Giải đáp thắc mắc: Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

(4.43) - 80 đánh giá

Khi thấy ai đó mắc một căn bệnh bất kỳ, chúng ta thường lo sợ rằng không biết khi đến gần người bệnh hay ăn chung, uống chung liệu có bị lây nhiễm không. Với căn bệnh sốt xuất huyết cũng vậy, chính vì khả năng bùng phát thành dịch lớn, nên đôi lúc nhiều người nghĩ bệnh này cũng lây qua những con đường vừa kể trên. Nhưng thực tế lại không như vậy.

Nhiều trường hợp khi nghe tin có bạn bè hoặc người thân trong gia đình bị mắc bệnh sốt xuất huyết thì đều có tâm lý e dè ngại tiếp xúc. Điều này hoàn toàn không tốt chút nào trong khi bệnh nhân đang cần nhận được sự chăm sóc tích cực.

Do đó, nhằm hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra khi chúng ta không chăm sóc tốt cho người bệnh, cũng như có cái nhìn thấu đáo hơn về căn bệnh này, Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh sốt xuất huyết có lây không và đâu là cách phòng ngừa.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh sốt xuất huyết có lây không?

Trước hết cần gạt bỏ suy nghĩ bạn sẽ bị lây bệnh sốt xuất huyết nếu ăn chung mâm hay trò chuyện trực tiếp với người bệnh. Sự thật thì căn bệnh này chỉ lây qua vết đốt của muỗi vằn (Aedes). Về bản chất, muỗi là tác nhân trung gian truyền bệnh và cơ chế lây truyền sốt xuất huyết được mô tả như sau:

Đầu tiên là muỗi vằn cái đốt người bệnh để hút máu, vô tình chúng hút phải máu có chứa mầm bệnh là virus (Dengue), sau đó virus xâm nhập và nhân lên trong cơ thể muỗi. Một khi bị nhiễm virus thì muỗi có nguy cơ truyền mầm bệnh suốt thời gian sống còn lại của chúng. Đây cũng là một trong những lý do góp phần làm cho bệnh có thể bùng phát thành dịch trên diện rộng. Thời gian mà virus ủ bệnh trong cơ thể của muỗi là khoảng 8 – 11 ngày. Từ giai đoạn này phát sinh ra hai con đường để muỗi phát tán virus sang người.

Con đường thứ nhất là virus dengue di chuyển và tập trung tại tuyến nước bọt của muỗi vằn. Trong khi đốt người lành, chúng sẽ truyền virus gây bệnh cho họ.

Ở con đường thứ hai, virus sẽ truyền sang trứng của muỗi. Khi muỗi đẻ, trứng nở thành lăng quăng rồi lại phát triển thành muỗi mang mầm bệnh. Lúc này, chúng lại tiếp tục chu trình kiếm ăn bằng cách hút máu người, rồi truyền virus gây bệnh cho người lành.

Có một số trường hợp đưa ra thắc mắc rằng liệu bệnh sốt xuất huyết có phải lây qua đường tình dục hay không? Chúng tôi xin trả lời rằng bệnh này hoàn toàn không lây nhiễm qua đường tình dục.

Có người quan tâm đến liên quan đến việc hiến máu nhân đạo rằng liệu một người đang mắc bệnh sốt xuất huyết mà hiến máu thì những người được nhận máu sau này có mắc bệnh không? Trường hợp này cũng không xảy ra, bởi lẽ khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh sẽ không được hiến máu. Cho đến hiện tại, chúng ta chưa có bất kỳ ghi nhận nào về việc sốt xuất huyết lây qua bơm kim tiêm, cũng như lây từ máu của người bệnh dính vào vết thương hở của người lành.

Một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết bao nhiêu lần?

Một trong những quan điểm sai lầm của bệnh sốt xuất huyết là đã mắc bệnh một lần thì sẽ không bao giờ mắc nữa. Hiện nay, có 4 thể sốt xuất huyết lưu hành trên thế giới và thật không may, cả 4 loại đó đều có mặt tại Việt Nam.

Với 4 thể gây bệnh sốt xuất huyết, một người có thể sẽ mắc căn bệnh này 4 lần trong đời. Điều đó có nghĩa là khi bạn mắc bệnh lần đầu, cơ thể đã tạo miễn dịch đặc hiệu để chống lại thể gây bệnh đó, nhưng vẫn còn 3 thể còn lại và người bệnh hoàn toàn có thể nhiễm bệnh thêm 3 lần nữa.

Bên cạnh đó, có một điều cần lưu ý rằng khi tái nhiễm, bệnh thậm chí còn diễn biến nặng hơn lần trước. Để lý giải cho vấn đề này, có một số giả thiết như: người bệnh sốt xuất huyết lần hai, thủ phạm gây bệnh thường là týp virus Dengue khác, khi đó 2 kháng thể của 2 týp virus khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người bệnh sẽ làm bệnh nặng hơn, gây những phản ứng mạnh như tăng xuất huyết, choáng, trụy tim…

Sốt xuất huyết có lây hay không là do ý thức phòng bệnh của mỗi người

Sốt xuất huyết có lây hay không sẽ phụ thuộc vào ý thức của mỗi người chúng ta trong vấn đề phòng bệnh. Bởi lẽ bệnh truyền nhiễm thông qua muỗi vằn và chưa có vắc xin để phòng bệnh này. Vì thế, để bảo vệ bạn và gia đình khỏi mắc bệnh, hãy áp dụng các biện pháp sau:

1. Hãy tiêu diệt “thủ phạm” truyền bệnh

Muỗi vằn là trung gian phát tán mầm bệnh, để không để bị muỗi đốt, điều tốt nhất chúng ta nên làm là diệt chúng tận gốc. Để bệnh sốt xuất huyết không có cơ hội lây lan, phát tán thành dịch, bạn nên:

  • Triệt tiêu nơi đẻ trứng của muỗi bằng cách đậy kín các lu vại chứa nước hoặc tất cả dụng cụ đựng nước quanh nhà.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là với những dụng cụ chứa nước. Thu gom các vật phế thải không sử dụng, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để hạn chế nơi trú ẩn của muỗi trong nhà.
  • Việc phát quang bụi rậm quanh nhà cũng góp phần giảm nơi trú ngụ của muỗi. Nếu có thể, bạn nên trồng thêm các loại cây có tinh dầu như hương thảo, bạc hà… để muỗi không đến gần.
  • Sử dụng các loại thuốc xịt muỗi, vợt điện để diệt muỗi, tinh dầu chống muỗi… nhưng cần để chúng xa tầm tay trẻ em.

2. Phòng chống muỗi đốt

Bệnh sốt xuất huyết có lây không thì còn phụ thuộc vào việc ngăn ngừa muỗi đốt. Cần chú ý cả đến vấn đề phòng chống muỗi đốt khi trong nhà có người mắc bệnh sốt xuất huyết, vì người bệnh chính là ổ bệnh, còn muỗi vằn lại là kẻ phát tán bệnh.

Một số biện pháp để không bị muỗi đốt như:

  • Mặc quần áo dài tay sáng màu, vì muỗi chỉ yêu thích những màu tối và việc mặc áo dài tay sẽ tạo một lớp bảo vệ mỏng trên da bạn.
  • Thoa vitamin B1 cũng là mẹo để muỗi không đến gần, muỗi rất ghét mùi vị của loại vitamin này.
  • Ngủ màn, kể cả ban ngày.

Sốt xuất huyết có lây không là thắc mắc của không ít người. Khi chúng ta thực sự hiểu rõ về bệnh, cách thức lây truyền thì sẽ không có bất cứ nhầm lẫn nào xảy ra với việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh.

Minh Phú/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cửa sổ thụ thai: Thời điểm quan hệ dễ thụ thai nhất

(19)
Thời gian tốt nhất để thử và cố gắng thụ thai là trong thời kỳ “cửa sổ thụ thai” của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi phụ nữ sẽ có thời gian thụ thai khác ... [xem thêm]

Trẻ bị cúm không thể xem thường đâu

(67)
Nhận biết đúng dấu hiệu trẻ bị cúm, bố mẹ sẽ có phương án đối phó với bệnh hiệu quả để giúp bé yêu nhanh chóng hồi phục sức khỏe.20.000 là số ... [xem thêm]

Bí mật của cặp đôi hạnh phúc: Làm gì trong ngày Valentine?

(59)
Nếu bạn chưa biết làm gì trong ngày Valentine thì những hoạt động lành mạnh sau đây sẽ là những gợi ý độc đáo mà bạn có thể chuẩn bị ngay bây ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết khi chăm sóc bệnh nhân COPD

(40)
COPD thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi do đó họ thường gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc và điều trị bệnh. Lúc này, sự hỗ trợ từ ... [xem thêm]

Nổi mụn vùng kín, làm sao đây?

(91)
Khi bị nổi mụn vùng kín, bạn chẳng những cảm thấy khó chịu mà còn lo lắng không biết đây có phải dấu hiệu của bệnh Herpes hay không. Nhiều cô nàng ... [xem thêm]

Hướng dẫn bạn cách hít thở khi hít đất

(99)
Cách hít thở khi hít đất tưởng chừng như là điều dễ dàng, nhưng nếu bạn thực hiện sai cách sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình tập ... [xem thêm]

Người bị sốt xuất huyết uống thuốc gì mới khỏi bệnh?

(56)
Có thể nói các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết như sốt, đau nhức toàn thân, đau đầu, mệt mỏi là khá tương đồng với biểu hiện của bệnh cảm ... [xem thêm]

Sống lành mạnh với thuốc ức chế miễn dịch

(91)
Sau khi cấy ghép nội tạng, bạn cần phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như một biện pháp nhằm ngăn chặn sự đào thải cơ quan cấy ghép từ cơ thể. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN