Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Da liễu Trung ương

(3.83) - 29 đánh giá

Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội có nguồn gốc từ Khoa Nội thương – Da liễu, được thành lập vào tháng 2/1954. Qua một khoảng thời gian dài, đến nay bệnh viện được đổi tên thành “Bệnh viện Da liễu Trung ương” và trở thành bệnh viện chuyên khoa đầu ngành da liễu.

Các chức năng chính và nhiệm vụ chính của bệnh viện là khám và điều trị các bệnh về da liễu, phòng ngừa bệnh phong và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nơi đây còn là trung tâm nghiên cứu các mô hình bệnh, đào tạo các cán bộ và chỉ đạo điều trị ở các tuyến dưới.

Bệnh viện Da liễu Trung ương tập trung đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm và chuyên môn cao. Năm 2013, bệnh viện được Bộ Y tế tặng thưởng Cờ thi đua. Năm 2016, PGS–TS. Nguyễn Hữu Sáu, Phó giám đốc Bệnh viện được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen do có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với những thành tích nổi bật của bệnh viện và đội ngũ y bác sĩ nơi đây, chắc chắn bạn sẽ yên tâm khi đến khám và điều trị tại bệnh viện.

Những câu hỏi thường gặp khi đi khám bệnh

Bệnh viện Da liễu Trung ương nằm ở đâu?

Địa chỉ Bệnh viện Da liễu Trung ương: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện Da liễu Trung ương có làm thứ 7 không?

Bệnh viện làm tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Chi tiết thời gian khám chữa bệnh của bệnh viện như sau:

  • Các ngày trong tuần: sáng từ 5 giờ 45 – 12 giờ, chiều từ 13 giờ 30 – 18 giờ.
  • Ngày nghỉ, ngày lễ: sáng từ 7 – 12 giờ, chiều từ 14 – 17 giờ 30.
  • Tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 6951.

Giờ thăm bệnh của bệnh viện Da liễu Trung ương là mấy giờ?

Thời gian thăm bệnh tại bệnh viện các ngày trong tuần:

  • Sáng: từ 6–7 giờ
  • Trưa: từ 11–12 giờ
  • Chiều: từ 16–21 giờ (thứ Bảy từ 13–21 giờ)
  • Chủ nhật và ngày lễ: từ 6–21 giờ

Quy trình khám chữa bệnh

Bạn có thể đăng ký khám bệnh qua tổng đài chăm sóc khách hàng của bệnh viện (1900 6951) hoặc đăng ký trực tiếp tại bệnh viện.

Quy trình khám chữa bệnh – Thu phí

  • Bạn đến bàn hướng dẫn tầng 1 Nhà điều trị. Nếu đã từng khám, nhân viên hướng dẫn sẽ kiểm tra mã bệnh nhân (đơn thuốc, xét nghiệm). Nếu là lần đầu, bạn phải đăng ký thông tin.
  • Sau đó, bạn đến bàn tiếp đón thu phí 1, 2, 3 để được nhập thông tin, thu tiền khám, phát số phòng khám và số thứ tự khám.
  • Bạn đến phòng khám theo đúng số phòng khám nhận được (Nhà điều trị số 1–16). Tại đây, bạn sẽ được khám bệnh, chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
  • Nếu bạn được chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bạn quay lại bàn thu phí để đóng tiền thu phí cận lâm sàng.
  • Tiếp theo, bạn lên tầng 1 nhà điều trị để được chẩn đoán hình ảnh hoặc tầng 1, 4, 5 tòa nhà kỹ thuật cao để làm xét nghiệm.
  • Sau đó, bạn quay trở lại phòng khám để bác sĩ kê toa thuốc và ra quầy thuốc bệnh viện để được cấp thuốc.
  • Quy trình khám chữa bệnh – Giáo sư/Yêu cầu

  • Bạn đến bàn hướng dẫn tầng 1 tòa nhà Kỹ thuật cao. Nếu đã từng khám, nhân viên hướng dẫn sẽ kiểm tra mã bệnh nhân (đơn thuốc, xét nghiệm). Nếu là lần đầu, bạn phải đăng ký thông tin.
  • Sau đó, bạn đến bàn tiếp đón yêu cầu để được nhập thông tin, thu tiền khám, phát số phòng khám và số thứ tự khám.
  • Bạn đến phòng khám theo đúng số phòng khám nhận được. Nếu bạn được các giáo sư điều trị, hãy đi đến phòng từ 1–7. Các phòng khám theo yêu cầu là từ số 8–22. Tại đây, bạn sẽ được khám bệnh, chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
  • Nếu bạn được chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bạn quay lại bàn thu phí để đóng tiền thu phí cận lâm sàng.
  • Tiếp theo, bạn lên tầng 1 nhà điều trị để được chẩn đoán hình ảnh hoặc tầng 1, 4, 5 tòa nhà kỹ thuật cao để làm xét nghiệm.
  • Sau đó, bạn quay trở lại phòng khám để bác sĩ kê toa thuốc và ra quầy thuốc bệnh viện để được cấp thuốc.
  • Quy trình khám chữa bệnh – Bảo hiểm Y tế

  • Bạn đến bàn hướng dẫn tầng 1 Nhà điều trị. Nếu đã từng khám, nhân viên hướng dẫn sẽ kiểm tra mã bệnh nhân (đơn thuốc, xét nghiệm). Nếu là lần đầu, bạn phải đăng ký thông tin.
  • Sau đó, bạn đến bàn tiếp đón số 5 để nhân viên y tế nhận giấy tờ bảo hiểm, nhập thông tin, thu tiền khám, phát số phòng khám và số thứ tự khám.
  • Bạn đến phòng khám theo đúng số phòng khám nhận được (Nhà điều trị số 1–16). Tại đây, bạn sẽ được khám bệnh, chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
  • Nếu bạn được chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, lên tầng 1 nhà điều trị để được chẩn đoán hình ảnh hoặc tầng 1, 4, 5 tòa nhà kỹ thuật cao để làm xét nghiệm.
  • Sau đó, bạn quay trở lại phòng khám để bác sĩ kê toa thuốc và quay lại bàn tiếp đón số 5 để thanh toán bảo hiểm và nhận thẻ.
  • Cuối cùng, bạn đến khu vực phát thuốc tại tầng 1 của Nhà điều trị để nhận thuốc.
  • Chi phí khám và điều trị tại bệnh viện

    Tiền khám bệnh

    • Giá bình thường: 30.000 đồng
    • Giá có Bảo hiểm Y tế: 20.000 đồng
    • Giá khám dịch vụ/ngoài giờ: 100.000 đồng

    Bệnh khó cần hội chẩn

    • Giá bình thường: 200.000 đồng
    • Giá có Bảo hiểm Y tế: 200.000 đồng
    • Giá khám dịch vụ/ngoài giờ: 200.000 đồng

    Đây là những mục mà Bảo hiểm Y tế sẽ chi trả cho bạn 100%.

    Dưới đây là những mục Bảo hiểm Y tế không chi trả.

    Khám bệnh với phó giáo sư

    • Giá khám dịch vụ: 250.000 đồng
    • Giá khám ngoài giờ: 300.000 đồng

    Khám bệnh với giáo sư

    • Giá khám dịch vụ: 350.000 đồng
    • Giá khám ngoài giờ: 500.000 đồng

    Muốn biết thêm thông tin và địa chỉ bệnh viện, bạn có thể đọc bài “Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội“.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Lời khuyên để giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 ở trẻ

    (94)
    Thực phẩm lành mạnh là các loại thực phẩm tươi sống từ các nhóm chính như: trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, cá, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Mỗi nhóm ... [xem thêm]

    5 nhóm thực phẩm dành cho người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

    (37)
    Dù là một căn bệnh tự miễn và không có cách chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu bạn biết người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì thì các triệu ... [xem thêm]

    Nồi chiên không khí: Bí quyết giúp bạn kiêng dầu mỡ

    (93)
    Khi trang bị nồi chiên không khí trong gia đình, bạn sẽ không cần chiên đồ ăn trong chảo ngập dầu dễ gây hại cho sức khỏe. Nếu muốn tránh dầu mỡ để ăn ... [xem thêm]

    Có nên cho con ăn dặm bằng ăn trái cây rau quả?

    (79)
    Bạn có thể bắt đầu cho con ăn dặm bằng cách cho bé ăn trái cây hoặc rau quả. Cho tới khi bé được sáu tuổi, mục tiêu chính lúc này là để bé ăn càng ... [xem thêm]

    Bệnh ghép chống chủ: Con dao hai lưỡi đến từ ghép tủy

    (75)
    Bệnh ghép chống chủ là một trong những biến chứng phổ biến của ghép tủy. Chúng có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư tái phát, nhưng cũng có khả năng đe dọa ... [xem thêm]

    Cứng khớp ngón tay: Xử nhanh kẻo hại!

    (54)
    Cứng khớp ngón tay dẫn đến hạn chế khả năng vận động ở rất nhiều người, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi. Điều trị bệnh kịp thời giúp ... [xem thêm]

    Tổng quan về bệnh viêm ruột

    (44)
    Bệnh viêm ruột là một bệnh lý thường xảy ra do nhiễm phải vi khuẩn hoặc virus từ thực phẩm. Triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh là đau bụng ... [xem thêm]

    Liệu pháp tự nhiên giúp điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em

    (19)
    Mất ngủ ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm, nhưng có thể có tác động không tốt đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Sau một ngày đi bộ đường ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN