Mối liên hệ không ngờ giữa COPD và viêm phổi

(3.87) - 50 đánh giá

COPD và viêm phổi là hai căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp với nhiều triệu chứng giống nhau. Nếu không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể thất bại trong điều trị hay trường hợp mắc cả hai bệnh cùng lúc, bạn sẽ gặp nhiều biến chứng nặng nề.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tập hợp các bệnh phổi gây ra tắc nghẽn đường thở và dẫn đến tình trạng khó thở. Nguy hiểm hơn, bạn có thể mắc phải các biến chứng COPD nghiêm trọng.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Những người mắc phải COPD có nhiều khả năng bị viêm phổi. Hơn nữa, viêm phổi đặc biệt nguy hiểm với người bệnh COPD vì làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Khi đó, cơ thể bạn không được cung cấp đủ oxy hoặc không loại bỏ hết khí carbonic ra ngoài.

Nhiều người không chắc chắn rằng các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn là do viêm phổi hay COPD tiến triển xấu đi. Điều đó khiến họ không có cách chữa trị kịp thời và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

COPD và viêm phổi

Các cơn COPD bùng phát có thể bị nhầm lẫn với viêm phổi vì các triệu chứng thể hiện ra rất giống nhau, bao gồm khó thở và đau tức ngực. Những dấu hiệu tương đồng này khiến bác sĩ dễ chẩn đoán viêm phổi ở những người mắc COPD.

Nếu bạn mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hãy chú ý đến những triệu chứng đặc trưng cho COPD, bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Run rẩy
  • Gia tăng tình trạng đau ngực
  • Sốt cao
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể

Đối với những người mắc phải cả COPD và viêm phổi sẽ gặp khó khăn khi nói chuyện do cơ thể thường xuyên trong trạng thái thiếu oxy.

Bạn cũng có thể thấy đờm có màu và đặc hơn bình thường. Thông thường, đờm sẽ có màu trắng nhưng đờm ở người bị COPD và viêm phổi lại có màu xanh, vàng hay thậm chí nhuốm máu.

Các loại thuốc kê đơn dùng điều trị COPD sẽ không có tác dụng cho trường hợp viêm phổi. Vì vậy, bạn cần liên lạc với trung tâm y tế gần nhất để nhận được sự chăm sóc, điều trị phù hợp.

Trường hợp các biểu hiện COPD trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Thở khò khè, hơi thở ngắn, khó thở càng ngày càng nặng
  • Bồn chồn, bối rối, khó khăn khi nói hay trở nên cáu kỉnh
  • Mệt mỏi kéo dài hoặc cơ thể trở nên yếu ớt bất thường
  • Thay đổi màu sắc, độ đặc và số lượng đờm tiết ra

Biến chứng của COPD và viêm phổi

Khi bạn mắc đồng thời COPD và viêm phổi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, gây ra những tổn thương lâu hay thậm chí vĩnh viễn cho phổi và các cơ quan khác.

Quá trình viêm do viêm phổi sẽ hạn chế luồng không khí vào phổi, làm tổn hại thêm đến phổi của bạn. Điều này có khả năng tiến triển thành suy hô hấp cấp tính, một tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong.

Viêm phổi làm nặng thêm tình trạng thiếu oxy ở những người bị COPD, gây ra những biến chứng khác bao gồm:

  • Tổn thương thận
  • Các vấn đề về tim mạch như đột quỵ, đau tim
  • Tổn thương não không hồi phục

Người bệnh COPD tiến triển có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng do viêm phổi. Tuy nhiên, điều trị sớm sẽ giúp bạn giảm những rủi ro này.

Điều trị viêm phổi ở người bệnh COPD

Những người mắc phải COPD và viêm phổi thường phải nhập viện để điều trị. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang ngực, chụp CT hoặc lấy máu để chẩn đoán viêm phổi. Họ cũng có thể kiểm tra một mẫu đờm để xác định nguyên nhân nhiễm trùng.

Kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể được tiêm truyền qua đường tĩnh mạch khi bạn đang nằm viện hay tiếp tục uống sau khi bạn trở về nhà.

Thuốc chứa steroid

Glucocorticoid giúp giảm viêm trong đường dẫn khí, làm cho bạn thở dễ dàng hơn. Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng chúng thông qua ống hít, thuốc uống hoặc dùng đường tiêm.

Hỗ trợ hô hấp

Bác sĩ có thể cho bạn dùng máy phun sương hoặc ống hít để tiếp tục giúp thông thoáng đường thở và kiểm soát các triệu chứng của COPD.

Liệu pháp bổ sung oxy và thậm chí sử dụng máy thở cũng được dùng để tăng lượng oxy cho phổi.

Viêm phổi có thể ngăn ngừa được hay không?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến nghị những người mắc COPD nên thực hiện các bước để ngăn ngừa viêm phổi bất cứ khi nào có thể. Trong đó, việc rửa tay thường xuyên rất quan trọng.

Ngoài ra, bạn cần phòng ngừa một số bệnh khác như:

  • Bệnh cúm
  • Viêm phổi
  • Uốn ván, bạch hầu, ho gà: tiêm phòng vắc xin nên được thực hiện một lần khi bạn đã trưởng thành, sau đó tiếp tục tiêm vắc xin uốn ván và bạch hầu cứ sau mỗi 10 năm.

Bạn nên nhận tiêm chủng cúm mỗi năm ngay khi có thể.

Dùng thuốc điều trị COPD theo chỉ dẫn của bác sĩ chính là chìa khóa chính giúp quản lý các triệu chứng bệnh hiệu quả. Thuốc COPD giúp giảm các đợt bùng phát trầm trọng, làm chậm tiến triển tổn thương phổi và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng các loại thuốc không kê đơn (OTC) được bác sĩ khuyên dùng. Một số loại thuốc OTC có thể gây tương tác với những thuốc điều trị, bạn cần cẩn thận khi dùng.

Nếu bạn đang mắc phải COPD, hãy phối hợp với bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bạn còn cần bỏ hút thuốc ngay nếu vẫn đang tiếp tục sử dụng. Bác sĩ sẽ xây dựng một kế hoạch dài hạn để giúp giảm các đợt cấp của COPD và nguy cơ viêm phổi.

Triển vọng cho người bị COPD và viêm phổi

Nguy cơ mắc viêm phổi ở những người bệnh COPD cao hơn so với người bình thường. Hơn thế nữa, các cơn bùng phát COPD và viêm phổi kết hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng phải nhập viện.

Vậy nên, phát hiện sớm viêm phổi ở những người bị COPD rất quan trọng. Nếu bạn được chẩn đoán sớm sẽ cho kết quả điều trị tốt hơn và ít biến chứng hơn. Càng sớm điều trị và kiểm soát các triệu chứng, bạn càng giảm bớt nguy cơ gây tổn thương phổi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cù lét để chọc bé cười: nên hay không?

(71)
Tuy cù lét là một trong những hình thức vui đùa khá phổ biến của bố mẹ với con cái nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của con.Mọi ... [xem thêm]

Chữa táo bón thai kỳ: Nên và không nên ăn gì?

(43)
Chứng táo bón thai kỳ luôn là một trong những nỗi lo của bà mẹ mang thai. Chế độ dinh dưỡng chính là phương thuốc chữa trị hiệu quả nhất cho chứng bệnh ... [xem thêm]

Các món ngon từ khoai lang giàu dinh dưỡng

(95)
Nếu khéo tay và chịu khó thay đổi, bạn sẽ có được một thực đơn hấp dẫn với những món ngon từ khoai lang như khoai lang kén, mứt khoai lang,…Từ xa xưa, ... [xem thêm]

Cùng con bước qua khủng hoảng tuổi lên 2 thật nhẹ nhàng

(14)
Nếu đang có con 2 tuổi, chắc hẳn bạn không ít lần điên đầu với chúng. Ở tuổi này, trẻ chỉ muốn làm theo ý mình. Dù bạn có dùng biện pháp mạnh để con ... [xem thêm]

Nhện cắn – nhận biết và sơ cứu

(98)
Mùa hè là thời cơ thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sôi nảy nở như muỗi, ong, rệp giường, chấy, kiến… Khi mải mê vui chơi, bé yêu của bạn sẽ rất ... [xem thêm]

Triệt phá rung nhĩ

(10)
Định nghĩaRung nhĩ (rung tâm nhĩ) là bệnh gì?Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập ... [xem thêm]

8 cột mốc quan trọng trong quá trình cho bé ăn

(36)
Khi bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn thức ăn rắn sẽ có rất nhiều sự kiện quan trọng xảy ra. Sau đây là một số cột mốc quan trọng ấy.Cột mốc thứ 1: ... [xem thêm]

Hội chứng nghiện giật tóc

(78)
Tìm hiểu chungHội chứng nghiện giật tóc là bệnh gì?Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN