Hen suyễn và 8 câu hỏi thường gặp

(4.49) - 79 đánh giá

Hen suyễn có nên tập thể dục? Hen suyễn có di truyền không?… là những câu hỏi mà đa số bệnh nhân mắc hen suyễn luôn thắc mắc.

Ho, thở dốc vào ban đêm có phải là hen suyễn?

Hen phế quản là một bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp với bốn biểu hiện đặc trưng của bệnh: ho, khó thở, thở khò khè, nặng ngực. Những triệu chứng này nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm cùng với sự tắc nghẽn đường thở.

Nếu bạn bị ho, khó thở vào ban đêm, bạn có thể bị hen suyễn, nhưng bạn cần đến một cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

Khi nào thì đưa người bị hen suyễn đi bệnh viện?

Khi người bệnh có một trong những triệu chứng sau:

  • Nhịp thở trên 25 lần mỗi phút;
  • Mạch trên 115 lần mỗi phút;
  • Xanh tím, vã mồ hôi;
  • Phổi “im lặng”;
  • Hít thở không hiệu quả;
  • Khó thở nặng.

Đây đều là những triệu chứng cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Những người bị hen suyễn có nên tập thể dục?

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, kể cả những người bị hen suyễn. Các môn thể thao phù hợp với người bị hen suyễn bao gồm đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, khí công… Không chạy bộ hoặc tập võ thuật. Không tập luyện trong thời tiết lạnh, khô.

Trước khi tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn các bài tập thích hợp.

Hen suyễn có di truyền không?

Hen suyễn có yếu tố di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc hen suyễn là 30−50%. Nếu cả cha mẹ bị hen suyễn, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em là 50−70%. Nếu không có ai bị hen suyễn, khả năng này ở trẻ là 10−15%.

Tại sao lại khó chẩn đoán hen suyễn ở trẻ nhỏ?

Khó phân biệt hen phế quản do virus hay vi khuẩn ở trẻ em. Nhiễm virus, hen phế quản do vi trùng cũng là một bệnh viêm đường hô hấp, sự khác biệt duy nhất của hen suyễn là bệnh mãn tính.

Người bệnh hen suyễn có thể phát triển bình thường không?

Bạn hoàn toàn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh và thậm chí là chiến thắng căn bệnh bằng các liệu pháp điều trị thích hợp và tránh các yếu tố kích hoạt.

Tôi có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh hen suyễn trong thời kỳ mang thai không?

Kiểm soát hen trong thời kỳ mang thai rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của bào thai. Thuốc hen suyễn ít ảnh hưởng đến bào thai và vẫn có thể được sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc và để được hướng dẫn thêm.

Làm thế nào để bạn đối phó với một cơn hen suyễn cấp?

Nếu bạn có các triệu chứng hen suyễn, bạn cần dừng tập thể dục ngay lập tức, nghỉ ngơi và dùng thuốc hen suyễn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Những người bị hen suyễn có thể tập thể dục nhưng không quá sức và ngừng tập thể dục ngay khi bạn khó thở.

Để tránh hen suyễn trong khi tập thể dục, bạn nên chọn loại hình thể thao phù hợp với mình, uống đủ nước để tránh mất nước, khởi động ít nhất 5 phút trước khi tập thể dục.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vì sao nàng không muốn làm chuyện ấy với bạn?

(80)
Khi nàng không có hứng thú làm chuyện ấy, bạn nên xem xét lại chính bản thân mình thay vì tiếp tục đòi hỏi hay ghen tuông vô cớ khiến mối quan hệ ngày càng ... [xem thêm]

Trứng gà chứa nhiều cholesterol: Ăn trứng nhiều có tốt không?

(10)
Ăn trứng gà có tốt không khi đây là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều cholesterol?Trên thực tế, một quả trứng chứa tất cả ... [xem thêm]

Vitamin B7 và những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu

(31)
Chúng ta đều biết rằng thai nhi lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua dây rốn. Điều này giải thích vì sao mà các bà mẹ tương lai cần phải tuân thủ ... [xem thêm]

Triệu chứng khi con bạn mắc bệnh hồng cầu hình liềm

(20)
Bệnh hồng cầu hình liềm được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Bệnh này thường gặp ở trẻ em và đến nay việc điều ... [xem thêm]

Những điều về bảo hiểm ung thư mà người bệnh nên biết

(100)
Bảo hiểm ung thư là một trong các loại bảo hiểm sức khỏe với nhiệm vụ chi trả cho toàn bộ chi phí chẩn đoán, xét nghiệm cũng như điều trị loại bệnh ... [xem thêm]

Có khối u: thở phào vì chỉ là thay đổi sợi bọc tuyến vú

(90)
Thay đổi sợi bọc tuyến vú bao gồm đau vú, u nang vú và các khối u lành tính. Hầu hết phụ nữ có một số bướu trong ngực, thường là ở phía trên ngực ... [xem thêm]

Nổi hạch ở nách và những điều cần biết

(97)
Nổi hạch ở nách là tình trạng nổi một (hoặc nhiều) cục u ở nách. Những cục u này có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Đa số hạch ở nách thường mau ... [xem thêm]

Trẻ chậm mọc răng: Ba mẹ có nên lo lắng?

(12)
Lần đầu tiên con lật, nói, đi hay mọc răng… luôn mang lại niềm hạnh phúc vô tận cho ba mẹ. Vậy nên khi thấy trẻ chậm mọc răng, phụ huynh thường lo lắng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN