Thay đổi sợi bọc tuyến vú bao gồm đau vú, u nang vú và các khối u lành tính. Hầu hết phụ nữ có một số bướu trong ngực, thường là ở phía trên ngực gần vùng nách. Tình trạng này có thể đi kèm những cơn đau hoặc một loạt các triệu chứng khác.
Thông thường, nồng độ hormone estrogen và progesterone sẽ quyết định chu kỳ kinh nguyệt. Tuyến và ống dẫn sữa sẽ lớn hơn khiến vú to ra khi nồng độ này tăng lên, và nhỏ lại như bình thường khi nồng độ này giảm xuống. Thay đổi sợi bọc tuyến vú có thể là kết quả từ quá trình lập đi lập lại của các nồng độ hormone này. Những rối loạn tuyến vú, như nhiễm trùng cũng có thể gây ra sự thay đổi này.
Nguy cơ mắc thay đổi sợi bọc tuyến vú thường cao ở những nhóm phụ nữ sau:
- Có kinh nguyệt sớm;
- Có con lần đầu ở tuổi 30 hoặc hơn;
- Chưa bao giờ có thai.
Làm thế nào biết được bạn bị thay đổi sợi bọc tuyến vú?
Để biết được liệu bạn có mắc phải thay đổi sợi bọc tuyến vú hay không, cần chú ý theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Vú sưng và phồng lên;
- Có nhiều khối u trong vú với nhiều kích thước và kết cấu khác nhau;
- Đau ngực;
- Đau nhức nhói;
- Nóng rát;
- Ngứa.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Chị em có thể phòng ngừa thay đổi sợi bọc tuyến vú như thế nào?
Nguyên nhân gây ra thay đổi sợi bọc tuyến vú vẫn chưa được nghiên và hiểu rõ. Vì vậy, không có phương pháp cụ thể để phòng ngừa thay đổi sợi bọc tuyến vú. Tuy nhiên, các phương pháp sau đây giúp bạn có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh:
- Tự kiểm tra vú. Bạn có thể dùng tay để kiểm tra các bất thường ở vú. Thời điểm kiểm tra tốt nhất là sau chu kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày;
- Nếu có các bất thường ở vú, hay chu kỳ kinh nguyệt, liên hệ với bác sĩ của bạn;
- Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp kiểm tra sau đây để xác định liệu bạn có mắc thay đổi sợi bọc tuyến vú hay không như siêu âm, chụp nhũ ảnh, sinh thiết.