Hấp thụ vitamin D mang lại những lợi ích sức khỏe như thế nào?

(3.67) - 86 đánh giá

Vitamin A rất tốt cho làn da, giúp cải thiện thị lực và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, nếu không cung cấp đủ vitamin A cho cơ thể, bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Vitamin A là một khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể. Vậy bạn biết gì về vitamin A cũng như các lợi ích từ chúng?

Vitamin A là gì?

Vitamin A là một loại vitamin thiết yếu cho sự duy trì và cải thiện thị giác, giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, đồng thời tốt cho làn da. Tình trạng thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến mù lòa và tăng nguy cơ nhiễm virus. Trái lại, việc hấp thu vitamin A quá mức có thể dẫn đến chứng vàng da, buồn nôn, chán ăn, khó chịu, nôn mửa và thậm chí là rụng tóc.

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, do đó bạn cần phải tiêu thụ chúng cùng với chất béo để đạt sự hấp thụ tối ưu. Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin A cao bao gồm khoai lang, cà rốt, rau lá xanh sẫm, bí ngô đông, rau diếp, mơ khô, dưa đỏ, ớt chuông, cá, gan và các loại trái cây nhiệt đới. Giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày của vitamin A là 5.000 đơn vị quốc tế (IU).

Nguy cơ thiếu hụt vitamin A

Những người nghiện rượu thường có nguy cơ thiếu hụt vitamin A. Nguyên nhân là do trong cơ thể họ có thừa chất độc quá mức, dẫn đến tình trạng hàm lượng vitamin A thấp.

Ngoài ra, những người bị chứng kém hấp thu chất béo trong thời gian dài cũng sẽ bị thiếu hụt vitamin A. Các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất gây ra sự kém hấp thu vitamin A bao gồm:

  • Mẫn cảm với gluten;
  • Hội chứng ruột rò rỉ;
  • Bệnh viêm ruột (hội chứng ruột kích thích IBS, viêm ruột kết Crohn hoặc viêm loét đại tràng);
  • Rối loạn tuyến tụy.

Vitamin A cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì xương chắc khỏe, biệt hóa tế bào và giúp duy trì chức năng hệ miễn dịch. Vitamin A thường được tìm thấy dưới hai dạng chính: beta-carotene và vitamin A hoạt tính. Trong đó, beta-carotene là loại vitamin được tìm thấy chủ yếu trong thực vật, cần phải được chuyển đổi thành vitamin A hoạt tính để cơ thể có thể hấp thụ. Hàm lượng dinh dưỡng khuyến nghị của vitamin A là 900 mcg/ngày đối với nam giới và 700 mcg/ngày đối với phụ nữ.

Các lợi ích từ vitamin A

Tăng cường thị giác

Khi ánh sáng chiếu vào võng mạc mắt, một phân tử gọi là rhodopsin sẽ được kích hoạt. Khi đó, các phân tử rhodopsin được kích hoạt sẽ gửi tín hiệu đến não. Vitamin A là một phần quan trọng của phân tử rhodopsin, đó cũng là lý do tại sao sự thiếu hụt vitamin A có thể gây ra chứng mù vào ban đêm.

Beta-carotene, dạng vitamin A được tìm thấy trong thực vật, đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa chứng thoái hóa điểm vàng – nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa liên quan đến tuổi tác.

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Vitamin A còn có chức năng giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như điều chỉnh các gen liên quan đến các phản ứng miễn dịch. Tình trạng thiếu hụt vitamin A có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây suy yếu hệ miễn dịch tổng thể.

Beta-carotene cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa hàng loạt các dạng bệnh mãn tính.

Tốt cho làn da và sự tăng trưởng của tế bào

Vitamin A rất cần thiết trong việc hỗ trợ cho tất cả các tế bào biểu mô (da) cả bên trong và ngoài. Ngoài ra, nó còn có khả năng hình thành các glycoprotein – hợp chất kết hợp của đường và protein, giúp tế bào liên kết với nhau tạo thành các mô mềm. Vitamin A còn giúp chữa lành vết thương và tái tạo các mô ở da. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin A có thể chống lại mụn trứng cá và cải thiện sức khỏe của da nói chung.

Vitamin A có ở đâu?

Vitamin A có nhiều ở gan động vật, thịt và trứng, các loại củ quả có màu vàng hoặc đỏ, rau màu xanh thẫm…

Như vậy, bạn đã biết tầm quan trọng của vitamin A đối với sức khỏe chưa? Hãy bổ sung đầy đủ vitamin A để cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhận biết triệu chứng sớm của bệnh lupus ban đỏ hệ thống

(92)
Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất. May mắn thay, những tiến bộ về mặt y học đã giúp giảm tải số lượng người ... [xem thêm]

Dịch âm đạo là gì? Dịch âm đạo như thế nào là bình thường?

(78)
Dịch âm đạo là hiện tượng bình thường của cơ thể phụ nữ giúp ổn định môi trường sinh dục. Nếu chú ý quan sát màu sắc và theo dõi chu kỳ tiết dịch, ... [xem thêm]

Đi du lịch khi mang thai: nên hay không nên?

(43)
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị lây nhiễm hoặc phát triển các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi nếu không cẩn thận khi đi du lịch.Bạn vẫn ... [xem thêm]

Có thể uống thuốc tránh thai khi cho con bú không?

(10)
Bạn uống thuốc tránh thai khi cho con bú vì không thể ngừa thai bằng cách khác? Vậy hãy chọn loại thuốc để an toàn cho con.Làm thế nào để ngừa thai? Thuốc ... [xem thêm]

Những điều cần biết về đột quỵ thầm lặng

(81)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Những cách đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian

(70)
Bạn đang mang thai và rất tò mò muốn biết về giới tính của bé cưng trong bụng. Thực tế có những cách đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian rất ... [xem thêm]

Bật mí 11 bí quyết làm trắng răng tự nhiên

(87)
Để giữ gìn hàm răng trắng không khó, bạn chỉ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, tránh xa các tác nhân gây vàng răng và sử dụng các phương pháp làm ... [xem thêm]

Bà bầu nôn ra máu có phải là chuyện bình thường?

(41)
Nôn ra máu khi mang thai là triệu chứng mà bạn có thể gặp bên cạnh các hiện tượng phổ biến khác như buồn nôn và táo bón. Bên cạnh đó, bà bầu nôn ra máu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN