Hội chứng chuyển hóa thức ăn ở người bị bệnh tiểu đường

(3.71) - 100 đánh giá

Sự trao đổi chất (hay còn gọi quá trình chuyển hóa) ở những người mắc tiểu đường khác với người khỏe mạnh. Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, hiệu quả của insulin bị giảm và ở bệnh tiểu đường tuýp 1, nồng độ insulin trong cơ thể rất thấp.

Vì lý do này, người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ cần một phương pháp khác để bổ sung insulin. Tình trạng kháng insulin, phổ biến nhất ở người mắc bệnh tiền đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường tuýp 2, sẽ làm suy yếu khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể. Do đó, lượng đường trong máu trở nên cao hơn, người bệnh sẽ tăng cân nhiều và khả năng kháng insulin cao hơn.

Quá trình chuyển hóa là gì?

Quá trình chuyển hóa (hoặc trao đổi chất) đề cập đến các phản ứng hóa học diễn ra bên trong cơ thể, cần thiết cho sự sống. Các quá trình này xảy ra khi thức ăn được đưa vào cơ thể.

Sự trao đổi chất của những người mắc tiểu đường gần giống với quá trình của những người khỏe mạnh. Sự khác biệt duy nhất là khối lượng và/hoặc hiệu quả của insulin do cơ thể sản xuất.

Quá trình trao đổi chất diễn ra như sau:

  • Thực phẩm được tiêu thụ vào cơ thể.
  • Carbohydrate được phân hủy thành glucose bởi nước bọt và ruột.
  • Glucose đi vào máu.
  • Tuyến tụy phản ứng với đồ ăn bằng cách giải phóng insulin được lưu trữ (phản ứng insulin giai đoạn 1).
  • Insulin cho phép glucose từ máu đi vào cơ thể tế bào – nơi glucose có thể được sử dụng làm năng lượng.
  • Insulin cũng giúp cơ và gan lưu trữ glucose dưới dạng glycogen.
  • Nếu cần, sau đó, glycogen được lưu trữ có thể trở lại vào máu dưới dạng glucose.
  • Nếu còn glucose sót lại trong máu, insulin sẽ biến glucose này thành chất béo trong cơ thể.
  • Protein trong thức ăn cũng bị phân hủy thành glucose ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, đây là một quá trình chậm hơn nhiều so với carbohydrate.
  • Sau khi cơ thể giải phóng insulin lần đầu, các tế bào beta trong tuyến tụy bắt đầu phát triển insulin mới và tiếp tục giải phóng chúng. Điều này được gọi là phản ứng insulin giai đoạn 2.
  • Như đã đề cập ở trên, nếu glucose được chuyển từ máu đến vị trí mà lượng đường trong máu bắt đầu xuống mức thấp, cơ thể sẽ giải phóng glucagon.
  • Glucagon hoạt động để thay đổi glycogen lưu trữ thành glucose và giải phóng nó vào dòng máu.

Quá trình chuyển hóa ở những người mắc tiểu đường tuýp 2 liên quan đến béo phì

Những người thừa cân mắc tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường tuýp 2 thường sản xuất nhiều insulin hơn so với những người khỏe mạnh do tỷ lệ mỡ cơ thể so với cơ bắp cao hơn.

Nguyên nhân cho tình trạng này là do kháng insulin, nghĩa là cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả. Do đó, cơ thể sẽ sản xuất nhiều insulin hơn để bù đắp.

Tuy nhiên, điều này sẽ làm các tế bào beta hoạt động quá mức và theo thời gian sẽ bắt đầu suy giảm chức năng.

Ngoài ra, lượng insulin trong cơ thể ngày càng tăng khiến cơ thể dần trở nên kháng thuốc hơn.

Kháng insulin gây ra mức đường huyết cao như thế nào?

Nếu tình trạng kháng insulin xảy ra sẽ làm giảm hiệu quả của phản ứng insulin giai đoạn 1. Tuyến tụy sẽ giải phóng tất cả các insulin mà nó có nhưng có khả năng sẽ không đủ vì insulin kém hiệu quả.

Để đối phó với vấn đề này, cơ thể phải dựa vào phản ứng insulin giai đoạn 2, nhưng sẽ mất một thời gian. Do đó, khi không có đủ insulin, lượng đường trong máu ở người mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc tiền đái tháo đường rất có khả năng tăng cao hơn bình thường.

Nếu bữa ăn tiếp theo đủ xa, cơ thể có thể có thời gian để bắt kịp và sản xuất đủ insulin mới (giai đoạn 2) và đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, điều này có thể làm giảm chức năng của các tế bào beta do đó làm giảm số lượng tế bào sản xuất insulin. Quá trình sản xuất insulin chậm sẽ làm tăng thêm nhiều vấn đề khác.

Nếu bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền đái tháo tiêu thụ nhiều carbohydrate thì ảnh hưởng của vấn đề sẽ được “phóng đại” hơn nữa. Bạn cũng lưu ý rằng lượng đường huyết cao hơn sẽ có xu hướng làm cho mọi người cảm thấy vừa mệt mỏi vừa đói vì không có đủ glucose chuyển hóa thành năng lượng cho các tế bào.

Nếu người bệnh ăn nhiều thực phẩm do đói thì lượng calo dư thừa sẽ bắt đầu được hấp thụ dưới dạng chất béo bổ sung, điều này có thể góp phần vào việc kháng insulin thêm.

Quá trình chuyển hóa ở người mắc tiểu đường tuýp 1

Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, hoạt động trao đổi chất sẽ diễn ra bình thường phụ thuộc vào việc cung cấp insulin, thường là do tiêm hoặc bơm.

Insulin ngắn hạn (tác dụng nhanh) sẽ hoạt động theo cách tương tự như phản ứng insulin giai đoạn 1. Trong khi đó, insulin dài hạn sẽ hoạt động theo cách tương tự như phản ứng giai đoạn 2.

Nếu số lượng insulin được cung cấp chính xác và tốc độ hoạt động của nó bắt kịp với tốc độ glucose được hấp thụ từ thức ăn, thì quá trình chuyển hóa ở người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ diễn ra khá tốt như quá trình của người bình thường.

Tuy nhiên, điều này thường khó thực hiện và do đó sẽ có những lúc mức đường huyết cao hoặc thấp, dẫn đến việc phải điều trị bệnh.

Vì insulin đóng vai trò trong việc lưu trữ chất béo trong cơ thể, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng có thể mắc tình trạng kháng insulin.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách bảo quản sữa bột đã pha đúng cách

(19)
Nếu cho con uống sữa công thức, bạn cần biết một số thông tin về việc lựa chọn bình sữa, cách pha và cách bảo quản sữa bột đã pha thế nào cho ... [xem thêm]

Kháng thuốc trong quá trình điều trị ung thư vú

(36)
Mặc dù ngày nay hóa trị phát triển rất mạnh và ngày càng phức tạp, nhưng không phải lúc nào hóa trị cũng có tác dụng 100% lên tất cả các loại ung thư. Khi ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng ICSI

(67)
Dù là một kỹ thuật tiên tiến nhất, có nhiều ưu điểm vượt trội, thế nhưng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng ICSI vẫn tồn tại nhiều nhược ... [xem thêm]

Mách bạn 6 cách chăm sóc mắt đơn giản mà hiệu quả

(62)
Thị lực sẽ suy yếu dần theo thời gian. Vì vậy, bạn nên biết chăm sóc mắt đúng cách nhằm bảo vệ cũng như duy trì thị lực lâu dài.Đôi mắt là “cánh ... [xem thêm]

Muốn phát hiện viêm khớp, đừng vội phớt lờ dấu hiệu bất thường trên da

(27)
Rất nhiều người cho rằng viêm khớp rất khó phát hiện vì chúng ta không thể nhìn thấy sự viêm nhiễm trong các khớp hay sự hao mòn của sụn. Tuy nhiên, một ... [xem thêm]

Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

(88)
Đau bụng dưới bên trái đột ngột là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người từng gặp, nhất là phụ nữ. Những cơn đau này có thể chỉ là chứng bệnh ... [xem thêm]

11 bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả

(62)
Đau vai gáy là tình trạng căng cơ mà ai cũng có thể gặp. Bạn có thể tự chữa đau vai gáy nhanh chóng bằng các bài tập căng – duỗi cơ hiệu quả.Cứng cổ và ... [xem thêm]

8 thực phẩm gây dị ứng phổ biến bạn nên cẩn thận

(49)
Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng, vấn đề khó chịu trên hệ thống hô hấp, tiêu hóa… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ tử vong nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN