Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

(3.71) - 88 đánh giá

Đau bụng dưới bên trái đột ngột là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người từng gặp, nhất là phụ nữ. Những cơn đau này có thể chỉ là chứng bệnh đơn giản nhưng cũng có lúc báo hiệu vấn đề nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau nhói bụng dưới bên trái có thể do nhiều vấn đề khác nhau như hệ tiêu hóa, các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn hoặc thậm chí là những vấn đề về cơ. Nếu tình trạng đau bụng này kéo dài, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn ngay.

Trong một số trường hợp, những cơn đau bụng không chỉ tập trung ở vùng bụng dưới mà còn có thể lan ra sau lưng. Sau đây là một số bệnh gây ra chứng đau bụng dưới bên trái phổ biến.

Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Tình trạng này xảy ra có thể là do một số bệnh lý dưới đây:

1. Hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Bạn thường được chẩn đoán là mắc chứng viêm túi thừa cấp khi bị đau bụng dưới bên trái. Bệnh này có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa. Thông thường các túi thừa thường dẫn đến các cơn đau bụng dữ dội đi kèm với các cơn sốt, buồn nôn, nôn mửa, táo bón,…

Ngoài ra, những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột bao gồm:

  • Chứng táo bón nặng: thường do thiếu chất xơ trong chế độ ăn hoặc do thuốc;
  • Bệnh viêm đường ruột: bao gồm Crohn (bệnh viêm đường ruột mạn tính) và viêm loét đại tràng;
  • Viêm ruột già;
  • Thoát vị bẹn nghẹt: một phần ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị và thiếu máu nuôi dưỡng.

2. Bệnh lý hệ sinh sản

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, các cơn đau bụng dưới bên trái nữ có thể là dấu hiệu của những bệnh lý có liên quan đến hệ sinh sản, bao gồm:

  • Sảy thai;
  • Mang thai ngoài tử cung;
  • Lạc nội mạc tử cung;
  • U nang buồng trứng;
  • U xơ tử cung.

Nam giới cũng gặp một số vấn đề liên sinh quan đến sinh sản và gây đau bụng dưới mặc dù điều này ít phổ biến hơn so với nữ giới, bao gồm:

  • Nhiễm trùng hay viêm túi tinh – túi nằm gần tuyến tiền liệt tiết ra chất dịch có trong tinh dịch;
  • Nhiễm trùng hay viêm tuyến tiền liệt;
  • Xoắn tinh hoàn.

3. Hệ bài tiết gặp vấn đề

Sỏi tiết niệu là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu – cơ quan vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Hiện tượng này xuất hiện khi các chất hóa học trong nước tiểu kết tinh lại thành những viên sỏi rắn. Sỏi ở thận trái hay sỏi ở tiết niệu có thể gây ra những cơn quặn thắt ở bụng dưới bên này. Bạn nên lưu ý rằng những cơn đau này còn có thể lan đến lưng giữa ở bên trái và bẹn. Ngoài ra, những triệu chứng đi kèm còn bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và ra máu,…

Nhiễm trùng đường niệu đôi khi có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, đặc biệt khi có liên quan đến thận trái. Giống như khi gặp hiện tượng sỏi tiết niệu, những cơn đau này cũng có thể xảy ra tại các xương sườn nằm ở vùng lưng dưới hoặc nằm ở vị trí trung tâm chứ không hẳn là ở một bên nào đó của lưng. Dấu hiệu thường gặp là tiểu tiện nhiều lần và đau buốt.

4. Những bệnh lý khác gây đau bụng dưới bên trái

Các vết bầm hay khối máu tụ ở các cơ trong thành bụng có thể gây ra cơn đau nhói bụng dưới rốn ở trái. Những vấn đề có liên quan đến hệ tuần hoàn như phình động mạch chủ bụng (tình trạng động mạch chủ ở bụng phình ra như một trái bóng và có thể bị vỡ ra) cũng là một nguyên nhân của các cơn đau này. Ngoài ra, cục máu đông hoặc viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái cũng có thể dẫn đến những cơn khó chịu đột ngột tại vùng này.

Như vậy, các cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái có thể là do những nguyên nhân đơn giản như táo bón, rối loạn tiêu hóa… Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua triệu chứng này. Nếu các cơn đau này diễn ra thường xuyên và kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bạn nhé!

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách ăn uống sau phẫu thuật điều trị ung thư vú

(84)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Dinh dưỡng và tập thể dục sẽ giúp bạn lấy lại sức khỏe sau phẫu thuật. Cùng tìm ... [xem thêm]

Xả stress bằng cách ăn hạt điều vừa hiệu quả vừa không tăng cân

(54)
Hạt điều hay đào lộn hột là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.Hạt điều được nhiều bà ... [xem thêm]

Rối loạn tuyến vú

(60)
Tìm hiểu chungBệnh lý rối loạn tuyến vú là gì?Các rối loạn tuyến vú thường bao gồm bệnh lý không ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính, có thể lây ... [xem thêm]

Ung thư vú di căn

(93)
Tìm hiểu chungUng thư di căn là gì?Di căn là sự lây lan của các tế bào ung thư đến các khu vực mới của cơ thể, thường là theo hệ thống bạch huyết hay dòng ... [xem thêm]

Tìm hiểu bí quyết ăn uống trước và sau khi tập luyện

(54)
Chúng ta thường cho rằng nếu kết hợp chế độ ăn uống bình thường với việc tập gym thì vẫn khiến cơ thể phát phì. Tuy nhiên, nếu bạn tập gym quá sức ... [xem thêm]

Phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện

(14)
Hiện nay, việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện không hề dễ dàng. Do đó, các bác sĩ, nhân viên y tế cùng người nhà bệnh nhân cần ... [xem thêm]

Ổn định cảm xúc khi con mắc ung thư gan (Phần 1)

(45)
Khi bạn được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ sẽ để cập đến các giai đoạn của ung thư gan. Phân giai đoạn là một cách để biết được tình trạng hiện ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của máy vắt sữa mẹ

(30)
Có nên sử dụng máy vắt sữa mẹ hay không hiện đang là thắc mắc phổ biến của nhiều bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Nhìn chung, việc vắt sữa bằng tay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN