Khi nào bố mẹ nên sinh con thứ hai?

(4.3) - 54 đánh giá

Bạn có bao giờ thắc mắc khi nào là thời điểm thích hợp để bạn có đứa con thứ hai? Dường như bạn đang đứng trước ngã rẽ là bạn nên mang thai hay bạn cần cân nhắc để lựa chọn thời gian thích hợp. Cũng có nhiều cặp vợ chồng không đặt nặng về chuyện sinh con thứ hai, không có các biện pháp tránh thai và kết quả là đứa con thứ hai ra đời. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp.

Khi con đầu nhỏ hơn 2 tuổi

Việc chăm sóc hai bé cùng lúc có thể khiến bạn choáng ngợp, nhưng bạn sẽ được an ủi vì các bé rất hòa hợp và chia sẻ đồ chơi cho nhau. Nhiều bà mẹ phát hiện ra rằng những anh chị dưới hai tuổi thì ít khi ghen tị với em trai, em gái của mình. Một thuận lợi khác là các bé có thể cùng học chung trường hay các khóa học vì độ tuổi không quá chênh lệch nhau. Việc đăng kí theo cặp thường có nhiều ưu đãi giúp bố mẹ tiết kiệm được một vài khoản chi phí.

Tuy nhiên, khó khăn của việc chăm sóc hai bé cùng lúc sẽ khiến bạn đối mặt với sự nghịch ngợm của các bé. Bạn sẽ cảm thấy dường như các bé thích “thông đồng” với nhau để nhõng nhẽo, đòi hỏi và quậy phá, khiến bạn không thể có chút giờ phút nghỉ ngơi nào. Bố mẹ hãy là người đưa ra những quyết định công bằng chăm sóc cả 2 bé cưng để không bất kì bé nào cảm thấy tổn thương. Bạn cũng đừng ngại khi phải nhờ đến sự giúp đỡ của ông xã, cha mẹ hoặc người trông trẻ, như vậy bạn sẽ có thêm chút thời gian nghỉ ngơi mà lại luôn có người khác để mắt chăm sóc bé.

Khi con đầu cách khoảng 2 đến 4 tuổi

Đây chính là khoảng cách tuổi “gần không phải gần, mà xa không phải xa”. Chính điều này giúp bạn luôn tỉnh táo trong mọi chuyện. Bạn sẽ được ngủ đủ giấc để có thể dậy pha sữa cho bé giữa đêm và 2-4 năm không phải là khoảng cách quá xa để quên những kỹ năng chăm sóc bé. Bạn cũng tích lũy đủ kinh nghiệm để có thể tinh chỉnh những triết lý nuôi dạy con cái của mình. Hơn nữa, 2-4 năm cũng giúp sưởi ấm lại ngọn lửa tình yêu của ông xã và bạn.

Ưu điểm khi sinh em bé cách nhau 2-4 năm là việc khi bé lớn đang bận rộn học hành tại trường, nên bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để chăm sóc bé nhỏ mới sinh. Trong khi đó, 2 bé lại gần tương tự tuổi nên có thể chơi chung những món đồ chơi và bé lớn sẽ thể hiện vai trò làm anh/chị của mình, giúp phát triển thể chất và tinh thần cho mình và cho em.

Nhược điểm của cách này chính là chu kỳ sinh con – nuôi con – sinh con này sẽ khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Bé lớn thường có xu hướng phát triển nhanh hơn và cân bằng thời gian ngủ trưa, còn bé nhỏ thì khác. Việc chênh lệch thời gian nghỉ ngơi của các bé khiến bạn thực sự mệt mỏi và bạn sẽ khó tìm được một người giữ trẻ nào chịu chăm sóc 2 đứa bé chênh lệch tuổi và thời gian như vậy. Bé lớn sẽ có cảm giác khó chịu vì nghĩ rằng bố mẹ không còn thương mình như trước nên đôi khi có thể ích kỷ với em mình. Khi bé có bất kỳ hành vi hung hăng với em nhỏ, ngay lập tức, bố mẹ nên nghiêm khắc răn đe và khuyên bảo dạy dỗ bé nên yêu và chăm sóc em mình. Bố mẹ hãy nói với bé rằng yêu thương em và thể hiện vai trò, trách nhiệm của một người anh/chị với em. Khi đó, bé sẽ thấy mình như một thành viên quan trọng của gia đình.

Khi con đầu lớn hơn 5 tuổi

Khoảng cách 5 năm giúp mỗi bé cảm nhận được cảm giác làm con cưng trong gia đình, thu hút mọi sự chú ý nhưng cũng đủ để 2 bé gắn kết bằng tình anh em, dù không cực kì gắn bó như khi 2 anh em lớn lên cùng nhau. Trong khi đó bạn cũng có thể tập trung chăm sóc mỗi bé với thời gian rảnh rỗi hơn. Một trong những ưu điểm của khoảng thời gian này là bố mẹ có đủ kinh nghiệm và thời gian để chăm sóc hai con tốt. Bạn và ông xã đều có thời gian để thống nhất quan điểm nuôi dạy con mà vẫn có thời gian dành riêng cho nhau. Bé lớn của bạn cũng sẽ trở nên trưởng thành, độc lập và biết giúp đỡ người khác hơn.

Nhược điểm của khoảng thời gian này là bạn luôn bị cuốn vào guồng xoay của công việc, bạn sẽ có ít thời gian và hứng thú để vui chơi, thấu hiểu con cái hơn. Cuối cùng, bạn sẽ không thể tận dụng được những thứ như xe nôi, ghế ngồi để sử dụng cho bé thứ 2, vì tất cả mọi thứ đã quá lỗi thời. Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị một khoản chi phí nho nhỏ cho việc sắm đồnhé!

Bạn hãy nhớ dành riêng một khoảng thời gian mỗi tối để trò chuyện cùng bé lớn, vì dù lớn hay nhỏ, bé nào cũng thích được bố mẹ quan tâm hơn.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Sinh con liền nhau: bố mẹ chăm con như thế nào?
  • 5 mẹo giúp mẹ ngủ đủ giấc khi chăm sóc con mới sinh
  • Những điều mẹ cần lưu ý khi mới sinh
  • 6 lưu ý phải nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Đánh giá:

Bài viết liên quan

“Diệt giặc” mụn đầu đen triệt để

(32)
Hầu như ai cũng từng bị mụn đầu đen ít nhất 1 lần trong đời. Mụn đầu đen rất dễ trị nhưng cũng lại rất dễ tái phát. Bạn đã biết cách điều trị ... [xem thêm]

7 lợi ích của các bài tập HIIT giúp bạn tăng hiệu quả gấp đôi

(62)
Các bài tập HIIT có thể mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích sức khỏe như đốt cháy calo, tăng quá trình trao đổi chất, điều chỉnh nhịp tim, đường ... [xem thêm]

Cảm giác nóng rát ở dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục

(11)
Cảm giác khó tiêu và nóng rát dạ dày xảy ra với rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Nóng ... [xem thêm]

Chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh không quá khó

(98)
Nhiều người thấy con mình hay rụng tóc, tóc rớt nhiều ở gối nhưng ít ai quan tâm đến việc phải làm gì để chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh. Thật ra, muốn chăm ... [xem thêm]

8 nguyên nhân gây đau hàm khi mang thai ít ai ngờ

(94)
Bạn đang bị đau hàm? Điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn hoặc nói chuyện. Bạn đang tìm cách để giảm bớt tình trạng này? Nếu vậy, hãy cùng ... [xem thêm]

Đau bụng trong những ngày đèn đỏ, nguyên nhân do đâu?

(21)
Chắc hẳn không có bạn nữ nào chưa từng trải qua cơn đau bụng âm ỉ, đau vùng thắt lưng hoặc cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong những ngày đèn đỏ. Vậy ... [xem thêm]

3 con đường làm lây lan bệnh giang mai

(89)
Giang mai là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn treponema pallidum gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Dù rất dễ chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng nếu ... [xem thêm]

Cách điều trị viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược

(77)
Chứng viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược ngoài các biểu hiện đau họng như thông thường còn kết hợp với các triệu chứng của bệnh trào ngược ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN