Khi nào chóng mặt là dấu hiệu của đột quỵ

(4.3) - 41 đánh giá

Khi nào chóng mặt là một dấu hiệu của bệnh nặng?

Tất cả mọi người đều đã trải qua cảm giác chóng mặt. Chóng mặt vô hại khi bạn đi tàu lượn, xem phim 3-D có nhịp độ nhanh hoặc khi đi máy bay. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều căn bệnh mà bệnh nhân thường khai lại là “Lúc đầu, tôi cảm thấy hơi chóng mặt …”

Chóng mặt gây cảm giác khó chịu và nhiều khi rất đáng sợ. Hầu hết mọi người đều lo lắng có thể bị đột quỵ khi có một vài triệu chứng chóng mặt.

Chóng mặt làm bạn cảm giác như đang quay hoặc căn phòng bạn ở đang quay, hay có thể cảm thấy choáng váng, ngất xỉu. Đôi khi, chóng mặt làm cho bạn cảm thấy mất thăng bằng như thể là bạn sắp bị ngã.

Chóng mặt có thể rất nghiêm trọng nếu như bạn không thể đứng vững vàng hoặc bước đi loạng choạng. Trong một số trường hợp, bạn có cảm giác như đang ngồi trên một chiếc thuyền đang lắc lư và bạn cảm thấy môi trường xung quanh không ổn định. Ngoài ra, khi bị chóng mặt bạn sẽ thấy hơi choáng váng như thể đầu óc đang ở trên mây

Thường thì chóng mặt sẽ đi kèm với các dấu hiệu:

  • Buồn nôn;
  • Ói mửa hoặc tiêu chảy;
  • Nhức đầu hoặc đau nửa đầu;
  • Đau ngực;
  • Khó thở;
  • Sốt;
  • Ù tai;
  • Hoa mắt;
  • Mờ mắt;
  • Tê buốt;
  • Đau nhức tay chân;
  • Nói líu nhíu;
  • Ngứa ran xung quanh miệng;
  • Đau nhức toàn thân.

Tại sao bạn nên lo lắng về chóng mặt?

Có nhiều nguyên nhân gây ra chóng mặt và đột quỵ là một trong số đó. Một trong những đặc điểm của đột quỵ thân não là chóng mặt. Thường thì một người đang bị đột quỵ hoặc có cơn thoáng thiếu máu não sẽ có những triệu chứng khác ngoài chóng mặt. Hiếm khi nào chóng mặt mà không đi kèm với các triệu chứng khác là dấu hiệu của đột quỵ hoặc cơn thoáng thiếu máu não.

Nói chung chóng mặt là một dấu hiệu bạn cần phải quan tâm đúng mức để chữa trị.

Khi nào bạn nên lo lắng?

Nếu chóng mặt có kèm theo các triệu chứng khác thì bạn nên đi khám bác sĩ. Chóng mặt nặng có thể là dấu hiệu của sự thay đổi đột ngột trong hoạt động của hệ tim mạch hoặc dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Khi chóng mặt ảnh hưởng đến sự giữ thăng bằng, sự phối hợp hành động và đi bộ, bạn nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và chữa trị càng sớm càng tốt.

Chóng mặt có thể là dấu hiệu của một số bệnh nặng như:

Mất nước – mất nước trong cơ thể, hoặc lượng dịch trong cơ thể không đủ, đổ mồ hôi quá nhiều, nôn mửa, tiêu chảy hoặc một vấn đề trao đổi chất.

Trụy tim mạch

Loạn nhịp tim – có thể làm cho sự cung cấp máu lên não bị chậm trễ, dẫn đến chóng mặt hoặc thậm chí là một cơn đột quỵ.

Cao huyết áp – ảnh hưởng đến các mạch máu trong cơ thể và có thể gây ra nhồi máu não hoặc xuất huyết não.

Huyết áp thấp – làm cho sự cung cấp máu đến não ít đi từ đó có thể gây ra đột quỵ, nguyên nhân của huyết áp thấp có thể là do mất nước.

Đột quỵ – Bất cứ loại đột quỵ nào cũng có thể gây ra chóng mặt, đặc biệt là đột quỵ thân não.

Cơn thoáng thiếu máu não – đây là tình trạng bệnh nhân có thể tự phục hồi sau một cơn bệnh có triệu chứng giống như là đột quỵ.

Nhồi máu cơ tim – do thiếu máu cung cấp cho các mạch máu ở tim, dẫn đến nguồn cung cấp máu thấp hoặc không thường xuyên đến não, gây ra cảm giác chóng mặt.

Bệnh tai có thể gây mất nhận thức cân bằng vì tai rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và phối hợp.

Nhiễm trùng – bệnh nhiễm trùng ngoài cơ thể, dẫn đến đau yếu và chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mất nước và hạ huyết áp.

Viêm màng não – nhiễm trùng của màng não gây đau đầu và chóng mặt. Viêm não nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến các mô não và thường kèm theo sốt.

Rối loạn thần kinh – là do mất cảm giác, từ đó gây khó khăn trong việc cân bằng và phối hợp, thường gây ra khó đi bộ do mất cảm giác dưới chân. Những người bị bệnh thần kinh thường cảm thấy chóng mặt khi nhắm mắt, vì họ không thể cảm nhận đôi chân mình trên mặt đất.

U não – có thể gây chóng mặt do áp lực lên não, đặc biệt nếu có liên quan đến cuống não.

Tác dụng phụ của thuốc – một số loại thuốc gây chóng mặt. Bệnh nhân phải mất một ít thời gian để thích nghi với các loại thuốc này. Thường thì bệnh nhân sẽ hết chóng mặt trong vòng vài ngày. Bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ báo trước cho bạn những dấu hiệu của chóng mặt khi bạn đang dùng thuốc

Đau đầu Migraine – thường kèm theo chóng mặt, trước, trong hoặc sau khi bị đau nửa đầu. Nếu bệnh nhân có thể đoán trước khi nào sẽ bị chóng mặt và đau nửa đầu thì tình trạng bệnh có vẻ nhẹ.

Mệt mỏi – có thể gây chóng mặt, choáng không hây ảnh hưởng lâu dài

Bạn nên làm gì?

Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến và có thể là dấu hiệu bệnh nặng. Tốt nhất là bạn nên khám bác sĩ khi có triệu chứng chóng mặt để được điều trị kịp thời. Thường nếu chóng mặt không phải là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay u não thì bác sĩ sẽ khám và làm rất nhiều xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích của quan hệ tình dục cho các cặp đôi?

(69)
Lợi ích của quan hệ tình dục có thể mang đến cho bạn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nên được xem là một liều thuốc quý giúp bạn cải thiện sức ... [xem thêm]

7 bí quyết dạy con yêu cách kết bạn hiệu quả

(20)
Tình bạn thời thơ ấu là một khoảng thời gian vô cùng đẹp đẽ và quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người, đặc biệt đối với trẻ thơ. Với tình ... [xem thêm]

Khi chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng sức khỏe tình dục

(15)
Đời sống tình dục lý tưởng luôn đồng hành với trạng thái tinh thần tốt và thể lực dồi dào.Khi cảm thấy sung sức, bạn sẽ có thái độ tích cực đối ... [xem thêm]

Yếu tố nguy cơ của bệnh đa hồng cầu

(17)
Đa hồng cầu (PV) là một căn bệnh về máu khiến cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Hệ quả là máu của bạn trở nên quá đặc, kéo theo hàng loạt ... [xem thêm]

Kem làm mờ sẹo gồm những thành phần gì?

(36)
Đôi khi vài vết sẹo xuất hiện trên khuôn mặt bạn sau những đợt mụn trứng cá. Chúng ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình khiến bạn phải tìm đến các loại ... [xem thêm]

Đặt tên cho cặp sinh đôi? Tham khảo ngay 6 mẹo cực hay

(52)
Việc đặt tên cho con là điều không dễ dàng với nhiều bố mẹ, đặc biệt là sinh đôi. Nếu đang trong tình huống này, bạn hãy tham khảo cách đặt tên cho ... [xem thêm]

Bà bầu có nên ăn hạt dẻ cười không?

(76)
Bà bầu có nên ăn hạt dẻ cười? Thật ra, hạt dẻ cười đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu. Dù vậy, bạn chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải bởi ... [xem thêm]

5 bước ngăn ngừa nhiễm trùng huyết khi bị nhiễm trùng

(62)
Nhiễm trùng huyết (còn gọi là nhiễm trùng máu) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng. Bệnh có thể tiến triển chỉ với một vết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN