Học bơi giúp con yêu thêm năng động

(4.03) - 25 đánh giá

Ngoài mục đích luyện tập và vui chơi, giúp con yêu thêm năng động, học bơi còn là kỹ năng sinh tồn quan trọng.

Học bơi là cả một quá trình luyện tập lâu dài chứ không chỉ gói gọn trong vài bài học đơn giản. Nếu được giảng dạy bài bản, con yêu sẽ được học rất nhiều điều về việc tự giữ an toàn cho dù ở trong hồ, sông, biển hay công viên nước.

Lớp học dành cho bé mới biết đi và mẫu giáo

Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi còn quá sớm để tự tham gia khóa học bơi. Tuy nhiên, bố mẹ có thể đăng ký cho bé các lớp vỡ lòng. Thay vì tập trung dạy các kỹ năng bơi thì lớp học này dạy con học cách giữ an toàn, để các bé vui chơi với nhau và làm quen với nước.

Các thầy cô sẽ hướng dẫn bố mẹ cụ thể các vấn đề, ví dụ như cách giữ con trong hồ, không để trẻ nhỏ gần hồ bơi nếu không có người lớn. Ngoài ra, nhân viên cứu hộ cũng phải có mặt để trực ở hồ suốt thời gian học. Quá trình học phải mất cả hàng tháng hoặc cả năm trước khi thành thạo.

Lớp học bơi dành cho trẻ từ 5 tuổi trở lên

Nếu bố mẹ thấy con đã sẵn sàng để tham gia khóa học kỹ năng bơi thì cần lưu ý tìm hiểu 8 điều sau:

1.Cách xếp lớp

Con nên được xếp học cùng với những bạn cùng lứa và trình độ ngang nhau. Ví dụ, nếu đây là lần đầu tiên tham gia khóa học bơi, con nên được xếp cùng với những bạn cùng độ tuổi cũng mới bắt đầu. Ngoài ra, lớp học cần giúp bé nắm vững những kỹ năng đặc biệt trước khi theo học cấp độ cao hơn.

2.Quy mô lớp học

Nếu con yêu cần được hỗ trợ nhiều vì gặp vấn đề khi làm việc theo nhóm hoặc đặc biệt khi bé sợ nước, bạn nên cân nhắc đăng ký lớp học cá nhân. Tuy nhiên, trước đó bố mẹ nên cho con thử tham gia các lớp học theo nhóm bình thường để bé được học nhiều kỹ năng xã hội quan trọng (làm việc tập thể, thứ tự trước sau) trong thời gian học cùng các bạn khác.

3.Huấn luyện viên

Cho dù là lớp học ở quy mô nào, số lượng giáo viên trong lớp học vẫn cần phải vừa đủ để tiện hỗ trợ hướng dẫn dạy cho mỗi trẻ và quản lý các hoạt động nhóm. Bên cạnh đó, luôn phải có nhân viên cứu hộ trong mỗi ca học.

4.Chứng chỉ

Huấn luyện viên bơi lội phải có giấy chứng nhận cũng như các bằng cấp liên quan.

5.Tổ chức lớp học

Khả năng học hỏi nhanh phụ thuộc vào việc bé được chuẩn bị trước. Con yêu nên được luyện tập giữ hơi thở trước khi để toàn bộ cơ thể xuống mặt nước.

6.Cách thức hướng dẫn

Huấn luyện viên nên trình bày rõ ràng để các bé hiểu cần phải làm gì. Đồng thời, hướng dẫn viên cũng cần phải biết rõ khả năng của từng trẻ ở độ tuổi khác nhau và cho con được thử sức các kỹ năng mới phù hợp.

7.Giờ giấc nghỉ ngơi và học tập

Khoảng thời gian nghỉ ngơi và hướng dẫn cần phải phù hợp. Nhất là trong các lớp học nhóm, con yêu cần được hoạt động nhiều hơn là chờ đợi. Khi huấn luyện viên đang tập trung hướng dẫn riêng cho bé này thì số còn lại cũng cần được luyện tập kỹ năng mới.

8.Quản lý lớp học

Bố mẹ cần lưu ý cách huấn luyện viên kiểm soát và quản lý lớp học. Con yêu sẽ không được phép đùa giỡn và chạy nhảy quanh hồ. Khi đăng ký lớp học, bé có thể khóc và bám lấy bố mẹ lúc xuống hồ bơi lần đầu tiên. Đây là điều rất thường hay xảy ra trong những buổi đầu con học bơi. Quan trọng là bé có vượt qua được nỗi sợ hay không. Nếu con vẫn còn rất sợ sau nhiều buổi học, bố mẹ nên cân nhắc dừng khóa học và đăng ký lại khi con yêu đã đủ lớn.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn khi có ý định đưa con yêu đến các lớp bơi lội nhé. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài: Bé tập bơi: Cần trang bị những gì để không phải lo lắng

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và những điều bạn cần lưu ý

(38)
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là một bệnh tương đối nặng và nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong cao. Vì thế, việc tìm hiểu về bệnh lý này để đề phòng ... [xem thêm]

6 loại thực phẩm giàu chất sắt cho bé cưng nhà bạn

(94)
Bổ sung đều đặn các thực phẩm giàu chất sắt cho bé sẽ giúp con hạn chế được nguy cơ thiếu máu. tăng cường sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng. Sắt là ... [xem thêm]

11 lưu ý khi mang song thai để thai kỳ an toàn khỏe mạnh

(51)
Niềm vui nhân đôi khi mẹ mang song thai nhưng lo lắng cũng gấp đôi. Để có thai kỳ khỏe mạnh và hai con chào đời an toàn, mẹ cần đọc kỹ những điều dưới ... [xem thêm]

Nhiễm Mycoplasma Genitalium STD

(33)
Tìm hiểu chungNhiễm Mycoplasma Genitalium STD là gì?Mycoplasma genitalium (MG) lần đầu tiên được xác định vào đầu những năm 1980, là một loại vi khuẩn có thể ... [xem thêm]

3 bí quyết ăn uống giúp bạn lấy lại vòng eo thon gọn

(49)
Muốn có vòng eo thon gọn thì phải ăn kiêng? Bạn không cần phải khổ sở nhịn ăn để giữ gìn vóc dáng, hãy ăn uống một cách thông minh theo gợi ý của Hello ... [xem thêm]

Thay đổi lối sống để ngừa bệnh chảy máu khớp

(35)
Bệnh rối loạn đông máu có thể gây bệnh về khớp như chảy máu khớp (trong khớp). Chảy máu ở đầu gối, khuỷu tay hoặc các khớp khác là một hình thức ... [xem thêm]

7 nguyên nhân khiến bạn tăng cân chỉ trong một đêm!

(69)
Khi cân nặng không thể giảm như ý muốn, nhiều người hay nói vui rằng: “Mình chỉ cần hít không khí thôi cũng tăng cân đều”. Thật ra, bạn có thể tăng cân ... [xem thêm]

Thói quen ăn uống cho trẻ 1 tuổi thế nào là tốt?

(78)
Con bạn đã tròn 12 tháng. Chúc mừng bạn và bé cưng đã trải qua một năm đầu đời với bao niềm vui và tiếng cười. Giờ thì, mẹ hãy tập cho con những thói ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN