Trẻ chậm mọc răng: Ba mẹ có nên lo lắng?

(3.56) - 12 đánh giá

Lần đầu tiên con lật, nói, đi hay mọc răng… luôn mang lại niềm hạnh phúc vô tận cho ba mẹ. Vậy nên khi thấy trẻ chậm mọc răng, phụ huynh thường lo lắng tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết vấn đề. Tình trạng trẻ chậm mọc răng này đôi khi chỉ do di truyền nhưng đôi khi là do một bệnh lý nào đó.

Thông thường, chiếc răng đầu tiên của trẻ thường xuất hiện khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi nhưng thời điểm mọc răng có thể khác nhau ở nhiều trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ đã trên 13 tháng tuổi và vẫn chưa mọc chiếc răng đầu tiên thì có thể coi đó là tình trạng trẻ chậm mọc răng. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ chậm mọc răng và cách xử trí hiệu quả trong trường hợp này nhé!

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng

Nếu sau 13 tháng mà trẻ vẫn chưa mọc chiếc răng đầu tiên thì bạn cần xem xét liệu tình trạng này do nguyên nhân

1. Trẻ chậm mọc răng do di truyền

Yếu tố di truyền có những ảnh hưởng nhất định và có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng chậm mọc răng ở trẻ. Nếu người thân, đặc biệt là những người có quan hệ huyết thống gần gũi như ông bà, bố mẹ cũng chậm mọc răng thì thường trẻ cũng sẽ có thể chậm mọc răng.

Bạn nên hỏi cha mẹ, họ hàng xem trong gia đình có ai chậm mọc răng không. Nếu có, có khả năng trẻ chậm mọc răng là do yếu tố di truyền.

2. Trẻ chậm mọc răng do thiếu dinh dưỡng

Nếu trẻ không bú đủ sữa mẹ hay sữa công thức hoặc do bản thân sữa công thức chưa cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trẻ cần, trẻ sẽ có thể bị thiếu chất và dẫn tới chậm mọc răng. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng giai đoạn đầu đời của trẻ cũng rất quan trọng. Một số trẻ có khả năng hấp thu dinh dưỡng kém nên cũng dễ bị thiếu chất.

Sữa mẹ có chứa lượng canxi mà trẻ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của xương và răng. Sữa công thức cũng thường chứa canxi, phốt-pho, vitamin A, C, D giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Canxi là thành phần rất cần thiết cho một hàm răng chắc khỏe nên bạn hãy cho con bú đủ để bé có đủ chất này. Nếu cho con uống sữa công thức, bạn hãy chọn sữa có chứa đủ canxi cho bé.

3. Trẻ chậm mọc răng do suy giáp

Suy giáp là tình trạng khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết để cơ thể có thể hoạt động bình thường. Suy giáp thường ảnh hưởng tới nhịp tim, trao đổi chất và nhiệt độ của cơ thể. Nếu trẻ có dấu hiệu bị suy giáp thì có thể chậm mọc răng, chậm biết đi và chậm nói.

Triệu chứng khi trẻ chậm mọc răng là gì?

Hầu hết trẻ sẽ có đầy đủ khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, bé chậm mọc răng có thể là những vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến răng của con sau này. Một số triệu chứng trẻ có thể gặp như:

– Sâu răng. Thực tế là răng dưới nướu có thể phát triển sâu răng, theo thời gian răng bị sâu có thể ảnh hưởng đến các răng khác.

– Răng vĩnh viễn của trẻ phát triển không bình thường như răng bị mọc lệch.

– Tình trạng răng hai hàm do răng vĩnh viễn mọc cùng lúc với răng sữa mọc chậm.

– Khó nhai và ăn thức ăn rắn. Răng rất cần thiết để giúp trẻ có thể nhai thức ăn và thưởng thức món ăn.

Cách xử trí khi trẻ chậm mọc răng

Có một cách ba mẹ có thể làm để bổ sung canxi và những dưỡng chất cho con nếu thấy trẻ chậm mọc răng.

• Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ: Trong thời gian cho con bú, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, tránh kiêng khem quá mức gây thiếu dinh dưỡng. Mẹ nên trú trọng các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và nên uống thêm sữa nếu cần. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có đủ sữa cho bé bú và chất lượng sữa mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé.

• Bổ sung dinh dưỡng cho bé: Nếu bé uống sữa công thức, bạn hãy lựa chọn sữa công thức phù hợp kết hợp ăn dặm đúng cách.

• Tắm nắng cho trẻ: Cả mẹ và bé đều cần được bổ sung đầy đủ vitamin D để hỗ trợ hấp thụ canxi. Vitamin này được tổng hợp dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên mẹ và bé cần tắm nắng vào những thời điểm hợp lý để đảm bảo không bị thiếu hụt vitamin D.

Khi nào bạn cần đưa trẻ chậm mọc răng đi khám?

Trước tiên, bạn cần hỏi những người thân thiết trong gia đình (đặc biệt là những người có quan hệ huyết thống gần gũi) để xác định trẻ chậm mọc răng có do di truyền hay không. Nếu không có ai trong gia đình bị chậm mọc răng, ba mẹ nên theo dõi các dấu hiệu khác như mức độ tăng cân, việc ăn uống, giấc ngủ… của con để xem con có bị chậm phát triển không. Nhiều người xem việc trẻ chậm mọc răng cho thấy trẻ thông minh, tuy nhiên điều này không đúng. Nếu trẻ chậm mọc răng có dấu hiệu phát triển không bình thường như khóc khò khè, táo bón, hoặc có nhịp tim bất thường, bạn hãy đưa trẻ đi bác sĩ.

Nếu trẻ đã 13 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc chiếc răng đầu tiên, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ nhi khoa sẽ giúp xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng như thiếu chất, suy giáp hay các nguyên nhân khác. Bác sĩ cũng có thể thực hiện nhiều xét nghiệm, bao gồm cả chụp X-quang để xác định nguyên nhân và có giải pháp can thiệp kịp thời.

Bố mẹ hãy tham khảo thêm bài viết “Trẻ sốt mọc răng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết” để biết thêm thông tin.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hồng Nhung | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 loại thực phẩm người tiểu đường nên tránh xa

(43)
Tiền tiểu đường không phải là một loại bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Tuy nhiên, tiền ... [xem thêm]

Sinh thiết mụn cóc sinh dục

(39)
Tên kỹ thuật y tế: Sinh thiết mụn cóc sinh dục (Human Papilomavirus)Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Mô bất thường của mụn cócTìm hiểu chungSinh thiết mụn cóc sinh ... [xem thêm]

Cách làm bánh trung thu thơm ngon và bổ dưỡng

(65)
Nếu biết cách làm bánh trung thu, bạn có thể an tâm vì các thành phần nguyên liệu tốt cho sức khỏe lại không chứa chất bảo quản. Đặc biệt, bạn còn có ... [xem thêm]

Bạn có biết viêm họng có thể là triệu chứng dị ứng?

(38)
Ngày bạn còn bé, một viên thuốc trị viêm họng dường như đủ để xóa đi cơn đau. Nhưng bây giờ, bất kể bạn đã chữa trị nó bằng mọi cách nhưng cơn ... [xem thêm]

Viết thư cho con, một phương pháp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

(27)
Viết thư cho con không những giúp bạn lưu giữ được những kỉ niệm mà còn để bố mẹ bày tỏ được tình cảm của mình đối với trẻ. Thay vì chụp hình ... [xem thêm]

Dùng thuốc tránh thai lâu dài có gây vô sinh?

(20)
Rất nhiều bạn gái đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, và cũng rất nhiều người trong số này băn khoăn liệu việc dùng các loại thuốc này có ảnh ... [xem thêm]

Bà bầu ăn rau củ muối chua liệu có an toàn?

(77)
Trong thời gian mang thai, hầu hết phụ nữ đều phải đối mặt với cơn thèm ăn thường xuyên. Rau củ muối chua là một trong những món ăn được nhiều bà bầu ... [xem thêm]

6 nhóm thực phẩm ảnh hưởng đến phản ứng viêm

(27)
Phản ứng viêm có thể bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài, bao gồm cả chế độ ăn uống. Một số nhóm thực phẩm có thể làm tình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN