Đừng để bản thân mắc viêm gan B vì thiếu hiểu biết

(4.3) - 56 đánh giá

Nếu không sớm được phát hiện và điều trị, viêm gan B có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm, gây suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Vậy, làm thế nào để nhận biết bệnh ngay từ đầu? Bệnh viêm gan B có chữa được không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B (viêm gan siêu vi B) xảy ra khi virus tấn công vào cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể, từ đó kích thích các phản ứng viêm xảy ra tại đây. Bệnh được phân loại thành hai nhóm chính gồm:

  • Viêm gan siêu vi B cấp tính: thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus, có nguy cơ tiến triển thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời, hiệu quả
  • Viêm gan siêu vi B mãn tính: thay vì bị đào thải, virus gây viêm gan tiếp tục sống trong cơ thể người bệnh trong thời gian dài

Những ai thường mắc phải bệnh?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B. Trong số 250 triệu người nhiễm HBV mãn tính của châu Á – Thái Bình Dương thì Việt Nam chiếm tới 10–14%.

Hiện Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ mắc bệnh cao của thế giới, từ 8–12%. Trong đó, 10–15% nhiễm virus này có diễn biến thành viêm gan mãn tính, sau đó khoảng 25% thành xơ gan và 80% dẫn tới ung thư gan. Ước tính đến năm 2025, sẽ có 40.000 ca tử vong do bệnh này.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của viêm gan B là gì?

Loại viêm gan này được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường chỉ bộc lộ dấu hiệu khi gan chịu thương tổn nghiêm trọng. Các triệu chứng viêm gan B thường gặp có thể kể đến như:

  • Nổi ban
  • Đau khớp
  • Mệt mỏi
  • Vàng da.

Ngoài ra, người bị viêm gan B cũng có khả năng có những biểu hiện:

  • Phân có màu xanh xám
  • Nước tiểu đậm màu
  • Ngứa ngáy
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Sốt nhẹ
  • Đau bụng
  • Mạch máu nổi lên trên da như màng nhện (còn gọi là dấu sao mạch).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy mình có những triệu chứng và dấu hiệu đã được liệt kê ở trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu nghĩ mình đã bị phơi nhiễm virus. Nếu bạn được điều trị phòng ngừa phơi nhiễm trong vòng 24 giờ thì khả năng bị mắc bệnh sẽ giảm xuống.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra viêm gan B là gì?

Virus viêm gan B là tác nhân chính gây nên vấn đề sức khỏe này. Chúng có thể xâm nhập và tấn công cơ thể của một người bằng nhiều con đường khác nhau.

Viêm gan B lây qua đường nào?

Bệnh có khả năng lây nhiễm qua 3 con đường chính, bao gồm:

  • Lây truyền từ mẹ sang con. Nếu mẹ bị nhiễm virus này thì con có khả năng mắc bệnh rất cao, với xác suất 90%. Nếu tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi trẻ được sinh, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm.
  • Lây truyền qua đường tình dục. Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh, bạn cũng có khả năng cao mắc bệnh này.
  • Lây truyền qua đường máu. Nếu dùng chung kim tiêm với người bị bệnh, bạn cũng có khả năng mắc bệnh này.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh?

Virus viêm gan B lây lan qua việc tiếp xúc với máu, tinh dịch hay dịch cơ thể của người bị nhiễm. Nguy cơ mắc bệnh của bạn càng tăng nếu có thêm các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn
  • Dùng chung kim tiêm khi dùng thuốc truyền tĩnh mạch
  • Quan hệ đồng giới nam
  • Sống với người mắc bệnh này
  • Công việc phải tiếp xúc nhiều với máu người bệnh
  • Du lịch đến những vùng có tỷ lệ người mắc bệnh cao như châu Phi, Trung và Đông Nam Á, Đông Âu.

Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia cũng có tác động không nhỏ đối với việc nhiễm các bệnh về gan vì theo nghiên cứu (tác giả nghiên cứu Mendenhall C , Roselle GA, Lybecker LA) người nghiện rượu có nguy cơ bị nhiễm viêm gan loại B và thậm chí cả ung thư gan.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ khám bệnh và làm xét nghiệm máu để phát hiện virus trong máu, cũng như cho biết bạn bị viêm gan cấp tính hay mãn tính. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu sinh thiết gan (cắt một mẫu nhỏ ở gan) để đem đi xét nghiệm viêm gan B.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm gan B?

Bạn nên gặp bác sĩ ngay sau khi bị phơi nhiễm virus viêm gan B để được tiêm huyết thanh miễn dịch. Tiêm huyết thanh trong vòng 12 tiếng sau khi phơi nhiễm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi sự phát triển của virus này. Nếu không được tiêm huyết thanh kịp thời, bạn có thể bị viêm gan B cấp tính hoặc mãn tính.

Các phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào việc bạn bị:

Viêm gan B cấp tính

  • Bạn có thể không cần chữa trị, bệnh có thể tự khỏi.
  • Bạn sẽ được chăm sóc tại nhà và chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng. Nghỉ ngơi hợp lý từ 1 tới 4 tuần sau khi chẩn đoán bệnh sẽ có ích cho việc phục hồi bệnh. Trong khoảng thời gian này, bạn nên tránh tiếp xúc thân mật với người khác, có chế độ ăn nên cung cấp đủ calo, chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể.
  • Ngoài ra, trong 2 tuần từ khi người bị viêm gan nhiễm bệnh, cần phải tiêm huyết thanh kháng virus viêm gan B cho những người có quan hệ mật thiết với người bệnh.

Viêm gan B mãn tính

Bạn sẽ cần điều trị để giảm các nguy cơ mắc bệnh gan và ngăn chặn khả năng lây lan cho người khác. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Các loại thuốc kháng virus: lamivudine, adefovir, telbivudine và entecavir có thể giúp chống lại virus viêm gan B và làm chậm khả năng gây tổn thương cho gan của chúng.
  • Interferon alfa-2b (Intron A): Đây là một phiên bản tổng hợp của một hợp chất được cơ thể sản xuất ra để chống lại sự nhiễm trùng. Loại thuốc này chủ yếu được sử dụng cho người trẻ tuổi không muốn trải qua quá trình điều trị lâu dài hoặc phụ nữ muốn mang thai.
  • Ghép gan: Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp này nếu gan bạn đã bị tổn hại quá nghiêm trọng. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần gan bị tổn hại và thay vào bằng gan khỏe mạnh của người hiến tặng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của bệnh?

Để phòng ngừa cũng như hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn nên:

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

10 cách chữa viêm âm đạo tại nhà hiệu quả và an toàn

(48)
Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến. Tuy nhiên, nó lại không quá nguy hiểm và có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp. Ngoài các biện ... [xem thêm]

Điều cần biết về chấn thương khớp cổ chân (Phần 1)

(67)
Chấn thương khớp cổ chân sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại, vận động và các hoạt động sinh hoạt thường ngày khác. Do đó, sau khi ... [xem thêm]

8 loại thực phẩm ngăn ngừa ung thú vú

(55)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Bố mẹ đã bao giờ nghe đến hiện tượng đuối nước khô chưa?

(31)
Đuối nước khô là tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và dễ dàng dẫn đến tử vong nếu không đươc bố mẹ chú ý can ... [xem thêm]

Lạc nội mạc tử cung: Làm sao để làm dịu cơn đau?

(94)
Lạc nội mạc tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ, có thể gây ra những cơn đau thắt nghiêm trọng. Tuy nhiên, có rất nhiều cách giúp kiểm soát cơn đau ... [xem thêm]

Giật mình với những tác hại của chân gà nướng

(25)
Món ăn đường phố này có lẽ đã khá quen thuộc với giới trẻ hiện nay. Ngon và rẻ chính là điểm chính thu hút nhiều bạn trẻ khi ăn chân gà, cánh gà ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tinh dầu hương trầm (nhũ hương)

(52)
Tinh dầu hương trầm (tinh dầu nhũ hương) có nguồn gốc từ nhựa cây nhũ hương Ấn Độ. Loại dầu này có mùi hương gỗ, ngọt ngào dễ chịu và được ưa ... [xem thêm]

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vacxin

(87)
Hầu hết các tác dụng phụ của vacxin thường nhẹ và sẽ biến mất trong một vài ngày. Nếu trẻ nhỏ bị sốt sau khi tiêm, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN