Giải đáp thắc mắc sốt siêu vi có tắm được không

(3.65) - 63 đánh giá

“Sốt siêu vi có tắm được không?” là điều mà nhiều người bệnh muốn giải đáp khi nghe nói bệnh sốt nên kiêng tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, điều này thực sự không có cơ sở khoa học và nếu không thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bạn còn dễ cảm thấy khó chịu, bứt rứt hơn.

Sốt siêu vi (hay sốt virus) là tình trạng sốt do cơ thể bị nhiễm virus cấp tính, thường gặp ở những người đang có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em, người cao tuổi.

Hầu hết trường hợp sốt siêu vi có thể tự khỏi sau khoảng 5–7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, sốt có khi là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác như sốt xuất huyết, viêm màng não… nhất là đối với trẻ em. Do đó, nếu sốt kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Trong quá trình sốt siêu vi, nhiều người thường có quan niệm kiêng tắm, không đụng nước vì sợ bệnh sẽ nặng hơn. Tuy nhiên điều đó có thực sự đúng không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Sốt siêu vi có tắm được không?

Người bệnh sốt siêu vi thường cảm thấy rất mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi trên giường với chiếc chăn yêu thích. Ngoài ra, những quan niệm như sốt siêu vi cần kiêng tắm khiến người bệnh lo lắng không biết có thể tắm như bình thường được không.

Sự thật là tắm khi sốt có thể giúp giảm bớt nhiệt độ cơ thể, khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Khi bạn đắp chăn suốt ngày, nhiệt lượng trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm cho quá trình hạ sốt gặp nhiều khó khăn.

Tắm sẽ giúp giải phóng bớt nhiệt cho cơ thể tạm thời, cũng như làm cho bạn cảm thấy sạch sẽ, thoải mái và phục hồi tâm trạng tốt hơn. Việc tắm bằng nước ấm còn làm giãn mạch ngoại vi, giúp hạ sốt và phòng tránh các cơn co giật hiệu quả.

Bạn có thể tắm bồn hoặc tắm dưới vòi hoa sen nhưng vẫn phải đảm bảo giữ ấm cơ thể trước, trong, sau khi tắm và phòng tắm kín gió. Tắm bằng nước lạnh có thể khiến cơ thể tăng nhiệt độ cao hơn để không cảm thấy lạnh, khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Trước khi tắm, bạn có thể uống một cốc nước ấm và sau khi tắm cần lau người thật khô, tránh để cho cơ thể bị nhiễm lạnh. Nếu vẫn lo lắng, bạn có thể vệ sinh cá nhân bằng cách lau người bằng nước ấm trong thời gian ngắn.

Sốt siêu vi gội đầu được không?

Tương tự như việc tắm rửa khi sốt siêu vi, người bệnh cũng băn khoăn không biết gội đầu trong thời gian này có ảnh hưởng gì hay không. Thế nhưng, sốt siêu vi thường kéo dài khoảng 1 tuần và nếu bạn không vệ sinh cá nhân sẽ cảm thấy vô cùng bứt rứt, khó chịu.

Người bệnh sốt siêu vi vẫn có thể tắm và gội đầu với nước ấm

Thực tế, người bệnh sốt siêu vi vẫn có khả năng gội đầu mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến triệu chứng bệnh. Một số lưu ý khi gội đầu trong khi cơ thể đang sốt bao gồm:

  • Dùng nước ấm và gội đầu trong phòng kín gió
  • Thao tác nhanh, gọn, không để cơ thể bị nhiễm lạnh
  • Nhanh chóng sấy khô tóc và giữ ấm cơ thể sau khi gội đầu

Cách chăm sóc bản thân khi bị sốt siêu vi

Nếu sốt cao hoặc sốt kéo dài thì bạn nên uống thuốc hạ sốt không kê đơn để giúp giảm bớt thân nhiệt tạm thời. Sau đó, bạn cần nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể vì sốt làm mất nước nhiều hơn bình thường. Nếu để mất nước nặng có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, bạn không nên trùm chăn quá kín hay mặc quần áo ấm quá mức vì sẽ khiến khả năng điều nhiệt của cơ thể hoạt động không tốt. Từ đó, tình trạng sốt có khi trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu sử dụng điều hòa trong phòng, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, nên giữ ổn định ở mức 28ºC. Khi sử dụng quạt, tránh để quạt thổi trực tiếp vào người, đồng thời nên mở rộng các cửa phòng để giúp không khí lưu thông.

Ngoài ra, trong tủ thuốc gia đình cũng nên có nhiệt kế để theo dõi chính xác thân nhiệt. Nếu sốt liên tục dài ngày hoặc triệu chứng không cải thiện sau khi uống thuốc và thực hiện các cách hạ sốt tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Sốt siêu vi rất dễ mắc phải ở cả trẻ nhỏ và người lớn, nhất là khi thời tiết thay đổi. Do đó, bạn cần chuẩn bị những thuốc và vật dụng thiết yếu trong nhà để chăm sóc bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi “sốt siêu vi có tắm được không?” và có biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị triệu chứng phù hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cao huyết áp nên ăn gì? 12 “thần dược” không thể bỏ qua!

(48)
Uống thuốc có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Điều này hẳn ai cũng biết. Tuy nhiên, bạn có biết thực phẩm tự nhiên cũng có thể điều chỉnh ... [xem thêm]

Phương châm “không dùng thuốc, không phẫu thuật” trong điều trị bệnh lý cột sống

(93)
Các bệnh lý cột sống ngày càng trở nên phổ biến ở mọi đối tượng. Nếu phẫu thuật và dùng thuốc khiến bạn e ngại về những tác dụng phụ xảy ra thì ... [xem thêm]

Chế độ ăn cho người bệnh nhồi máu cơ tim

(43)
Chế độ ăn uống liên quan trực tiếp đến sức khỏe trái tim. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi thói quen ăn uống, đặc biệt là khi bạn vừa trải qua ... [xem thêm]

DHA quan trọng như thế nào đối với trẻ nhỏ?

(50)
Tên gốc của DHA: Omega 3Phân nhóm: nhóm thuốc cho hệ tim mạchTên biệt dược: Lovaza®, Animi-3®, Cardio Omega Benefits®, Divista®, Dry Eye Omega Benefits®, EPA Fish Oil®, Fish ... [xem thêm]

Các lợi ích của việc ăn khuya không phải ai cũng biết

(17)
Đôi khi bạn lo lắng về việc ăn khuya sẽ khiến bạn béo phì. Tuy nhiên, trên thực tế, ăn những loại thức ăn nhất định vào ban đêm có thể giúp bạn đẩy ... [xem thêm]

6 nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do thiếu axit folic

(19)
Axit folic là một vitamin tan trong nước, điều này khiến cho cơ thể của bạn không thể lưu trữ nó trong thời gian dài. Folate dự trữ trong cơ thể thường đủ ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc bệnh sỏi mật

(23)
Sỏi mật ở trẻ nhỏ là một bệnh lý hiếm gặp. Thế nhưng, trong những năm gần đây người mắc bệnh sỏi mật có xu hướng gia tăng, kể cả trẻ em. Bệnh có ... [xem thêm]

Bạn có dùng thuốc nhỏ tai đúng cách?

(98)
Thuốc nhỏ tai có thể được dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng tai hoặc để loại bỏ ráy tai. Thuốc nhỏ tai có thể được mua không cần toa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN