Chi tiết về thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs

(4.44) - 19 đánh giá

NSAIDs là nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng, bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Nhìn chung, nhóm thuốc NSAIDs có công dụng sau đây:

  • Giảm đau: Những cơn đau do căng cơ, bong gân, đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau răng…
  • Hạ Sốt: NSAIDs có tác dụng hạ nhiệt cho cơ thể
  • Kháng Viêm: NSAIDs giúp làm giảm hiện tượng viêm cho bệnh nhân.

Một số hoạt chất trong nhóm thuốc NSAIDs được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như aspirin, ibuprofen hay meloxicam. Điều quan trọng là trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các hoạt chất trong nhóm thuốc NSAIDs phù hợp với cơ địa và tình trạng của bạn.

NSAIDs hoạt động như thế nào?

Nhóm thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt hiệu quả. Thông thường, cơ thể bạn sản xuất ra một chất hóa học gọi là prostaglandin để bảo vệ dạ dày khỏi tác động của axit . Prostaglandin được tạo ra bởi enzyme cyclooxygenase (COX), enzyme này gồm hai loại: COX I và COX II. Enzyme COX II có khả năng tạo các prostaglandin gây ra tình trạng viêm và sốt trong khi COX I tham gia vào quá trình tạo ra các prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ đông máu.

Một số hoạt chất phổ biến như:

-Aspirin: Ngăn chặn enzyme COX I và COX II, nên ngoài tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, aspirin còn có thêm tác dụng ngăn cản kết tập tiểu cầu. Vì aspirin ngăn chặn cả COX I và COX II nên bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như đau, loét dạ dày, xuất huyết …. Vì vậy hiện nay, aspirin ít được sử dụng để giảm đau và thường được dùng để chống đông máu ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch với liều thấp.

– Diclofenac: Có tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin, nhưng đồng thời tác dụng phụ đường tiêu hóa trên bệnh nhân cũng nặng hơn như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thiếu máu, ….

– Ibuprofen: có tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin. Khi bệnh nhân sử dụng ibuprofen có thể bị kích ứng tiêu hóa, rối loạn tạo máu,……

– Một số hoạt chất khác như: naproxen, ketoprofen,…. cũng có các đặc tính giảm đau và tác dụng phụ tương tự như các hoạt chất trên.

Ngoài ra, các hoạt chất ngăn chặn chủ yếu COX II trong nhóm thuốc NSAIDs có thể giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả nhưng giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Meloxicam là hoạt chất trong nhóm thuốc NSAIDs có tác dụng ngăn chặn chọn lọc, chuyên biệt enzyme COX II. Các nghiên cứu đã chứng minh meloxicam giúp giảm đau khi di chuyển và giảm tình trạng cứng khớp trên bệnh nhân thoái hóa khớp, cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp. Do chỉ ngăn chặn chọn lọc COX II, meloxicam ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tim mạch so với diclofenac, piroxicam và celecoxib.

Các hoạt chất coxib như celecoxib, rofecoxib, valdecoxib, ….cũng có tác dụng ngăn chặn chuyên biệt COX II, nên cũng giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa so với aspirin hay diclofenac. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các hoạt chất này trên tim mạch, thận vẫn còn đang được nghiên cứu. Và một thông tin từ năm 2004 có đề cập đến 2 hoạt chất rofecoxib và valdecoxib đã rút khỏi thị trường do nhiều nghiên cứu cho thấy có liên quan đến tai biến về tim mạch và valdecoxib còn gây các phản ứng da nghiêm trọng.

Chỉ định của nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)

Các bệnh viêm khớp như thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, gút, viêm khớp tự phát thiếu niên…

Các bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể…)

Thoái hóa khớp (hư khớp), thoái hóa cột sống, đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau thắt lưng cấp hoặc mạn tính, đau thần kinh toạ…

Bệnh lý phần mềm do thấp: Viêm quanh khớp vai, viêm lồi cầu xương cánh tay, hội chứng De Quervain, hội chứng đường hầm cổ tay…

Chống chỉ định của nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Chống chỉ định tuyệt đối (không được sử dụng) đối với các bệnh nhân mắc các vấn đề sau:

  • Bệnh lý chảy máu không được kiểm soát
  • Tiền sử dị ứng, mẫn cảm với thuốc
  • Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển
  • Suy tế bào gan mức độ vừa đến nặng
  • Phụ nữ có thai ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối, phụ nữ đang cho con bú.

Thận trọng:

Bệnh nhân cần thận trọng nếu đang gặp phải các vấn đề sau:

  • Nhiễm trùng đang tiến triển.
  • Hen phế quản
  • Tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng
  • Bệnh tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ cao với bệnh tim mạch

Bạn cần biết gì trước khi sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)?

Bạn nên biết rằng, nhóm thuốc NSAIDs cũng có tác dụng phụ, bao gồm tác dụng phụ trên tiêu hóa và tim mạch.

Nhóm thuốc NSAIDs có thể gây viêm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Nguy cơ này có thể tăng lên nếu bạn:

  • Uống chung với các loại thuốc chống đông máu và corticosteroid
  • Hút thuốc lá
  • Sử dụng NSAIDs trong một thời gian dài
  • Uống rượu
  • Cao tuổi
  • Sức khỏe kém.

Nhóm thuốc NSAIDs không được khuyến khích cho những đối tượng sau đây:

  • Những người có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc suy tim;
  • Những người ở độ tuổi 75 trở lên;
  • Người bị tiểu đường;
  • Những người hút thuốc;
  • Những người bị huyết áp cao;
  • Những người bị hen suyễn;
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh thận;
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh gan nặng;
  • Những ai đang bị hoặc có nguy cơ bị loét dạ dày.

Nếu có bất kỳ các yếu tố nguy cơ nào kể trên, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết trước khi sử dụng nhóm thuốc NSAIDs nhé.

Liều dùng của các hoạt chất thường được sử dụng trong nhóm NSAIDs

Dưới đây là liều dùng của một số hoạt chất trong nhóm thuốc NSAIDs thường được sử dụng trong điều trị. Tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau sẽ được hướng dẫn sử dụng liều khác nhau để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân. Vì vậy, trước khi sử dụng, các bạn nên tham vấn thêm ý kiến của các bác sĩ tại bệnh viện hay phòng khám, hoặc dược sĩ tại các nhà thuốc gần nhất để sử dụng thuốc một cách hiệu quả và an toàn nhất nhé.

  • Aspirin:
    • Giảm đau, hạ sốt: người lớn 325 – 625mg (mỗi 4 giờ). Trẻ em 50 – 75mg/kg/ngày chia làm 4 – 6 lần (tổng liều không quá 3,6g)
    • Viêm khớp: 1 – 4g/ngày, nếu viêm mạn tính có thể dùng đến 6g/ngày, theo hướng dẫn của bác sĩ
    • Phòng ngừa huyết khối: 81 – 325mg/ngày
  • Diclofenac: 75 – 150mg, uống. Ngoài ra còn có dạng tiêm bắp, đặt hậu môn, thuốc nhỏ mắt, gel thoa tại chỗ.
  • Ibuprofen: 0,6 – 1g/ ngày, uống. Ngoài ra còn có dạng đặt hậu môn.
  • Meloxicam: 7,5 – 15mg/ngày, uống. Ngoài ra còn có dạng tiêm bắp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

20 lý do khiến đường huyết không ổn định

(65)
Bạn nghĩ rằng khi bị đái tháo đường thì chỉ cần kiêng ăn ngọt là đủ? Nhưng bạn có biết có hàng ngàn lý do ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, ... [xem thêm]

12 bí quyết chọn trái cây và rau củ quả tươi ngon

(25)
Các loại trái cây và rau củ tươi ngon, bổ dưỡng là nguồn cung cấp vitamin và các dưỡng chất thiết yếu rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loại trái ... [xem thêm]

Sổ tay 6 bí quyết làm đẹp với thuốc nhuộm tóc tự nhiên

(92)
Bạn có thể thử sử dụng những loại thuốc nhuộm tóc từ các thành phần tự nhiên nếu bạn đang tìm kiếm một biện pháp nhuộm tóc an toàn cho tóc và cơ ... [xem thêm]

5 cách để bạn có được kết quả tốt nhất khi tập vật lý trị liệu

(95)
Trong một số trường hợp, bạn có thể được khuyến khích tập vật lý trị liệu để điều trị những vấn đề sức khỏe. Dưới đây là 5 cách giúp bạn ... [xem thêm]

Sức khỏe phụ nữ tuổi 30 có gì thay đổi?

(99)
Nếu bạn chú ý đến những thay đổi của sức khỏe phụ nữ tuổi 30 càng sớm, khả năng duy trì vẻ đẹp trẻ trung và đẩy lùi sự lão hóa càng cao đấy!Là ... [xem thêm]

Cách luộc hạt dẻ ngon giúp bạn “ghi điểm” dễ dàng

(75)
Cách luộc hạt dẻ sao cho chín đều, thơm ngon, dễ tách vỏ và lớp nhân bên trong tơi xốp mà không vụn nát cũng đòi hỏi các nàng phải khéo léo lắm mới làm ... [xem thêm]

6 trò chơi tập thể dục giúp cả nhà vừa khỏe vừa vui

(24)
Vận động là điều kiện thiết yếu để cơ thể khỏe mạnh. Song không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn để duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày. Những trò ... [xem thêm]

Bí quyết để làn da không gợn chút nếp nhăn

(65)
Nếp nhăn là một trong những dấu hiệu của quá trình lão hoá mà chúng ta không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể khiến quá trình này diễn ra chậm hơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN