bữa chính, bạn nên ăn từ 4 – 5 bữa mỗi ngày. Cách này sẽ giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao một cách bất ngờ.

4. Giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn

Bạn nên giảm lượng thực phẩm có nhiều carbohydrate (chất bột đường) như cơm, bún, bánh phở… và thay thế bằng thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

5. Uống nước đầy đủ

Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Việc cung cấp nước đều đặn giúp cân bằng lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai.

6. Tập luyện thường xuyên

Vận động thường xuyên một cách nhịp nhàng với sự cho phép của bác sĩ. Các hoạt động như đi bộ hoặc bơi lội giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu.

7. Theo dõi lượng đường trong máu

Kiểm tra, theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên bằng máy đo đường huyết. Kết quả đo giúp bạn điều chỉnh được chế độ ăn và điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn việc tăng hoặc giảm đường huyết.

8. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm cần thiết và được bác sĩ chỉ định khi mang thai. Ketone trong nước tiểu xuất hiện khi cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Điều này có thể gây hại cho bé suốt thai kỳ.

9. Tiêm insulin

Tiêm insulin theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây là việc điều trị áp dụng khi không thể kiểm soát được lượng đường huyết qua chế độ ăn và vận động. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thức và thời gian tiêm insulin và cách thức bảo quản loại thuốc này để đảm bảo an toàn.

Theo Cleveland Clinic, với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, mức đường huyết mục tiêu là:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói là ≤ 95mg glucose/100ml máu.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ là ≤ 140mg glucose/100ml máu
  • Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ là ≤120mg glucose/100ml máu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phẫu thuật cắt túi mật có nguy hiểm không?

(19)
Thông thường, phẫu thuật cắt túi mật không nguy hiểm, nhưng nhiều người thường lo sợ phẫu thuật này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.Cắt túi ... [xem thêm]

Cai thuốc lá bằng kẹo cao su nicotine: Những lưu ý cần nắm

(35)
Kẹo cao su nicotine là chất ngăn chặn việc hút thuốc lá bằng cách cung cấp một lượng thấp nicotine để giúp bạn bỏ thuốc lá và giảm bớt các dấu hiệu ... [xem thêm]

Bạn có biết những lợi ích, rủi ro từ việc cho trẻ ăn sữa chua?

(83)
Nhiều gia đình ở Việt Nam có thói quen cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày. Hiện nay, sữa chua được bán ở khắp mọi nơi với những mùi vị khác nhau. Việc ăn sữa ... [xem thêm]

Tuyệt chiêu trị nghẹt mũi bằng tỏi an toàn, hiệu quả

(85)
Nghẹt mũi là tình trạng khiến không ít người khổ sở vì phải chịu đựng cảm giác không thể thở một cách thoải mái. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thoát ... [xem thêm]

5 hiểu lầm về HIV mà bấy lâu nay ai cũng đồn đại

(78)
Căn bệnh thế kỉ HIV cho đến nay đã giết chết khoảng 39 triệu người. Tuy nhiên, vẫn có những hiểu lầm về HIV mà chúng ta thường đồn đoán.HIV là một ... [xem thêm]

Cách điều trị bệnh đau lưng ở nam giới

(57)
Các đấng mày râu thường thích chơi thể thao, làm các công việc nặng và mang vác đồ đạc nên rất dễ bị đau lưng. Nghiêm trọng hơn, bệnh đau lưng ở nam ... [xem thêm]

Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao

(26)
Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Nguyên nhân là do đâu? Và bạn có thể làm gì để đối phó với căn bệnh này? Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Những tác dụng của polyphenol đối với sức khỏe

(91)
Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, trái cây, ngũ cốc… chứa rất nhiều thành phần, trong đó có polyphenol. Thế nhưng, không phải ai cũng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN