Giai đoạn hoàng thể và tầm quan trọng đối với việc thụ thai

(4.28) - 49 đánh giá

Giai đoạn hoàng thể còn được gọi là giai đoạn sau rụng trứng. Tuy nhiều phụ nữ chưa biết đến giai đoạn này nhưng thực chất, giai đoạn hoàng thể có vai trò rất quan trọng. Nếu có giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết, bạn có thể bị sẩy thai.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó mang thai hoặc bị sẩy thai, có thể giai đoạn hoàng thể bị khiếm khuyết là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đây là tình trạng gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Dù vẫn có khá nhiều tranh luận về việc giai đoạn hoàng thể có phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh hay không nhưng bạn không nên chủ quan và bỏ qua các thông tin Chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.

1. Giai đoạn hoàng thể là gì?

Khoảng thời gian xảy ra sau khi rụng trứng nhưng trước ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo được gọi là giai đoạn hoàng thể. Trung bình, giai đoạn này kéo dài từ 10 – 14 ngày.

Một số phụ nữ có vấn đề về khả năng sinh sản sẽ có giai đoạn hoàng thể ngắn. Bên cạnh đó, hiện tượng sẩy thai liên tục (sẩy thai từ 2 hoặc nhiều lần liên tiếp) cũng liên quan đến giai đoạn hoàng thể ngắn bất thường. Các vấn đề trong giai đoạn hoàng thể đôi khi được gọi là giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết.

2. Điều gì xảy ra trong giai đoạn hoàng thể?

Chu kỳ kinh nguyệt có thể được chia thành hai phần chính: giai đoạn phát triển nang buồng trứng (giai đoạn noãn nang) và giai đoạn hoàng thể. Giai đoạn phát triển nang buồng trứng bao gồm kích thích hormone thay đổi trong nang buồng trứng cho đến khi trứng trưởng thành và rụng. Sau khi rụng trứng, nang trứng giải phóng trứng trở thành hoàng thể. Hoàng thể tiết ra estrogen và progesterone.

Dù hormone estrogen rất quan trọng nhưng progesterone là hormone nắm vị trí thiết yếu nhất trong giai đoạn hoàng thể bởi:

  • Ức chế các hormone GnRH, FSH và LH: Đây là những hormone kích thích buồng trứng và gây rụng trứng. Nếu không, bạn có thể thụ thai lại sau khi đã mang thai.
  • Sẵn sàng cho nội mạc tử cung: Progesterone kích hoạt niêm mạc tử cung (hoặc nội mạc tử cung) tiết ra các protein đặc biệt nuôi dưỡng phôi thai.
  • Ngăn kinh nguyệt xảy đến: Progesterone ngăn chặn nội mạc tử cung bị phá vỡ, có thể dẫn đến sẩy thai nếu bạn đang mang thai.

Progesterone cũng làm tăng nhiệt độ của cơ thể. Nếu nắm rõ biểu đồ nhiệt của cơ thể, bạn sẽ nhận thấy nhiệt độ hơi tăng một chút sau khi rụng trứng. Nếu bạn có thai, nhiệt độ của bạn sẽ cao hơn khi đang trong giai đoạn hoàng thể. Nếu bạn không mang thai, nhiệt độ của bạn sẽ bắt đầu giảm ngay trước kỳ kinh nguyệt.

Progesterone cũng chịu trách nhiệm về các triệu chứng trong giai đoạn hoàng thể, điều mà nhiều phụ nữ nhầm lẫn với các dấu hiệu mang thai sớm.

3. Giai đoạn hoàng thể bình thường là như thế nào?

Trung bình, giai đoạn hoàng thể kéo dài từ 12 đến 14 ngày. Tuy nhiên, nó có thể ngắn khoảng 8 ngày hoặc diễn ra đến 16 ngày. Ví dụ, một người phụ nữ có giai đoạn hoàng thể trung bình là 12 ngày thì thường nó sẽ diễn ra từ ngày 11 – 13 của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu giai đoạn kéo dài hơn 13 ngày, đó có thể là dấu hiệu mang thai sớm.

Giai đoạn hoàng thể ngắn hơn 8 hoặc 10 ngày có thể cho thấy một vấn đề về khả năng sinh sản nhưng đôi khi điều này vẫn không rõ ràng lắm. Bạn hoàn toàn có khả năng tìm hiểu độ dài giai đoạn hoàng thể của bản thân từ biểu đồ nhiệt độ cơ thể cơ bản.

Nếu bạn đang lập biểu đồ và nhận thấy giai đoạn hoàng thể của mình khá ngắn và không có bất kỳ triệu chứng vô sinh nào khác thì cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn không mang thai sau một năm cố gắng thụ thai (hoặc sau 6 tháng và 35 tuổi trở lên), hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như điều trị ngay nhé.

4. Giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết là gì?

Giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết có thể gây vô sinh và sẩy thai lặp lại do mức progesterone thấp hoặc không đủ. Có rất nhiều cuộc tranh cãi xung quanh chẩn đoán này, xuất phát từ:

  • Khó khăn trong mặt chẩn đoán: Một vài nghiên cứu đã không tìm thấy cách xác định để kiểm tra hoặc xác nhận giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết.
  • Kết quả không rõ ràng: Giai đoạn hoàng thể ngắn hoặc mức progesterone thấp không phải lúc nào cũng gây vô sinh hoặc tái sẩy thai.
  • Kết quả điều trị không chắc chắn: Chưa rõ liệu các phương pháp điều trị được đề xuất có thực sự cải thiện khả năng sinh sản hay có thể ngăn ngừa sẩy thai hay không.

Các triệu chứng hoặc vấn đề có khả năng liên quan đến giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết bao gồm:

  • Đốm máu nhỏ xuất hiện ở khoảng giữa thời gian rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt
  • Sẩy thai sớm lặp đi lặp lại
  • Rụng trứng bất thường
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn.

5. Nguyên nhân gây ra

Giai đoạn hoàng thể thường dài khoảng 12 đến 14 ngày. Trong thời gian này, buồng trứng của bạn tạo ra một hormone gọi là progesterone, báo hiệu cho lớp niêm mạc tử cung phát triển. Khi bạn có thai, thai nhi sẽ bám vào lớp lót dày này. Nếu không mang thai, lớp lót cuối cùng sẽ rơi ra và kinh nguyệt đồng thời xuất hiện.

Giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết có thể xảy ra nếu buồng trứng của bạn không giải phóng đủ progesterone. Tình trạng này có liên quan đến nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm:

  • Chán ăn
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Tập luyện cường độ quá cao
  • Béo phì
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Rối loạn tuyến giáp.

6. Cách chữa trị cho tình trạng này

Biện pháp điều trị hiệu quả đối với giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết vẫn chưa được minh chứng rõ ràng. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc một số yếu tố như:

  • Ưu tiên điều trị các tình trạng cơ bản: Nếu bạn mắc phải chứng mất cân bằng tuyến giáp thì nên chữa trị trường hợp này trước
  • Tăng khả năng rụng trứng với các loại thuốc hỗ trợ sinh sản: Bằng cách thúc đẩy sự rụng trứng, giai đoạn hoàng thể có thể diễn ra một cách bình thường
  • Bổ sung progesterone: Biện pháp này gây tranh cãi cao cho dù không thể phủ nhận việc bổ sung progesterone có thể cải thiện khả năng sinh sản hoặc giảm tình trạng sẩy thai sớm
  • Tiêm hCG (hormone quan trọng, chỉ được tiết ra khi phụ nữ mang thai): hCG với liều lượng thấp có thể được cân nhắc sử dụng trong suốt giai đoạn hoàng thể. Tuy nhiên, việc bổ sung progesterone vẫn phổ biến hơn do có ít tác dụng phụ gây ra với phụ nữ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chuẩn bị gì trong hộp thức ăn trưa cho con?

(25)
Trẻ từ 1 tới 3 tuổi phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, vì vậy bé cần được bổ sung đầy đủ calo và chất dinh dưỡng để duy trì tốc độ ... [xem thêm]

Điểm mặt 4 thói quen gây sẹo mụn mà bạn vô tình mắc phải

(92)
Một số sai lầm trong thói quen chăm sóc da đã vô tình làm ảnh hưởng đến quá trình da hồi phục mà chúng ta không hay biết. Nếu bạn lưu ý và sửa đổi 4 thói ... [xem thêm]

Các tư thế quan hệ bằng hậu môn (anal sex)

(79)
Mặc dù quan hệ bằng hậu môn không quá phổ biến và thường gây đau, tuy nhiên bạn vẫn có thể tận hưởng khoái cảm khi quan hệ theo hình thức này. Rất ... [xem thêm]

7 kinh nghiệm dạy con của những bà mẹ lười biếng mà bạn nên làm theo

(68)
Việc nuôi dạy những đứa trẻ đôi khi trở thành một nhiệm vụ đầy khó khăn với nhiều thách thức. Thế nên việc học hỏi kinh nghiệm dạy con từ những bà ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên và không nên ăn những loại chất béo nào?

(57)
Không phải chất béo nào cũng có hại cho sức khỏe. Axit béo omega-3 (một loại chất béo không no) được khuyên dùng đặc biệt cho phụ nữ có thai. Chất béo là ... [xem thêm]

Giải quyết táo bón ở trẻ em chỉ bằng 9 cách

(64)
Táo bón ở trẻ em là vấn đề khá phổ biến, xảy ra khi có sự thay đổi trong chế độ ăn uống của trẻ. Thế nhưng, tình trạng này chỉ là tạm thời và nếu ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống dinh dưỡng dành cho giáo viên

(61)
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20–11 đang sắp đến gần, Hello Bacsi sẽ mách nhỏ cho các thầy cô giáo biết những thực phẩm đặc biệt dinh dưỡng giúp hỗ ... [xem thêm]

Chăm sóc vùng kín sau phục hồi âm đạo không phẫu thuật

(82)
Một khi quyết định sinh con theo đường âm đạo, bạn sẽ phải chuẩn bị cho việc trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể không chỉ trong quá trình sinh mà ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN