Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 8 – Bạn và bạn bè

(4.06) - 82 đánh giá

Biên dịch: Nguyễn Khởi Quân

Hiệu đính: Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Tôi vẫn gặp bạn mình, nhưng bây giờ mọi thứ đã khác. Nhiều thứ họ nói chẳng ra đâu vào đâu cả. Họ tham gia khiêu vũ ở trường hoặc đi trung tâm mua sắm. Đôi khi tôi cảm thấy mình như người ngoài cuộc. Tôi lo lắng rất nhiều về bố tôi. Những vấn đề khác như đội bóng rổ nào thắng trận bây giờ không còn quan trọng nữa. Sau đó tôi phát hiện ra có một đứa trẻ khác ở trường cũng có bố bị ung thư. Tôi có nhiều điểm chung với bạn ấy hơn là với những người bạn mà tôi đã quen biết cả đời.” – Hamid, 15 tuổi.

Bạn bè rất quan trọng đối với bạn và bạn cũng là người quan trọng với họ. Trong quá khứ, bạn có thể nói với họ mọi thứ. Bây giờ khi bố mẹ bạn bị ung thư, có vẻ như rất nhiều điều đang thay đổi dần – thậm chí là cả tình bạn. Dưới đây là một số điều bạn cần nghĩ tới:

Bạn bè có thể không biết phải nói gì

  • Một số người cảm thấy thật khó vì không biết phải nói gì. Những người khác có thể đánh đồng rằng đặt câu hỏi trong tình huống đó là thô lỗ.
  • Cố gắng tử tế với những người không hỏi thăm về bệnh ung thư của phụ huynh bạn hay hỏi bạn đang cảm thấy thế nào.
  • Bạn nên là người mở lòng trước.
  • Hãy thử nói những câu như: “Tớ biết rất khó khăn khi nói đến những điều đang xảy ra với bố mẹ tớ. Tớ biết là không dễ để đặt câu hỏi. Liệu bây giờ bạn có điều gì muốn nói hay muốn biết không?

Bạn bè có thể hỏi bạn những câu hỏi khó

  • Không phải lúc nào bạn cũng muốn trả lời những câu hỏi về căn bệnh ung thư của bố mẹ hay quá trình điều trị.
  • Thử nói vài điều chẳng hạn như: “Nói về những thứ đang diễn ra thật khó, nhưng cảm ơn bạn vì đã dành sự quan tâm. Bác sĩ nói rằng: [thêm thông tin cá nhân của bạn vào đây] …
  • Nếu bạn không thích nói chuyện, bạn có thể nói: “Cảm ơn vì đã hỏi thăm bố/mẹ mình, nhưng mình nói chuyện này sau nhé, được không?”

Bạn bè cũng có cuộc sống riêng

  • Có vẻ như bạn bè không quan tâm bạn chút nào. Nhìn qua có vẻ cuộc sống của họ vẫn đang tiếp diễn, còn của bạn thì không.
  • Thật khó cho bạn khi thấy bạn bè đi chơi với nhau hoặc tham gia các hoạt động mà không có bạn. Nhưng hãy cố gắng hiểu rằng, họ cũng có cuộc sống của riêng họ. Họ không phải đối mặt với hoàn cảnh giống như bạn hiện tại, nên việc đồng cảm là không dễ dàng.
  • Bạn có thể nói vài điều, như: “Mình thèm được đi chơi chung quá. Mình đã phải suy nghĩ rất nhiều từ khi bố mắc bệnh. Mình rất vui vì chúng ta còn là bạn. Mai tụi mình đi chơi được không?

Tìm niềm vui và những người bạn mới

Những người bạn cũ

Mặc dù có rất nhiều thứ diễn ra trong tâm trí, bạn vẫn có thể gặp gỡ bạn bè và có quãng thời gian vui vẻ. Nếu bạn không thể rời khỏi nhà, hãy hỏi xem bạn bè có thể ghé qua không. Dành thời gian để thư giãn. Điều đó tốt cho bạn. Lập danh sách những điều thú vị mà bạn muốn làm cùng với bạn bè. Sau đó, thực hiện thôi!

Những người bạn mới

Rất nhiều điều đang xảy ra với bạn ở hiện tại. Đôi khi bạn bè cũ chuyển đi. Bạn có thể không có nhiều điểm chung với họ như bạn từng nghĩ. Tin tốt là bạn vẫn có thể kết bạn với những người mới. Những người đã từng đi lướt qua bạn trong hội trường trước đây thì đến bây giờ có thể hỏi bạn dạo này thế nào. Những người từng là bạn bè nay có thể bước vào cuộc sống của bạn một lần nữa. Hãy cởi mở với những tình bạn mới.

Đến với các nhóm hỗ trợ tại bệnh viện hoặc phòng khám là một cách tốt để gặp gỡ những người bạn mới. Nó giúp kết nối bạn với những người có cùng điểm chung. Cố gắng làm những điều thú vị cùng nhau. Điều này thực sự tốt cho tất cả các bạn!

Đối mặt với những câu nói đau lòng

Thật không may, một vài người bạn có thể nói những điều ác ý. Một số khác nói mà không suy nghĩ trước khi họ biết sự thật. Bất kể lý do là gì, bạn sẽ đau lòng khi những đứa trẻ kia đùa giỡn hoặc nói những điều làm bạn tổn thương, có thể là về bạn, về căn bệnh ung thư, hoặc về bố mẹ bạn.

Bạn có thể làm gì?

Mặc kệ những lời đàm tiếu.

Đáp trả: “Này, bố tôi bị ung thư đấy. Không vui vẻ tí nào đâu. Thử nghĩ xem sẽ cảm thấy thế nào nếu bố cậu cũng như thế?

Cảm thấy bị ngược đãi? Nếu việc đứng dậy và nói rằng: “Đủ rồi!” cũng không hiệu quả – hãy nói chuyện với một ai đó. Đến gặp phụ huynh, thầy cô giáo, hiệu trưởng hoặc cố vấn nhà trường. Bạn xứng đáng được đối xử tôn trọng.

“Đừng bảo vệ bản thân bằng những lớp hàng rào, hãy để bạn bè làm điều đó.” – Ngạn ngữ Czech.

Tài liệu tham khảo

Chapter 8 – You and Your Friends

https://www.cancer.gov/publications/patient-education/when-your-parent-has-cancer.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Khởi Quân - Trần Vĩnh Phú - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thông tin cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư: Các mối quan hệ

(41)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Hẹn hò và kết hôn Giai đoạn từ thiếu niên đến thanh niên là một khoảng ... [xem thêm]

Những triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

(12)
Ung thư gan là một trong những dạng ung thư phổ biến trên thế giới. Các triệu chứng của ung thư gan có thể tiến triển và xấu đi theo thời gian. Ung thư gan ... [xem thêm]

Khi bạn là người trưởng thành trẻ tuổi hoặc thanh thiếu niên mắc ung thư

(49)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Ung thư vú thể ống xâm nhập

(32)
Biên dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Lê Công Định – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này nói về ung thư vú thể ống xâm nhập. ... [xem thêm]

Ung thư vú di căn phổi

(14)
Biên dịch: Nguyễn Thị Thạch Hà, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Trần Quang Kiên, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này mô tả ung thư vú di căn phổi, các ... [xem thêm]

U xơ tuyến vú

(18)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: Ths.Bs. Lê Công Định – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết giải thích về u xơ tuyến vú, chẩn đoán và điều gì sẽ ... [xem thêm]

Ung thư và khả năng sinh sản: Những câu hỏi cần thiết

(35)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Danh sách những câu ... [xem thêm]

Sống chung với ung thư

(57)
Biên dịch: ThS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Ung thư mãn tính là ung thư không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị đòi hỏi phải liên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN