Huyền sâm

(4.5) - 86 đánh giá

Tìm hiểu chung

Huyền sâm dùng để làm gì?

Người ta dùng cây huyền sâm để làm thuốc lợi tiểu bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Đôi khi huyền sâm còn được dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng và phát ban.

Một số người dùng cây huyền sâm để thay cho cây vuốt quỷ vì tác dụng của hai loại cây khá giống nhau.

Cơ chế hoạt động của huyền sâm là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy huyền sâm có chứa các chất có tác dụng chống viêm.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của huyền sâm là gì?

Liều dùng cây thuốc này tùy thuộc vào dạng bào chế:

  • Chiết xuất chất lỏng: 2-8 ml (pha với nước tỷ lệ 1:1), dùng hàng ngày;
  • Thuốc sắc: dùng 2-8 g cây thuốc hàng ngày;
  • Rượu thuốc: 2-4 ml (pha với nước tỷ lệ 1:5), dùng hàng ngày.

Liều dùng của cây huyền sâm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây huyền sâm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của huyền sâm là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất chất lỏng;
  • Thuốc đắp;
  • Rượu thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng huyền sâm?

Cây huyền sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nhịp tim giảm, ngừng tim;
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy;
  • Phản ứng mẫn cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng huyền sâm bạn nên biết những gì?

Lưu trữ huyền sâm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.

Bạn nên theo dõi các phản ứng mẫn cảm. Nếu có bất kỳ phản ứng nào, ngưng dùng thuốc và chuyển sang dùng thuốc kháng sinh hoặc biện pháp khác thích hợp hơn.

Bạn nên thường xuyên đo huyết áp và nhịp tim khi dùng thuốc. Bệnh nhân bị rối loạn tim mạch không nên dùng cây thuốc này.

Những quy định cho cây huyền sâm ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây huyền sâm nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của huyền sâm như thế nào?

Không dùng cây huyền sâm cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Những người mẫn cảm với loại thuốc này hoặc có bệnh tim nghiêm trọng không nên dùng cây huyền sâm.

Huyền sâm có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây huyền sâm.

Cây huyền sâm có thể tương tác với thuốc lợi tiểu và gây không cân bằng lithium trong cơ thể. Cây thuốc cũng có thể tương tác với:

  • Thuốc chống loạn nhịp, thuốc ức chế beta, thuốc đường huyết;
  • Thuốc trị tiểu đường;
  • Các loại thảo dược có tác dụng đến đường huyết.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Pyruvate

(50)
Tên thông thường: 2-Oxopropanoate, 2-Oxopropanoic acid, 2-Oxypropanoic Acid, Acetylformic Acid, Acide Acétylformique, Acide Alpha-Kéto, Acide Oxo-2 Propanoïque, Acide Pyruvique, Alpha-Keto ... [xem thêm]

Dược liệu Ké đầu ngựa có công dụng gì?

(85)
Tên thường gọi: Ké đầu ngựaTên gọi khác: Thương nhĩ, phắc maTên nước ngoài: Rough cocklebur, common cocklebur, sheepbur…Tên khoa học: Xanthium strumarium L.Họ: Cúc ... [xem thêm]

Alder buckthorn là thảo dược gì?

(85)
Tên thông thường: Alder Dogwood, Arraclán, Arrow Wood, Aulne Noir, Black Dogwood, Bois Noir, Bois à Poudre, Bourdaine, Bourgène, Buckthorn, Buckthorn Bark, Coudrier Noir, Dog Wood, Frangule, ... [xem thêm]

Tật lê là thảo dược gì?

(95)
Tên thông thường: Tật lêTên khoa học : Tribulus terrestrisTìm hiểu chungTật lê dùng để làm gì?Tật lê được sử dụng để điều trị:Các vấn đề về thận, ... [xem thêm]

Phượng nhỡn thảo là thảo dược gì?

(14)
Tên thường gọi: phượng nhỡn thảo, xú xuân, thanh thất núi cao, càng hom cao, Ailante, Ailante Glanduleux, Ailanthus altissima, Ailanthus cacodendron, Ailanthus giraldii, Ailanthus ... [xem thêm]

Hawaiian baby woodrose

(19)
Tên thông thường: Argyreia nervosa, Argyreia speciosa, Baby Hawaiian Woodrose, Baby Woodrose, Bidhara, Convolvulus nervosus, Convolvulus speciosus, Elephant Climber, Elephant Creeper, Lettsomia ... [xem thêm]

Codonopsis

(45)
Tên thường gọi: Bastard Ginseng, Bellflower, Bonnet Bellflower, Campanule à Bonnet, Chuan Dang, Codonopsis Modestae, Codonopsis Pilosula Modesta, Dangshen, Dong Seng, Ginseng Bâtard, Ginseng ... [xem thêm]

Bifidobacteria

(66)
Tên thông thường: B. Bifidum, B. Breve, B. Infantis, B. lactis, B. Longum, Bifido, Bifido Bacterium Longum, Bifidobacterias, Bifidobactérie, Bifidobactéries, Bifidobacterium, Bifidobacterium ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN