8 cách tập cho bé bú bình

(3.69) - 80 đánh giá

Khi 6 tuần tuổi, không giống với những em bé vừa chào đời, bé lúc này đã phát triển ý thức mạnh mẽ về những gì bé muốn, những gì bé không muốn và nhận ra cách tốt nhất để đạt được những thứ bé thích theo cách riêng của mình. Những gì bé muốn là bầu ngực mềm mại và ấm áp của bạn. Những gì em bé không muốn là một đầu “ti” bằng nhựa dẻo hay cao su giả. Và bé khóc để đòi bầu sữa của bạn, cuối cùng là từ chối sữa bình. Để viễn cảnh này không diển ra, bạn hãy bỏ túi ngay tuyển tập cách cho bé bú bình sau đây.

Chờ đợi quá lâu để bắt đầu cho bé bú sữa bình sẽ gây nên nhiều khó khăn cho bạn, bạn nên bắt đầu cho trẻ tập bú sữa bình trước khi bé được 6 tuần tuổi. Bạn có thể áp dụng những mẹo sau.

1. Cho bé bú bình khi bụng rỗng

Nhiều em bé sẽ dễ dàng chấp nhận bú sữa bình khi đang đói. Vậy nên bạn hãy thử cho bé bú sữa bình khi bé thực sự đang rất đói.

2. Cho bé bú khi bụng no

Với một vài em bé, việc cho bú bình sữa khi bé đang tìm kiếm vú mẹ sẽ làm bé cảm thấy thù địch đối với bầu “sữa mẹ mạo danh” này cũng như khiến bé có một chút cảm giác bị phản bội với người cho bé bú. Nếu rơi vào trường hợp này, đừng cho bé bú sữa bình khi bé đang đói nhất. Thay vào đó, hãy đưa bình cho bé bú giữa các lần bú mẹ. Bé có thể sẽ dễ chịu khi thử nghiệm và sẵn sàng hơn cho bữa ăn nhẹ này.

3. Giả vờ thờ ơ cũng là cách tập cho bé bú bình

Thay vì hành động như thể mọi chuyện đang trở nên nghiêm trọng, bạn hãy cư xử như thể khó khăn của bé với sữa bình không là gì cả, mặc cho bé phản hồi lại bằng cách nào đi chăng nữa.

4. Cho bé chơi đùa để làm quen với bình sữa trước khi cho uống

Trước khi cho bé uống sữa bình, hãy để bé chơi với bình sữa. Nếu bé được khám phá mọi thứ theo cách của mình, bé sẽ dễ chấp nhận hơn và sẽ không thấy khó chịu khi bú bình. Bé có thể tự cho bình vào miệng – giống như những gì bé hay làm với mọi vật khác.

5. Không cho bé nhìn thấy ngực mẹ nữa

Cách tập cho bé bú bình là không nên để con nhìn thấy bầu sữa mẹ nữa. Theo các chuyên gia, trẻ bú sữa mẹ thường dễ chấp nhận bình sữa khi được bố, ông bà hay người chăm sóc nào khác cho bú.

6. Thử cho vào bình loại nước mà bé yêu thích

Rất có thể bé không từ chối bình, mà là loại chất lỏng lở trong bình. Một vài em bé sơ sinh sẽ dễ chấp nhận sữa bình hơn nếu bình được đổ đầy sữa mẹ – loại sữa quen thuộc với bé, nhưng một số bé khác sẽ thấy thoải mái hơn với những loại thức uống khác. Bạn có thể thử thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức hay nước táo hoặc nước ép nho loãng.

7. Lén cho bé bú bình khi còn mơ ngủ

Hãy để người khác ngoài mẹ đưa bình sữa cho bé khi bé còn ngái ngủ. Trong vòng vài tuần sau, bé sẽ dễ dàng chấp nhận sữa bình kể cả khi tỉnh táo.

8. Nên biết khi nào cần tạm thời bỏ cuộc

Đừng gây căng thẳng với bé hay bỏ cuộc hoàn toàn trong quá trình cho bé bú sữa bình. Ngay khi con từ chối sữa bình, hãy cất nó đi và thử lại vào một ngày khác. Sự kiên trì trong khi vẫn giữ vững thái độ hờ hững của bạn là điều cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử đưa cho bé bình sữa vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Rất có thể bé sẽ thay đổi ý định hoặc tò mò muốn thử chúng.

Tuy nhiên, thừa nhận thất bại không có nghĩa là từ bỏ hi vọng. Bạn có thể dùng một cách khác thay thế vú mẹ: dùng cốc. Hầu hết các bé đều quen với việc uống sữa, nước bằng cốc khi rất sớm, thậm chí khi bé ở khoảng 5 hoặc 6 tháng tuổi. Rất nhiều bé thành thạo cách dùng cốc khi gần 1 năm tuổi (thỉnh thoảng sớm hơn, khi được 8 hoặc 9 tháng) để có thể chuyển trực tiếp từ bú mẹ sang dùng cốc – và điều này sẽ giúp bố mẹ rất nhiều trong các bước cai sữa tiếp theo.

Bạn có thể quan tâm: Chăm sóc và ngừa sâu răng cho trẻ ở tuổi bú bình

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thai nhi 23 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(48)
Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổiThai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào?Thai nhi 23 tuần tuổi, bé lúc này có kích thước cỡ một quả xoài lớn và ... [xem thêm]

Rối loạn căng thẳng cấp tính ở người lớn

(46)
Rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD) ở người lớn có đặc trưng là những phản ứng căng thẳng cấp tính, xảy ra sau khoảng 1 tháng gặp chấn thương. Đó có ... [xem thêm]

Bạch cầu tăng là bệnh gì? Câu trả lời giúp bạn bớt lo lắng

(86)
Bạch cầu tăng là bệnh gì? Bạch cầu tăng có sao không? Mời bạn cùng tìm hiểu!Bạch cầu tăng, hay còn gọi là chứng tăng bạch cầu, là hiện tượng số ... [xem thêm]

Bí quyết giảm cân theo vóc dáng cơ thể của bạn

(94)
Bạn đã thử nhiều cách giảm cân nhưng vẫn không như ý? Rất có thể vì bạn đã không áp dụng đúng cách giảm cân theo vóc dáng đấy!Chúng ta có thể dễ dàng ... [xem thêm]

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan C ở phụ nữ (P2)

(28)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

Muốn bảo vệ sức khỏe xương khớp, cần tránh những điều sau

(98)
Bảo vệ sức khỏe xương khớp được xem là mối quan tâm của rất nhiều người. Lối sống hằng ngày đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp hệ xương ... [xem thêm]

Sẽ ra sao khi bạn bị hoang tưởng “những khuôn mặt thân thuộc” (hội chứng Capgras)?

(53)
Người bị hoang tưởng Capgras có nhiều biểu hiện của bệnh tâm thần. Bệnh lý này còn được gọi với cái tên “hội chứng kẻ mạo danh” hay “chứng hoang ... [xem thêm]

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là bệnh gì? Cách chữa bệnh sao cho hiệu quả?

(46)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là chứng bệnh tâm lý làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN