Huyết áp “biểu tình” khi bạn ở trong phòng khám

(3.62) - 63 đánh giá

Tăng huyết áp áo choàng trắng là gì?

Bạn có lo lắng khi nhìn thấy bác sĩ? Bạn có lo sợ khi ngồi trong phòng đợi và giờ hẹn đang đến gần? Đây là những cảm xúc hoàn toàn bình thường. Mặc dù chúng ta không luôn luôn nhận ra nó, nhưng hầu hết chúng ta đều cảm thấy căng thẳng trong phòng khám bệnh hơn là khi chúng ta ngồi trong những môi trường quen thuộc.

Huyết áp mọi người đều thay đổi trong ngày. Tập thể dục, thay đổi tư thế, thậm chí nói chuyện cũng có thể là nguyên nhân khiến huyết áp thay đổi. Căng thẳng và lo âu có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tăng huyết áp. Nếu nó xảy ra khi bạn kiểm tra huyết áp bởi bác sĩ, bạn có thể gọi nó là “tăng huyết áp áo choàng trắng”. Điều này có nghĩa là huyết áp của bạn cao hơn bình thường khi được đo ở phòng mạch hơn là khi bạn đo tại nhà.

Vì điều này, bác sĩ của bạn muốn đo huyết áp bạn nhiều lần và ở ngoài phòng khám. Điều này có thể giúp xác định liệu tăng “huyết áp áo choàng trắng” có diễn ra hay bạn thật sự bị tăng huyết áp. Bác sĩ có thể đề nghị giám sát lưu động (bằng một màn hình kỹ thuật nhỏ, đo huyết áp tư động đều đặn). Thay vào đó, bạn có thể yêu cầu được theo dõi huyết áp tại nhà suốt cả ngày bằng một loại máy tương tự với máy mà bác sĩ sử dụng.

Tăng huyết áp áo choàng trắng có nguy hiểm không?

Khi tăng huyết áp áo choàng có thể ảnh hưởng đến 25% bệnh nhận đến phòng khám, đặc biệt đối với người đang mang bầu hoặc người già. Nếu tăng huyết áp áo choàng trắng không được nhận ra, bạn có thể sẽ ngưng sử dụng những loại thuốc bạn không cần hoặc liều lượng không chính xác.

Nếu bạn mắc chứng tăng huyết áp áo choàng trắng, nó có thể khiến bạn tiếp tục phát triển bệnh tăng huyết áp trong tương lai. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần kiểm tra huyết áp của bạn thường xuyên bởi bác sĩ hoặc những chuyên gia sức khỏe khác ít nhất mỗi sáu đến 12 tháng. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều thời gian hơn để thay đổi lối sống.

Huyết áp cao nghĩa là gì?

Huyết áp cao là một các nói khác của bệnh tăng huyết áp. Huyết áp của bạn được cho là cao khi số đo huyết áp là 140/90 mm Hg khi được đo tại phòng mạch và huyết áp bạn đo hàng ngày hoặc tự đo là 135/85 mmHg hay cao hơn. Tăng huyết áp là yếu tố nguy hiểm chính dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh thận mãn tính hay chứng mất trí. Nó là nguyên nhân chính khiến việc phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng trở nên vô cùng quan trọng. Tăng huyết áp có thể xuất hiện vì bệnh béo phì, ăn uống kém, hoạt động thể lực kém hoặc tiền sử gia đình.

Bạn nên làm gì để ngăn ngừa tăng huyết áp áo choàng trắng?

Có rất nhiều bí quyết để ngăn ngừa tăng huyết áp áo choàng trắng bao gồm:

  • Thử một số kỹ thuật thư giãn giúp bạn có thể sử dụng được khi đi khám bệnh, chẳng hạn như kỹ thuật hít thở sâu.
  • Hỏi bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình đi cùng bạn đến phòng khám bác sĩ. Có ai đó bạn quen biết đi cùng khi bạn gặp bác sĩ sẽ giúp bạn trở nên thoải mái hơn.
  • Cố gắng hẹn gặp cùng một bác sĩ. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng khả thi, nhưng gặp một gương mặt quen thuộc biết bạn và hiểu bạn có thể khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
  • Ăn uống lành mạnh. Cắt giảm lượng muối ăn vào có thể giúp bạn giảm huyết áp. Đừng cho thêm muối vào đồ ăn khi bạn nấu ăn hay đã bày ra bàn. Kiểm tra các nhãn hiệu bạn đang mua sắm hay chọn những loại thực phẩm ít muối khi bạn có thể sẽ giữ huyết áp của bạn giảm xuống. Ăn nhiều trái cây và rau quả và điều chỉnh lượng bia rượu vừa phải có thể sẽ giữ bạn đi đúng hướng.
  • Tập thể dục thường xuyên. Hãy đặt mục tiêu ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày với cường độ vừa phải trong 5 ngày một tuần. Ban có thể chia 30 phút đó ra, ví dụ, 2 lần mỗi lần 15 phút. Cường độ tập vừa phải có thể giúp bạn cảm thấy ấm và thở gấp nhưng bạn vẫn có khả năng thực hiện một cuộc trò chuyện. Nói chuyện với bác sĩ trước nếu bạn không tập thể dục gì trong một khoảng thời gian.
  • Cân nặng lành mạnh. Nếu bạn tiếp tục bước bốn và năm, thì đây không còn là vấn đề. Nếu bạn quá cân, giảm cân nặng thừa có thể giúp bạn hạ huyết áp. Thay vì ăn kiêng, hãy cố gắng tạo nên những sự thay đổi nhỏ trong thức ăn của bạn và cường độ tập thể dục để bạn có thể duy trì nó suốt đời. Đặt ra những mục tiêu nhỏ và thực tế có thể giúp bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí cách nhận biết nốt ruồi lành tính hay có hại

(87)
Bạn có bao giờ thắc mắc về những nốt ruồi (hay mụn ruồi)xuất hiện trên da? Hãy xem thử cách nốt ruồi hình thành và nhận biết xem liệu nó có phải là ... [xem thêm]

5 bí quyết khi cho bé sinh đôi bú

(77)
Chăm sóc trẻ sơ sinh thời kỳ cho con bú khiến nhiều chị em trở nên mệt mỏi và trầm cảm vì nhiều vấn đề xảy ra như mẹ bị viêm vú, tắc tia sữa, bé bú ... [xem thêm]

Bật mí 6 nguyên nhân gây nên chứng lóa mắt

(52)
Chứng lóa mắt có mối liên hệ với nhiều vấn đề sức khỏe ở mắt và đầu, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng, bong võng mạc, đau nửa đầu ảnh hưởng ... [xem thêm]

Bệnh teo não ở trẻ em và những nguyên nhân bạn ít ngờ tới

(27)
Bệnh teo não ở trẻ em có thể xảy ra từ khi đứa bé còn trong bụng mẹ hoặc khi sinh ra bị nhiều yếu tố tác động. Teo não là hội chứng mô não bị co rút ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì để tránh bị say nắng?

(36)
Mùa hè là dịp lý tưởng để bạn tận hưởng những chuyến du lịch, song đây cũng là thời điểm bạn có nguy cơ bị say nắng cao nhất trong năm. Thậm chí, bạn ... [xem thêm]

5 nhóm thực phẩm dành cho người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

(37)
Dù là một căn bệnh tự miễn và không có cách chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu bạn biết người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì thì các triệu ... [xem thêm]

Tập tư thế cánh cung cho ngực và lưng thêm khỏe

(90)
Tư thế cánh cung có tác dụng giúp bạn thư giãn phần lưng và ngực khá tốt. Đây là tư thế yoga mà bạn có thể thử sức nếu đã quen với bộ môn này.Tư thế ... [xem thêm]

Chất bổ sung dinh dưỡng: Những điều cần biết

(63)
Chất bổ sung dinh dưỡng là gì? Chất bổ sung dinh dưỡng là một loại vitamin, khoáng chất, hoặc thảo mộc mà bạn ăn hoặc uống vào để cải thiện sức ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN